Thúc đẩy khối tư nhân trong chuyển đổi giao thông xanh

Xuyên Đông - Minh Ánh |

Nhằm giảm phát thải ra môi trường, Việt Nam cam kết với quốc tế đẩy mạnh chuyển đổi xanh trong giao thông vận tải. Để làm được điều này, không chỉ cần sự nỗ lực của Nhà nước mà khối tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vai trò khối tư nhân trong chuyển đổi giao thông xanh

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động (tháng 4.2023), chưa đầy 1 năm, Công ty GSM của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã phục vụ hơn 40 triệu lượt hành khách tại Việt Nam, tạo ra hơn 200 triệu km di chuyển xanh, góp phần giảm 44.000 tấn khí thải CO2.

Báo cáo của Mordor Intelligence về thị trường gọi xe công nghệ trong năm 2023 tại Việt Nam đã ghi nhận các con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng về Xanh SM - một trong những nền tảng đa dịch vụ thuần điện đầu tiên của Việt Nam, được vận hành bởi Công ty GSM. Theo đó, chỉ sau hơn 7 tháng chính thức gia nhập thị trường, tổng kết quý IV/2023, thị phần của Xanh SM đã đứng thứ 2 trên thị trường.

GSM là một trong số ít doanh nghiệp thể hiện rõ sứ mệnh chuyển đổi xanh của mình, thậm chí đơn vị này cũng khẳng định tầm nhìn của doanh nghiệp chính là trở thành công ty toàn cầu, cung cấp nền tảng dịch vụ taxi và vận tải thuần điện cho người tiêu dùng, thúc đẩy cuộc cách mạng giao thông xanh trên toàn thế giới.

Theo chia sẻ, ngoài Việt Nam, GSM đã có kế hoạch mở rộng ra 9 quốc gia khác từ nay cho đến năm 2025, trong đó Lào là thị trường đầu tiên. Hiện các thị trường mới tại Indonesia, Philippines,... đang được hãng xe taxi nghiên cứu tiềm năng.

Đánh giá về sự vào cuộc mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân trong chuyển đổi xanh của ngành giao thông, chia sẻ với Lao Động, ông Trần Ánh Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GTVT khẳng định, chuyển đổi xanh trong giao thông vận tải không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Để làm được điều này, ông Trần Ánh Dương nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực tư nhân. Trong đó, khối tư nhân đóng góp tích cực vào quá trình sản xuất xe điện, xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc và phát triển hệ sinh thái để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này. Về phía Nhà nước, Chính phủ cũng có chính sách khuyến khích tư nhân trong phát triển xe điện như hỗ trợ thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ…

Các doanh nghiệp tiên phong như VinFast đã đóng góp tích cực trong quá trình chuyển đổi này thông qua thúc đẩy sản xuất xe điện trong nước, xây dựng hạ tầng trạm sạc trên toàn quốc, đồng thời thiết lập tiêu chuẩn mới trong hoạt động môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp (ESG). Đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước và quốc tế khác cũng đã tham gia vào quá trình chuyển đổi giao thông xanh, góp phần vào thành công ban đầu của quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng chia sẻ, câu chuyện của VinFast giờ đây không chỉ là riêng của doanh nghiệp nữa, mà còn là tài sản quốc gia và thương hiệu quốc gia nên chúng ta cần có góc nhìn toàn diện để có thái độ đúng đắn hơn.

Nỗ lực chuyển đổi xanh

Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon, khí mê tan của ngành giao thông.

Sau thời gian thực hiện, Quyết định số 876/QD-TTg đã chứng tỏ là trụ cột quan trọng để phát triển hệ thống giao thông xanh, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ quốc tế trong việc đẩy mạnh điện khí hóa các phương tiện vận tải đường bộ tại Việt Nam.

Cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, doanh nghiệp Việt cũng nỗ lực với tham vọng chuyển đổi xanh. Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, trong nước có 02 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ôtô điện gồm VinFast (thuộc tập đoàn Vingroup) và Công ty CP ôtô TMT.

Bên cạnh đó, Công ty CP Tập đoàn Thành Công và Công ty CP ôtô Trường Hải cũng đã giới thiệu một số mẫu xe ôtô điện của Huyndai, KIA tới khách hàng để tìm hiểu thị trường và tiến tới sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian tới.

Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh của xe ôtô điện trong những năm gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp cũng đã bày tỏ mối quan tâm đối với thị trường các thiết bị và dịch vụ cho phương tiện điện, đặc biệt là trạm sạc điện cho xe ôtô điện.

Hệ thống trạm sạc điện có độ bao phủ cao nhất hiện nay tại Việt Nam là hệ thống của VinFast. Các trạm sạc điện VinFast được đặt tại các bãi đỗ xe, bến xe, tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, trạm dừng nghỉ, trạm xăng dầu dọc cao tốc, quốc lộ. VinFast phát triển hệ thống trạm sạc cho xe máy điện và xe ôtô điện, trải dài rộng khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam với quy hoạch lên tới 150.000 cổng sạc

Quy mô trên dự kiến sẽ tăng lên nhiều lần với sự xuất hiện của V-GREEN, công ty được thành lập bởi Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng. V-GREEN sẽ là đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện cho VinFast trên quy mô toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, công ty này có kế hoạch đầu tư thêm 10.000 tỉ đồng trong vòng 2 năm tới để xây mới, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống trạm sạc đang có của VinFast.

