Vụ "tự ý giữ lại" hơn nửa tỉ đồng tại Bộ đội Biên phòng Quảng Trị: Người chất vấn “giữ lại tiền” bị điều động bất thường

NHÓM PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA |

Sau khi vụ việc giữ lại 30% tiền chế độ vùng khó của bộ đội biên phòng (BĐBP) bị bại lộ, người “tự ý giữ lại tiền” được thăng quân hàm; còn thượng tá Lê Văn Sỹ (SN 1969), Đảng ủy viên, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Quảng Trị - người mở màn chất vấn về việc “giữ lại tiền” lại bị điều chuyển công tác một cách rất bất thường.

“Làm rõ vụ việc để tránh hiểu lầm, gây mất uy tín”

Việc lãnh đạo BĐBP tỉnh Quảng Trị giữ lại hơn nửa tỉ đồng tiền chế độ 116 của cán bộ chiến sĩ 2 Đồn Biên phòng Sen Bụt và Thuận diễn ra từ tháng 2.2018, nhưng đến cuối tháng 3.2018 mới được đề cập. Tại hội nghị giao ban ngày 23.3.2018 có sự tham gia của các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy BĐBP Quảng Trị và đông đủ toàn thể chỉ huy các đồn biên phòng, thượng tá Lê Văn Sỹ là người đầu tiên chất vấn vấn đề giữ lại 30% tiền chế độ 116.

Cụ thể, thượng tá Sỹ nói rằng, có dư luận nổi lên, việc thực hiện chế độ 116 ở 2 Đồn Biên phòng Thuận và Sen Bụt đến giữa năm 2017 là bị cắt, nhưng lại được hưởng đến tháng 10.2017. “Nhưng cán bộ chiến sĩ không được hưởng hết, mà bị giữ lại 30% chế độ 116 của 5 tháng. Anh em thắc mắc vậy số tiền giữ lại ai hưởng, ở đâu, làm gì?” - thượng tá Sỹ nói tại hội nghị. Thượng tá Sỹ tiếp tục nói, khi nghe được thông tin nói trên, đã điện cho đồng chí Trưởng ban Tài chính Nguyễn Sư Tuyến, nhưng đồng chí đó bận đi học nên chưa nói rõ. “Đề nghị làm rõ vụ việc để tránh hiểu lầm, gây mất uy tín” - thượng tá Sỹ, nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị này, một số lãnh đạo BĐBP Quảng Trị đã có ý kiến về việc giữ lại 30% chế độ 116 này, nhưng câu trả lời chưa rõ ràng, nên các buổi họp sau đó như họp hội nghị Đảng ủy, hội nghị quân chính, giao ban tuần… đều có sự trao đổi. Sau nhiều cuộc họp và chất vấn, đến tháng 5.2018, 30% chế độ 116 mới được trả lại cho người được hưởng.

Quyết định điều chuyển rất... bất thường (!)

Tháng 7.2018, ngay sau khi việc diễn tập khu vực phòng thủ năm 2018 thành công tốt đẹp (thượng tá Sỹ là tổ phó tổ đạo diễn tiếp nhận người qua biên giới), vào một ngày cuối tuần tháng 7. 2018, thượng tá Sỹ nhận được quyết định (QĐ) điều chuyển công tác ra BĐBP tỉnh Quảng Bình. QĐ điều chuyển bất ngờ, nên tại buổi trao QĐ, thượng tá Sỹ hỏi lý do, thì chỉ được giải thích là Bộ Tư lệnh BĐBP điều động!

Cũng trong đợt này, thượng tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng ban tác huấn BĐBP Quảng Trị (anh ruột của vợ thượng tá Sỹ) cũng bất ngờ nhận được QĐ điều chuyển công tác vào BĐBP thành phố Đà Nẵng. Có mặt tại buổi trao QĐ chuyển công tác, ngoài thượng tá Sỹ và thượng tá Sơn tỏ ra bất ngờ, không ít lãnh đạo BĐBP Quảng Trị cũng thắc mắc lý do chuyển công tác và sự đường đột của 2 QĐ nói trên.

Được biết, tại Đại hội Đảng bộ BĐBP Quảng Trị nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bầu 16 Đảng ủy viên. Đến thời điểm tháng 1.2018, BĐBP Quảng Trị chỉ còn 13 Đảng ủy viên, nhưng đến thời điểm 8.2018, khi thượng tá Sỹ và thượng tá Sơn bị điều chuyển công tác, thì chỉ còn 11 Đảng ủy viên, khuyết đến 5 người so với đầu nhiệm kỳ. “Đảng ủy viên do Đại hội Đảng bộ BĐBP Quảng Trị bầu, Tỉnh ủy Quảng Trị chuẩn y. Nhưng việc điều động Đảng ủy viên thì Tỉnh ủy Quảng Trị không hay biết” - một lãnh đạo thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị, nói.

Trả lời PV Lao Động về việc điều chuyển các sỹ quan dưới quyền nói trên, đại tá Lê Văn Phương - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị nói rằng, quá trình công tác tại đơn vị, thượng tá Sỹ và thượng tá Sơn hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Việc điều chuyển công tác của 2 đồng chí là do Bộ Tư lệnh BĐBP tự điều chuyển, chứ không thông qua BĐBP Quảng Trị. “Đến lúc nhận QĐ chúng tôi mới biết” - đại tá Phương, nói.

“Sai phạm đến đâu, xử lý đến đó...”

