Trồng rừng hàng chục năm, người dân chưa kịp hưởng lợi đã bị đem đấu giá

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Quảng Bình - Một số hộ dân tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh) bức xúc về việc gần 23ha rừng thông do mình trồng hàng chục năm chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá, khiến họ trắng tay.

Dân trắng tay 

Theo đơn phản ánh, năm 1994, nhiều hộ dân tại xã Vạn Ninh di dân lên thôn Phúc Sơn (nay là thôn Áng Sơn) để phát triển kinh tế. Ngay sau đó, UBND huyện Quảng Ninh đã quyết định giao đất trống đồi núi trọc có thời hạn để sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và làm nhà ở ổn định lâu dài cho một số hộ dân.

Đến năm 1998, những hộ dân này hợp đồng với Lâm trường Long Đại (thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại) về việc trồng và chăm rừng thông tại rừng các dự án 327 và 661 ở Tiểu khu 36 trên diện tích đất của mình và được lâm trường giao thêm một số diện tích đất khác.

Nhiều hộ dân bức xúc khi rừng thông mình trồng chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá. Ảnh: Hồng Thiệu
Nhiều hộ dân bức xúc khi rừng thông mình trồng chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá. Ảnh: Hồng Thiệu

Sau đó, các hộ dân gồm: Ngô Chí Thanh, Ngô Đình Thu, Trần Văn Lành, Nguyễn Văn Thọ và Bùi Tiến Cảm đã ký nhận hợp đồng và tiến hành trồng rừng theo từng công đoạn phát đốt thực bì, rà phá bom mìn, thu gom hàng trăm quả bom bi, đầu đạn, cuốc hố và trồng cây.

Sau nhiều năm chăm sóc, bảo vệ, đến năm 2016, những hộ dân này tiến hành cạo mủ thông thì phía Lâm trường Long Đại ra ngăn cản với lý do khai thác cần có quy trình. Thế nhưng năm 2018, Công ty TNHH MTV LCN Long Đại tiến hành rà soát, kiểm tra, đưa diện tích rừng thông của những hộ dân này trồng, chăm sóc để đấu giá, khiến người dân bức xúc, bất bình.

Quyết định giao đất trống đồi núi trọc có thời hạn để sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và làm nhà ở ổn định lâu dài, cho một số hộ dân của UBND huyện Quảng Ninh. Ảnh: Hồng Thiệu
Quyết định giao đất trống đồi núi trọc có thời hạn để sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và làm nhà ở ổn định lâu dài cho một số hộ dân của UBND huyện Quảng Ninh. Ảnh: Hồng Thiệu

Thấy rừng thông do mình trồng chưa được hưởng lợi đã bị đem đấu giá, ông Bùi Tiến Cảm (thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh) bức xúc: “Năm 1994, gia đình tôi thực hiện theo diện di dân lên thôn Áng Sơn để xây dựng phát triển kinh tế mới. Gia đình tôi được UBND huyện giao cho 10 ha đất để sản xuất, canh tác.

Sau đó, gia đình tôi đã thực hiện trồng điều nhưng không có hiệu quả, thì đến năm 1998, Lâm trường Long Đại đến vận động gia đình không khai thác nhựa và phía Lâm trường đã giao thêm cho gia đình tôi hơn 5ha nữa nên  tổng diện tích trồng thông là 15,5ha. Chúng tôi được nhận tiền hỗ trợ trồng rừng 3 năm đầu từ phía dự án, từ năm 1998 đến năm 2000.

Những năm sau đó, chúng tôi tự vay mượn bỏ tiền ra chăm sóc bảo vệ. Nhưng khi đến giai đoạn thông có thể khai thác nhựa thì Lâm trường không cho khai thác vì lý do chưa có quy trình. Năm 2019, Công ty TNHH MTV LCN Long Đại đã thực hiện đấu giá rừng thông này, bao công sức tiền của bỏ ra trong 23 năm nhưng nay đã bị mất hết, trở thành trắng tay”.

Tương tự là hộ ông Nguyễn Chân Phương. Năm 2000 gia đình ông được UBND huyện Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tờ bản đồ số K2, thửa số 3 với diện tích 56.800m2, có thời gian sử dụng đến năm 2045.

Gia đình ông cũng thực hiện hợp đồng trồng thông lấy nhựa với Lâm trường Long Đại, nhưng bị ảnh hưởng bão, cây thông bị đổ gãy chỉ còn lại khoảng 1ha. Diện tích còn lại, gia đình ông chuyển sang trồng tràm. Hiện 1ha đất trồng thông này nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông Nguyễn Chân Phương cũng bị đem đấu giá.

“Tôi không hiểu vì sao rừng thông do chúng tôi trồng lại bị đem đấu giá mà không đền bù tài sản trên đất. Gia đình tôi được cấp hơn 5,6 ha đất rừng sản xuất, do bị ảnh hưởng của bão nên thông bị gãy đổ, chỉ còn lại khoảng 1ha trồng thông còn lại tôi đã chuyển sang trồng keo tràm. Tuy nhiên, 1ha thông này nằm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi chưa khai thác nhựa thông lần nào đã được định giá và cho đấu giá rồi”, ông Nguyễn Chân Phương bất bình.