Một doanh nghiệp khác cũng cung cấp giải pháp sạc cho xe điện hiện nay tại Việt Nam là Công ty EVIDA với sản phẩm sạc xe điện thông minh EBOOST. EBOOST đang cung cấp thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trạm sạc xe điện với hơn 850 điểm sạc điện phủ khắp toàn quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã nhập cuộc với sản phẩm được phát triển bởi Trung tâm sản xuất điện tử điện lực miền Trung (thuộc EVN). Trước khi trở thành sản phẩm thương mại, EVN đã thử nghiệm và lắp đặt vận hành trạm sạc ôtô điện tại một số địa điểm gồm: Trụ sở Tổng Công ty Điện lực miền Trung, các cửa hàng xăng dầu PVOIL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng... Hiện EVN đã hoàn thành và bàn giao 6 trạm sạc đến khách hàng, dự kiến lắp đặt tại Hà Nội. Đây là trạm sạc nhanh cho xe ôtô điện đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đến từ một nhà sản xuất không làm ôtô.

Một số thương hiệu như Porsche, Audi hay Mercedes-Benz cũng đã thiết lập hệ thống trạm sạc cho khách hàng, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, hầu hết chỉ lắp đặt tại showroom hoặc nhà máy của hãng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, chính sách khuyến khích sử dụng ôtô điện hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào dòng xe ôtô điện chạy pin (BEV) thông qua các ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ mà chưa có nhiều các ưu đãi khác như ưu đãi cho nhà sản xuất; hỗ trợ người mua xe ôtô điện và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe ôtô điện. Những chính sách này cần được hoàn thiện bổ sung thời gian tới.

Xuyên Đông - Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

TPHCM tăng tốc phát triển giao thông xanh

MINH QUÂN |

TPHCM sẽ dùng ngân sách để khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi và lộ trình để cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang xe điện. Theo lộ trình, thành phố sẽ khoanh vùng áp dụng thí điểm sử dụng xe điện ở một số khu vực, tiên phong là huyện Cần Giờ.

Sun Taxi mua 3.000 xe điện VinFast VF 5 Plus, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng giao thông xanh tại Việt Nam

Ngọc Minh |

Ngày 1.6.2023, Công ty Cổ phần Sun Taxi đã ký kết hợp đồng mua 3.000 xe ôtô điện VF 5 Plus từ Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast. Đây là hợp đồng mua xe có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam từ trước đến nay, với thời gian bàn giao từ nay đến năm 2025.

TPHCM chuyển hướng sang giao thông xanh

MINH QUÂN |

TPHCM - Từ metro đến xe đạp công cộng, xe buýt điện, TPHCM đang đẩy mạnh phát triển các loại hình giao thông xanh để giảm ô nhiễm môi trường, thay đổi thói quen của người dân trong sử dụng giao thông công cộng.

Hiện trạng dòng sông Nhuệ tại Hà Nội trước khi được hồi sinh

Nhật Minh |

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước sông đen kịt và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Tuyển sinh 2024 - Thí sinh đắn đo chặng đua nước rút

Thanh Hằng |

Trên chặng đua nước rút thi vào đại học, nhiều thí sinh bày tỏ sự băn khoăn khi lựa chọn ngành học, lo lắng về khả năng đỗ do các trường thay đổi cách thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Tái diễn tình trạng tro bụi từ nhà máy xay xát phủ kín các hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Sau gần 1 năm bài đăng Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa Thành Tiền trên Lao Động điện tử (ngày 11.4.2023), trở lại khu vực này những ngày giữa tháng 3.2024, hình ảnh những vườn cây ăn trái phủ trắng lớp bụi, nhà ở phải đóng kín cửa vì có nhiều tro, bụi ở khu vực này vẫn tái diễn.

Nhiều hình thức cờ bạc bủa vây tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Thơm Cao |

Tại các quán nước ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, có nhiều loại hình cờ bạc ăn tiền với những thủ đoạn rất tinh vi.

Lời bào chữa cho ông Troussier nhỏ dần

Tam Nguyên |

Tỉ lệ người nỗ lực tìm cách bào chữa cho huấn luyện viên Philippe Troussier sẽ nhỏ dần và không còn nếu chính ông nhấn nút… “tự hủy”.

TPHCM tăng tốc phát triển giao thông xanh

MINH QUÂN |

TPHCM sẽ dùng ngân sách để khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi và lộ trình để cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang xe điện. Theo lộ trình, thành phố sẽ khoanh vùng áp dụng thí điểm sử dụng xe điện ở một số khu vực, tiên phong là huyện Cần Giờ.

Sun Taxi mua 3.000 xe điện VinFast VF 5 Plus, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng giao thông xanh tại Việt Nam

Ngọc Minh |

Ngày 1.6.2023, Công ty Cổ phần Sun Taxi đã ký kết hợp đồng mua 3.000 xe ôtô điện VF 5 Plus từ Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast. Đây là hợp đồng mua xe có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam từ trước đến nay, với thời gian bàn giao từ nay đến năm 2025.

TPHCM chuyển hướng sang giao thông xanh

MINH QUÂN |

TPHCM - Từ metro đến xe đạp công cộng, xe buýt điện, TPHCM đang đẩy mạnh phát triển các loại hình giao thông xanh để giảm ô nhiễm môi trường, thay đổi thói quen của người dân trong sử dụng giao thông công cộng.