- Sáng 9.10, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo Quý III năm 2018. Trả lời báo chí về việc “giữ lại” 30% tiền chế độ 116 (trợ cấp cho quân nhân vùng biên giới, khó khăn) của cán bộ, chiến sĩ vùng biên giới huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong nhiều tháng mà báo Lao Động phản ánh, đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nhấn mạnh: Quan điểm Bộ Tư lệnh BĐBP cũng như Cục Chính trị là yêu cầu Biên phòng Quảng Trị nghiêm túc kiểm điểm đến nơi đến chốn, sai phạm đến đâu xử lý đến đấy. “Hiện nay sau khi nhận các ý kiến phản ánh, Bộ Tư lệnh BĐBP đang chỉ đạo các cơ quan chức năng - cơ quan thanh tra, cơ quan bảo vệ an ninh, cơ quan tài chính - yêu cầu các cơ quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP” - đại tá Quế nhấn mạnh.

- Theo “Quy chế lãnh đạo công tác cán bộ trong Bộ đội Biên phòng” nêu rõ: Trước khi xét đề nghị hoặc QĐ việc miễn nhiệm, thôi giữ chức, điều động, thôi phục vụ tại ngũ và kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ đối với cán bộ phải tiến hành gặp cán bộ; các nội dung về cán bộ và công tác cán bộ đều phải đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy để QĐ theo phân cấp… Tuy nhiên, việc điều chuyển công tác thượng tá Sỹ và thượng tá Sơn không được làm đúng như quy chế nói trên. Chính vì vậy, dư luận trong cán bộ chiến sĩ BĐBP Quảng Trị băn khoăn, đặt câu hỏi có phải vì thượng tá Sỹ chất vấn vấn đề giữ lại chế độ 116, nên mới bị điều chuyển công tác?

- Trả lời PV Lao Động sáng 9.10 về việc thượng tá Lê Văn Sỹ, Đảng ủy viên, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Quảng Trị - người chất vấn tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị về việc giữ lại 30% tiền chế độ 116 bất ngờ bị điều chuyển công tác nhưng Tỉnh ủy Quảng Trị lại không hề hay biết, đại tá Văn Ngọc Quế cho biết: “Việc luân chuyển theo quy định thôi, bởi có những quy định đối với cán bộ nghiệp vụ, nếu các trạm kiểm soát có chức danh sĩ quan, đặc biệt là cán bộ tài chính không quá 5 năm. Hoặc các chức danh BĐBP có các quy định cụ thể”.

“Về quy định, nếu Đảng ủy viên không được thông báo đến Tỉnh ủy chúng tôi cũng phải nắm lại. Theo quy định trong quân đội, nếu không giữ vị trí ở chính quyền đương nhiên các chức vụ về Đảng cũng phải chuyển theo. Vấn đề này chúng tôi sẽ xem xét lại sau” - đại tá Quế, nói. XUÂN HẢI

NHÓM PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
TIN LIÊN QUAN

Vụ giữ lại 30% tiền chế độ tại Bộ đội Biên phòng Quảng Trị: Sai phạm đến đâu, xử lý đến đó

Xuân Hải |

Sáng 9.10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng chủ trì buổi họp báo Quý III năm 2018.

Vụ "giữ lại" hơn nửa tỉ tiền chế độ vùng khó của bộ đội biên phòng tại Quảng Trị: Những thông tin tiền hậu bất nhất từ... lãnh đạo

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Theo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP)Quảng Trị, liên quan đến việc “giữ lại” 30% tiền chế độ 116 (Chính phủ trợ cấp cho quân nhân vùng biên giới, khó khăn) Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo BĐBP Quảng Trị làm báo cáo. Điều tra mới nhất của Lao Động cho thấy, tại các cuộc họp của BĐBP Quảng Trị bàn về vụ việc này, việc “giữ lại” hơn nửa tỉ tiền chế độ 116 không phải vì lý do... “sợ thu ngược lại”.

Giữ lại 30% tiền chế độ vùng khó của bộ đội biên phòng vì... “sợ thu ngược lại”: Còn nhiều sai phạm cần được làm rõ

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

30% tiền chế độ 116 (chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 116 của Chính phủ) của cán bộ, chiến sĩ ở 2 Đồn Biên phòng tại tỉnh Quảng Trị bị giữ lại nhiều tháng và chỉ được chi trả sau khi có “dư luận không tốt”. Dù sự việc đã được khắc phục, nhưng vẫn còn đó nhiều bất minh, sai phạm cần được làm rõ.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vụ giữ lại 30% tiền chế độ tại Bộ đội Biên phòng Quảng Trị: Sai phạm đến đâu, xử lý đến đó

Xuân Hải |

Sáng 9.10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng chủ trì buổi họp báo Quý III năm 2018.

Vụ "giữ lại" hơn nửa tỉ tiền chế độ vùng khó của bộ đội biên phòng tại Quảng Trị: Những thông tin tiền hậu bất nhất từ... lãnh đạo

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Theo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP)Quảng Trị, liên quan đến việc “giữ lại” 30% tiền chế độ 116 (Chính phủ trợ cấp cho quân nhân vùng biên giới, khó khăn) Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo BĐBP Quảng Trị làm báo cáo. Điều tra mới nhất của Lao Động cho thấy, tại các cuộc họp của BĐBP Quảng Trị bàn về vụ việc này, việc “giữ lại” hơn nửa tỉ tiền chế độ 116 không phải vì lý do... “sợ thu ngược lại”.

Giữ lại 30% tiền chế độ vùng khó của bộ đội biên phòng vì... “sợ thu ngược lại”: Còn nhiều sai phạm cần được làm rõ

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

30% tiền chế độ 116 (chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định 116 của Chính phủ) của cán bộ, chiến sĩ ở 2 Đồn Biên phòng tại tỉnh Quảng Trị bị giữ lại nhiều tháng và chỉ được chi trả sau khi có “dư luận không tốt”. Dù sự việc đã được khắc phục, nhưng vẫn còn đó nhiều bất minh, sai phạm cần được làm rõ.