Dù được cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng khoảng 1ha rừng thông của hộ ông Nguyễn Chân Phương cũng bị đem đấu giá. Ảnh: Hồng Thiệu
Dù được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khoảng 1ha rừng thông của hộ ông Nguyễn Chân Phương cũng bị đem đấu giá. Ảnh: Hồng Thiệu

Nhập nhằng văn bản

Điều đáng nói là, việc tranh chấp rừng thông của các hộ dân với Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại chưa được giải quyết thì ngày 30.1.2018, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 347/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh.

Ngày 3.1.2019, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản trên đất lâm nghiệp (rừng thông) ở tiểu khu 386 của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại. Ngày 20.2.2019, Công ty TNHH MTV LCN Long Đại đã có Quyết định số 49/QĐ-CT phê duyệt kết quả trúng đấu giá tài sản trên đất lâm nghiệp (rừng thông) ở tiểu khu 386, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH xây dựng Đức Lê.

Đến ngày 4.11.2021, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã ký hợp đồng thuê đất số 90/HĐTĐ với Công ty TNHH xây dựng Đức Lê cho thuê 186.375,8m2 đất rừng sản xuất tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, có thời hạn đến 20.8.2070.

Hợp đồng trồng rừng 327, năm 1998 của Lâm trường Long Đại với người dân. Ảnh: Hồng Thiệu
Hợp đồng trồng rừng 327, năm 1998 của Lâm trường Long Đại với người dân. Ảnh: Hồng Thiệu

Theo ông Nguyễn Hữu Lương – Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh, sự việc tranh chấp rừng thông tại Tiểu khu 386 đã diễn ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết do các bên không thống nhất được phương án.

Rừng thông người dân trồng, chăm sóc bảo vệ hàng chục năm chưa được hưởng lợi nay đã được đấu gia khiến người dân lâm cảnh trắng tay.  Ảnh: Hồng Thiệu
Rừng thông người dân trồng, chăm sóc bảo vệ hàng chục năm chưa được hưởng lợi nay đã được đấu giá khiến người dân lâm cảnh trắng tay. Ảnh: Hồng Thiệu

Liên quan đến sự việc, ông Lương Sỹ Trình - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại, cho biết: “Thời điểm này, tôi chưa lên nhận nhiệm vụ tại đây nên cũng không nắm rõ cụ thể sự việc. Còn hiện tại, đất này đã giao về cho địa phương quản lý không thuộc quyền quản lý của công ty nữa. Về sự việc này, tôi sẽ cho anh em kiểm tra hồ sơ rồi thông tin lại”.

ĐÀO HỒNG THIỆU
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên y tế Hòa Bình bức xúc vì không được nhận tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều cán bộ, nhân viên y tế bức xúc khi không nhận được tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc tại Bệnh viện dã chiến.

Bảo hiểm kiểm tra bệnh nhân nội trú, bệnh viện phản đối, người bệnh bức xúc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Nhiều giám đốc bệnh viện không đồng tình với cách làm việc của tổ kiểm tra bảo hiểm xã hội khi gây phiền hà, bức xúc cho cơ sở.

Dân bức xúc vì xã cho máy đào hớt sâu lớp đất mặt của nhiều thửa ruộng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Nhiều hộ dân thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn (thành phố Hà Tĩnh) bức xúc kí đơn tập thể phản ánh UBND xã Đồng Môn tự ý cho máy móc ra đào hớt lớp đất mặt ruộng của họ mà không bồi thường. Người dân yêu cầu dừng thi công nhưng công trình vẫn cứ triển khai.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Hoang tàn dự án tái định cư nghìn tỉ "xây xong xin đập" tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của khu đô thị có hạ tầng giao thông thuận tiện, nhưng 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) bỏ không, hoang hoá nhiều năm nay gây mất mỹ quan, lãng phí.

Nhân viên y tế Hòa Bình bức xúc vì không được nhận tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều cán bộ, nhân viên y tế bức xúc khi không nhận được tiền hỗ trợ chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc tại Bệnh viện dã chiến.

Bảo hiểm kiểm tra bệnh nhân nội trú, bệnh viện phản đối, người bệnh bức xúc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Nhiều giám đốc bệnh viện không đồng tình với cách làm việc của tổ kiểm tra bảo hiểm xã hội khi gây phiền hà, bức xúc cho cơ sở.

Dân bức xúc vì xã cho máy đào hớt sâu lớp đất mặt của nhiều thửa ruộng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Nhiều hộ dân thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn (thành phố Hà Tĩnh) bức xúc kí đơn tập thể phản ánh UBND xã Đồng Môn tự ý cho máy móc ra đào hớt lớp đất mặt ruộng của họ mà không bồi thường. Người dân yêu cầu dừng thi công nhưng công trình vẫn cứ triển khai.