Vụ quy hoạch treo vẫn chạy đua xây dựng nông thôn mới: Thừa nhận lãng phí khi phải di dời

Trần Tuấn |

Việc đang nằm trong quy hoạch “treo” của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh), nhưng vẫn phải chạy đua xây dựng nông thôn mới (Lao Động số 203+204 ngày 1.9 đã phản ánh qua bài viết “Đang quy hoạch treo vẫn chạy đua xây dựng nông thôn mới), được đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh và lãnh đạo UBND huyện Thạch Hà thừa nhận có bất cập.

Nếu tới đây, Chính phủ quyết định vẫn cho khai thác mỏ sắt, các địa phương đang đổ tiền xây dựng NTM phải di dời theo kế hoạch.

Lo ngại lãng phí

Hiện 5/6 xã ảnh hưởng vùng mỏ sắt Thạch Khê (xã Thạch Khê đã về đích NTM) đang rất áp lực khi phải chạy đua xây dựng NTM, trong khi thời điểm này, cả chính quyền và người dân đều rất hoang mang, lo ngại sẽ lãng phí nếu sau này Chính phủ cho tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Về việc này, ông Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh - thừa nhận: “Nếu xây dựng các công trình hạ tầng, hay làm giao thông đường làng ngõ xóm với cơ chế nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, còn dân đóng góp ngày công và đóng tiền mua cát, sỏi để làm thì đến khi vẫn triển khai dự án khai thác mỏ sắt chắc chắn sẽ lãng phí, vì dân phải di dời lên vùng tái định cư”.

Ông Nguyễn Quốc Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - cũng thừa nhận, trong triển khai xây dựng NTM ở các xã ảnh hưởng quy hoạch “treo” của mỏ sắt Thạch Khê, khi xây dựng các công trình hội quán thôn có huy động sự đóng góp của nhân dân. Nhưng nếu sau này có quyết định tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê thì phải di dời, bỏ lại những công trình đó sẽ là lãng phí, dân mất niềm tin, nên việc vận động sự đóng góp của người dân là rất khó khăn.

Vì sao vẫn “chạy đua” làm nông thôn mới?

Theo ông Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh, hiện chưa có quyết định sẽ cho khai thác mỏ sắt Thạch Khê trở lại, nhưng người dân của 6 xã vùng ảnh hưởng cần phải được hưởng các công trình thiết yếu phục vụ đời sống như các xã khác. Còn nếu không làm NTM thì người dân sẽ thiệt thòi, sẽ bị chậm lại khi có quyết định dừng, không khai thác mỏ sắt nữa.

Về việc các xã đang vướng quy hoạch “treo” vẫn phải chạy đua làm NTM, ông Long cho biết, tỉnh không áp đặt. Hiện tỉnh đang phấn đấu hết năm 2018 này không còn xã dưới 11 tiêu chí. Trong khi, huyện Thạch Hà đặt ra mục tiêu hết năm 2018, không còn xã dưới 12 tiêu chí.

Ông Nguyễn Quốc Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - cũng khẳng định, việc đầu tư các công trình thiết yếu như trạm y tế để phục vụ phúc lợi của người dân vùng quy hoạch “treo” mỏ sắt Thạch Khê vẫn phải làm, tiếp tục làm, việc xây dựng các hội quán thôn thì địa phương tự xem xét, quyết định. Còn hiện nay, xét thấy ở các xã đó vẫn có thể đạt được 12 tiêu chí trong năm 2018 nên huyện vẫn triển khai. Còn lựa chọn những tiêu chí nào để thực hiện trong tổng số 20 tiêu chí để thực hiện thì do xã chủ động đăng ký.

Ông Hương phủ nhận việc vì “bệnh” thành tích mà các xã đang vướng quy hoạch treo vẫn phải chạy đua xây dựng NTM và cho rằng, triển khai xây dựng NTM là vì mục tiêu đảm bảo phúc lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nếu không làm người dân sẽ thiệt thòi.

