Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam uy tín, có giá trị cao trên thị trường

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ngành sản xuất lúa gạo của chúng ta vẫn thiếu một chiến lược, hay nói khác là một chính sách phát triển ổn định, vững chắc vì chúng ta còn tính tự phát ở địa phương, người sản xuất, trong cả từng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo bỏ lỡ trận địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay, dù các cơ quan chức năng phải mất rất nhiều công sức để mở cửa các thị trường khó tính cho gạo Việt như thị trường Hoa Kỳ, EU… nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ lỡ, không mặn mà gì với các “trận địa” này.

Lý giải điều này, Trưởng ngành Công Thương cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt vẫn thích xuất khẩu đi các thị trường dễ tính, ít đòi hỏi tiêu chuẩn sản phẩm, đồng thời sẵn sàng mua với số lượng nhiều. Còn các thị trường khó tính, dù giá cao, song doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao, phải chú trọng từ bao bì mẫu mã đến chất lượng sản phẩm… Điều này có thể là lý do khiến doanh nghiệp “ngại”, không muốn tìm cách xuất khẩu sang các thị trường này, mặc dù gạo Việt Nam đã được cấp phép.

Từ những lẽ đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc lập ra Hội đồng lúa gạo quốc gia có vai trò tư vấn cho Chính phủ, cho các cấp thẩm quyền có được những cơ chế, chính sách đủ mạnh và khả thi. "Có như vậy mới giúp hạt gạo Việt Nam có thương hiệu và có giá trị ngày càng lớn trên thị trường thế giới" - ông Diên cho hay.

Để gạo Việt Nam khẳng định được tên tuổi trên bản đồ nông sản thế giới, giới chuyên gia cho rằng ngoài việc nâng cao chất lượng, cần xây dựng thể chế phát triển. Ảnh: Phan Anh
Để gạo Việt Nam khẳng định được tên tuổi trên bản đồ nông sản thế giới, giới chuyên gia cho rằng ngoài việc nâng cao chất lượng, cần xây dựng thể chế phát triển. Ảnh: Phan Anh

Cần cải thiện thương hiệu lúa gạo, nên tham khảo kinh nghiệm thế giới

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia là sáng kiến có giá trị thực tiễn cao, nên cần triển khai sớm để tương xứng với không gian phát triển mới của ngành lúa gạo Việt Nam đang trên đà chuyển biến trong giai đoạn phát triển mới.

Theo ông, Hội đồng lúa gạo quốc gia có vai trò trong phát triển tầm nhìn, xây dựng giá trị cốt lõi "ngon, sạch, giàu dinh dưỡng" của lúa gạo Việt; định vị ngành lúa gạo, mô hình phát triển, quy trình vận hành khoa học, tinh gọn theo hướng chuyển đổi số, xanh, năng lượng, tuần hoàn, kinh tế xanh, chia sẻ và bao trùm.

Để định vị thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, cần tập trung vào các trọng tâm lớn. Trong đó, cần xây dựng thể chế phát triển ngành lúa gạo theo cách tiếp cận kinh tế nông nghiệp xanh, phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050...

Đồng thời cần cải thiện đáng kể thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong khu vực và thế giới để có thể đứng trong nhóm 3 quốc gia có thương hiệu gạo mạnh nhất toàn cầu bằng chất lượng, năng lực cung ứng và khoa học - công nghệ ngành lúa gạo. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan trong hệ sinh thái công nghiệp lúa gạo bền vững và bao trùm.

Bày tỏ ủng hộ với việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, các Bộ, ngành có thể tham khảo kinh nghiệm từ thế giới: "Tôi mong muốn Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cách làm của Thái Lan trong thời gian qua để xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách minh bạch, hiệu quả, đảm bảo ổn định và phát triển thị trường cho ngành lúa gạo Việt Nam sắp tới".

* Được biết tại Thái Lan, Hội đồng chính sách và quản lý lúa gạo và một số hiệp hội, tổ chức chính tham gia lĩnh vực này. Trong đó, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy xuất khẩu gạo, hỗ trợ các nhà xuất khẩu và đại diện cho lợi ích của họ trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội xay xát gạo Thái Lan thì tập trung vào lợi ích của các nhà xay xát gạo ở Thái Lan, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, chế biến và phân phối gạo trong nước.

* Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỉ USD, tăng 25,1% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Điều này có được một phần là nhờ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao. Giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 632 USD/tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo, cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam

YẾN PHƯƠNG |

Tại Hội nghị Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và Bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Bộ Công Thương tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 26.4, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn thông tin về tình hình thị trường và dự báo xuất khẩu gạo năm 2024.

Gắn gạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển bền vững

Phan Anh |

Năm 2024, Việt Nam được nhận định có nhiều lợi thế để gia tăng xuất khẩu gạo trong bối cảnh thế giới dự báo sẽ thiếu khoảng 5 triệu tấn lương thực. Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để nâng cao chất lượng, uy tín, giá thành gạo Việt Nam.

Giá gạo xuất khẩu đồng loạt giảm, kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá

Vũ Long |

Mặc dù giá chào hàng giảm, nhưng dự báo xuất khẩu gạo vẫn là bức tranh tươi sáng trong năm 2024, mang về giá trị kim ngạch lớn.

“Cải cách đột phá” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

KHÁNH AN |

Đề cập đến nguồn thu báo chí cũng như tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí trước các nền tảng xuyên biên giới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến yêu cầu cần có cải cách đột phá về cơ chế cho báo chí, mà theo đó có thể chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Báo Lao Động đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nhân kỷ niệm 95 năm Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên 14.8.1929-14.8.2024, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN đã có những chia sẻ về hành trình của Báo và công tác truyền thông công đoàn.

Góp phần hỗ trợ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hoàng Lâm thực hiện |

Thời gian qua, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2024, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) cũng như 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Báo Lao động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp.

Việt Nam là nơi đáng sống nhất cho người nước ngoài

Thanh Hà |

Việt Nam được bình chọn là quốc gia có chi phí sinh hoạt phải chăng nhất cho người nước ngoài trong năm 2024.

Hà Nội gấp rút triển khai dự án đường hơn 2.500 tỉ, 6 làn xe

HỮU CHÁNH |

Hà Nội đang tập trung triển khai giải phóng mặt bằng để xây dựng đoạn vành đai 1,5 km, vốn đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng.

Dự báo thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo, cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam

YẾN PHƯƠNG |

Tại Hội nghị Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và Bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Bộ Công Thương tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 26.4, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn thông tin về tình hình thị trường và dự báo xuất khẩu gạo năm 2024.

Gắn gạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển bền vững

Phan Anh |

Năm 2024, Việt Nam được nhận định có nhiều lợi thế để gia tăng xuất khẩu gạo trong bối cảnh thế giới dự báo sẽ thiếu khoảng 5 triệu tấn lương thực. Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để nâng cao chất lượng, uy tín, giá thành gạo Việt Nam.

Giá gạo xuất khẩu đồng loạt giảm, kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá

Vũ Long |

Mặc dù giá chào hàng giảm, nhưng dự báo xuất khẩu gạo vẫn là bức tranh tươi sáng trong năm 2024, mang về giá trị kim ngạch lớn.