Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng ra mắt Tạp chí Phương Đông

Huy Minh – Phong Sơn |

Ngày 22.2 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã tổ chức lễ ra mắt Chi nhánh Hà Nội – Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông - và Tạp chí Phương Đông, do ông là Giám đốc Chi nhánh và Tổng Biên tập Tạp chí.

Nhiều tư liệu, hiện vật quý giá

Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông là một tổ chức Phi chính phủ, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, được thành lập năm 2001. Trong suốt 18 năm qua, Viện đã tập hợp và huy động được sự tham gia của nhiều nhà khoa học và trí thức các thế hệ, có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp đối với Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng giới thiệu phòng đọc sách và Trung tâm tư liệu
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng giới thiệu phòng đọc sách và Trung tâm tư liệu.

Vừa qua, Chi nhánh đã sưu tầm và chuyển về Việt Nam nhiều hiện vật của quân đội ta chiến đấu ở chiến trường Miền Nam do cựu binh Mỹ lưu giữ, trong đó có những hiện vật rất có giá trị về lịch sử và chính trị; sưu tầm và lưu trữ một trong những bộ sưu tập lớn nhất các tài liệu nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa và các tài liệu chính thức đã giải mật của chính phủ Hoa Kỳ về Chiến tranh Việt Nam.

Một số kỷ vật của bộ đội ta mà lính Mỹ thu giữ được.
Một số kỷ vật của bộ đội ta mà lính Mỹ thu giữ được.

Bên cạnh các tư liệu về lịch sử Chiến tranh Việt Nam, tại đây còn sưu tập và lưu trữ các ấn phẩm, phim ảnh, bản đồ, báo chí, vi phim.v.v… liên quan đến Việt Nam nói chung, các ngành khoa học tổng quát khác (khoa học chính trị, lịch sử, địa lý, nhân học), nghiên cứu khu vực học (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực ASEAN…), các loại từ điển, tác phẩm văn học, hội họa… bằng tiếng Việt, Anh, Pháp và một số ngoại ngữ khác.

Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam do bộ đội ta cắm trên cột cờ thành phố Huế năm 1968. Sau khi ta rút để bảo toàn lực lượng, phía Mỹ đã thu giữ được lá cờ này và hiện đang được trưng bày tại Trung tâm.
Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam do bộ đội ta cắm trên cột cờ thành phố Huế năm 1968. Sau khi ta rút để bảo toàn lực lượng, phía Mỹ đã thu giữ được lá cờ này và hiện đang được trưng bày tại Trung tâm.

Tạp chí Phương Đông

Về Tạp chí Phương Đông, cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, đã ra mắt bạn đọc số đầu tiên vào đúng dịp Xuân Kỷ Hợi 2019 và chào mừng kỷ niệm 89 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2019). Tạp chí Phương Đông được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh và trong tương lai không xa sẽ có thêm tờ Tạp chí điện tử Phương Đông. Trước mắt, bài in trên Tạp chí Phương Đông sẽ được xuất bản kịp thời trên website Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông tại địa chỉ: www.ordi.vn.

Tạp chí Phương Đông số 1.
Tạp chí Phương Đông số 1.

Là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Tạp chí Phương Đông đồng thời là diễn đàn khoa học trên các lĩnh vực liên quan đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt về chính trị, văn hóa, lịch sử, hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, phản biện trước những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Đồng thời, đây cũng là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là cái nhìn xuyên suốt và đa chiều đối với các giá trị văn hóa Phương Đông nói chung và truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam nói riêng. Tạp chí Phương Đông cũng là địa chỉ công bố các đề tài khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Chi nhánh, Tổng Biên tập Tạp chí Phương Đông – Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – nói: “Chúng tôi cũng hy vọng Trung tâm thông tin này sẽ sớm trở thành một thư viện phong phú về các thể loại sách và các hiện vật, phim ảnh, tư liệu phản ánh về cuộc chiến tranh của dân tộc ta để phục vụ cho công chúng quan tâm đến đề tài này.

Một điều có thể khiến mọi người chú ý là khi sưu tầm các loại sách – tài liệu ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã sưu tầm và đưa về nước nhiều hiện vật của chiến sĩ ta hy sinh ở chiến trường miền Nam, lính Mỹ đã lấy đưa về Mỹ làm kỷ vật của họ"; gồm các loại quân trang, quân dụng, ảnh, sổ tay, nhật ký công tác, thư gửi gia đình… Các hiện vật trên đây đã được trưng bày tại Trung tâm tư liệu của Viện. Đó là những kỷ vật vô giá mang ý nghĩa chính trị, tình cảm rất sâu sắc đối với những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc”.

Huy Minh – Phong Sơn
TIN LIÊN QUAN

Sống lại thời kỳ hào hùng qua kỷ vật “đi B”

Hưng Thơ |

“Đi B” bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1959, người “đi B” là hàng trăm đoàn cán bộ đang ở miền Bắc với tinh thần tự nguyện, bí mật vượt Trường Sơn vào Nam để chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Ngày lên đường vào Nam, họ để lại tư trang, hành lý, kỷ vật… tại Ủy ban Thống nhất Chính phủ rồi được Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước tiếp nhận, gìn giữ. 

Người phụ nữ hơn 40 năm sưu tầm kỷ vật Ngã ba Đồng Lộc

THÂN BA |

Hơn 40 năm qua, có một người phụ nữ đã bền bỉ, âm thầm sưu tầm những kỷ vật của 10 liệt sĩ TNXP và các đồng đội... Chị là Đặng Thị Yến, quê ở huyện Thanh Chương, Nghệ An, nguyên Phó BQL Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

Những kỷ vật tại Ngã ba Đồng Lộc: Xúc động câu chuyện tình yêu nơi tuyến lửa

THÂN BA |

Xen lẫn trong những kỷ vật của các nữ thanh niên xung phong (TNXP) là lọn tóc thề - tái hiện câu chuyện tình sắt son giữa nữ tiểu đội trưởng Võ Thị Tần và chàng trai cùng quê Nguyễn Đức Hồng - khiến ai cũng cảm động...

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sống lại thời kỳ hào hùng qua kỷ vật “đi B”

Hưng Thơ |

“Đi B” bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1959, người “đi B” là hàng trăm đoàn cán bộ đang ở miền Bắc với tinh thần tự nguyện, bí mật vượt Trường Sơn vào Nam để chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Ngày lên đường vào Nam, họ để lại tư trang, hành lý, kỷ vật… tại Ủy ban Thống nhất Chính phủ rồi được Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước tiếp nhận, gìn giữ. 

Người phụ nữ hơn 40 năm sưu tầm kỷ vật Ngã ba Đồng Lộc

THÂN BA |

Hơn 40 năm qua, có một người phụ nữ đã bền bỉ, âm thầm sưu tầm những kỷ vật của 10 liệt sĩ TNXP và các đồng đội... Chị là Đặng Thị Yến, quê ở huyện Thanh Chương, Nghệ An, nguyên Phó BQL Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

Những kỷ vật tại Ngã ba Đồng Lộc: Xúc động câu chuyện tình yêu nơi tuyến lửa

THÂN BA |

Xen lẫn trong những kỷ vật của các nữ thanh niên xung phong (TNXP) là lọn tóc thề - tái hiện câu chuyện tình sắt son giữa nữ tiểu đội trưởng Võ Thị Tần và chàng trai cùng quê Nguyễn Đức Hồng - khiến ai cũng cảm động...