Cuối cùng, ông Hương cho rằng, kết quả xây dựng NTM ở các xã nằm trong quy hoạch mỏ sắt Thạch Khê đang phụ thuộc rất lớn vào quyết định cuối cùng của Chính phủ là có dừng khai thác mỏ sắt này hay không.

Vấn đề này, từ nhân dân đến chính quyền các cấp đang rất hoang mang, nóng lòng chờ quyết định của Chính phủ. Trước đó, năm 2017, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê với lo ngại, nếu cho khai thác sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đang quy hoạch “treo” vẫn chạy đua xây dựng nông thôn mới

TRẦN TUẤN |

Đang phải sống “treo” suốt gần 10 năm nay do nằm trong diện phải di dời, tái định cư (TĐC) vì ảnh hưởng của mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh), thế nhưng 6 xã vùng mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này vẫn phải chạy đua xây dựng nông thôn mới (NTM), dù đến nay vẫn chưa có quyết định có dừng khai thác mỏ hay không. Nếu tới đây có quyết định vẫn tiếp tục cho khai thác thì rõ ràng sẽ lãng phí hàng loạt công trình đã đầu tư vì “thành tích” NTM.

Khốn khổ vì quy hoạch treo

Ngô Nguyên - Minh Quân |

Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri dày cả trăm trang tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM đang diễn ra (từ 10 - 12.7) cho thấy thực trạng nhức nhối: Người dân đã quá khổ sở vì quy hoạch treo. Dự án trung ương, địa phương treo khắp mọi quận huyện khiến dân “treo niêu”. Ngành chức năng TPHCM cũng cứ “nước đôi” rằng đề xuất kiến nghị chính sách giúp dân đỡ khổ, chứ triển khai hay không dự án treo còn… phụ thuộc tình hình kinh tế, chính trị thành phố từng giai đoạn.

Siêu dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa: Về vạch xuất phát sau 26 năm quy hoạch treo

Bảo Chương |

Bán đảo Thanh Đa được xem là “đất vàng” của TPHCM để phát triển đô thị sinh thái hiện đại. Đã có rất nhiều nhà đầu tư đến mang bao niềm hy vọng và rồi họ lại ra đi để lại 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu sống lay lắt với chuyện quy hoạch treo suốt 26 năm qua.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Đang quy hoạch “treo” vẫn chạy đua xây dựng nông thôn mới

TRẦN TUẤN |

Đang phải sống “treo” suốt gần 10 năm nay do nằm trong diện phải di dời, tái định cư (TĐC) vì ảnh hưởng của mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh), thế nhưng 6 xã vùng mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này vẫn phải chạy đua xây dựng nông thôn mới (NTM), dù đến nay vẫn chưa có quyết định có dừng khai thác mỏ hay không. Nếu tới đây có quyết định vẫn tiếp tục cho khai thác thì rõ ràng sẽ lãng phí hàng loạt công trình đã đầu tư vì “thành tích” NTM.

Khốn khổ vì quy hoạch treo

Ngô Nguyên - Minh Quân |

Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri dày cả trăm trang tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM đang diễn ra (từ 10 - 12.7) cho thấy thực trạng nhức nhối: Người dân đã quá khổ sở vì quy hoạch treo. Dự án trung ương, địa phương treo khắp mọi quận huyện khiến dân “treo niêu”. Ngành chức năng TPHCM cũng cứ “nước đôi” rằng đề xuất kiến nghị chính sách giúp dân đỡ khổ, chứ triển khai hay không dự án treo còn… phụ thuộc tình hình kinh tế, chính trị thành phố từng giai đoạn.

Siêu dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa: Về vạch xuất phát sau 26 năm quy hoạch treo

Bảo Chương |

Bán đảo Thanh Đa được xem là “đất vàng” của TPHCM để phát triển đô thị sinh thái hiện đại. Đã có rất nhiều nhà đầu tư đến mang bao niềm hy vọng và rồi họ lại ra đi để lại 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu sống lay lắt với chuyện quy hoạch treo suốt 26 năm qua.