Thích ứng và sống chung với hạn mặn

NHÓM PV |

Tích trữ nước ngọt, chủ động xây dựng các mô hình “thuận thiên”, thậm chí bỏ đất trống không làm gì trong mùa hạn mặn... là những hiến kế được PGS.TS Lê Anh Tuấn - Cố vấn Khoa học, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra nhằm giúp các địa phương, người dân sống cùng hạn mặn.

Hạn mặn gay gắt nhưng thiệt hại thấp

Qua nhiều chuyến khảo sát thực tế về tình hình hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển ĐBSCL từ đầu năm 2024 đến nay, PGS.TS Lê Anh Tuấn nhận định hạn, xâm nhập mặn năm nay đến sớm hơn 1 tháng so với trung bình nhiều năm. Mặn xuất hiện sớm ở các vùng cửa sông trong tháng 1 và tăng cao trong tháng 2.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, do nguồn nước thượng nguồn sông Mekong đổ về ngày càng ít dần. Do đó, khi vừa qua Tết, mặn đã lấn sâu vào đất liền, từ tháng 1 đến đầu tháng 3, ranh mặn 4g/l xâm nhập sâu vào nội đồng từ 50-65km, có nơi xâm nhập mặn sâu đến 55-70km.

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, chính quyền địa phương đều xây dựng kế hoạch ứng phó, chủ động theo dõi diễn biến để “ngăn mặn - trữ ngọt”, kịp thời thông báo đến người dân thông tin về hạn, mặn; ngành cấp nước cũng đã tìm đến nguồn nước ngọt, thậm chí dẫn nguồn nước ngọt từ nơi khác về cung cấp cho người dân.

Phải đặt thích ứng làm trọng tâm

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc ứng phó với hạn, mặn là phải thích ứng và sống chung - nói cách khác là thích ứng cần phải được đặt làm trọng tâm.

Đồng thời, các giải pháp cần được lồng ghép trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Ông Tuấn cho rằng, ngành chức năng, địa phương cần tăng cường công tác quan trắc, diễn biến hạn mặn; truyền thông để bà con nắm được thông tin cũng như khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Cần xây dựng các công trình trữ nước ngọt có thể dựa vào kinh nghiệm của người dân hay đặc điểm từng địa phương.

“Điều quan trọng là nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Ngay cả các công ty cấp nước vùng ven biển giờ cũng phải chấp nhận một số thời điểm nước máy nhiễm mặn. Họ đã tính đến phương án lấy nước ngọt ở thượng nguồn về hay di dời nhà máy nước. Do đó cách tốt nhất là ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt thì mới lâu dài”, PGS.TS Lê Anh Tuấn lý giải.

Về sản xuất thích ứng với hạn, mặn, PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, ngoài điều chỉnh thời vụ cũng dần giảm diện tích trồng lúa ở vùng không chủ động được nước ngọt, bởi lúa là cây cần rất nhiều nước. Thay vào đó chuyển qua một số cây trồng khác cần ít nước hơn.

Những khu vực nào nuôi tôm được thì chuyển dần sang nuôi tôm nước lợ, nước mặn hoặc mô hình tôm - lúa, mô hình trồng năn tượng - nuôi tôm (năn là nơi che nắng cho tôm, giúp cải thiện môi trường nước; ngoài ra còn sử dụng làm nguyên liệu để đan đát thủ công mỹ nghệ, bà con sẽ có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn).

PGS.TS Lê Anh Tuấn khuyến cáo, người dân cần tích trữ nước. Theo đó, mùa mưa năm trước có những trận mưa lớn thì cần trữ nước để dùng cho mùa khô năm sau. Nước ngọt nên ưu tiên dùng để sinh hoạt, chăn nuôi còn nhiều thì mới tính đến trồng một số cây ít sử dụng nước.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Ứng phó hạn mặn, người dân gặp khó từ những cống, đập ngăn mặn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Vụ mùa 2023-2024, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khi kênh kiệt nước, nhiều đập thời vụ bị đóng.

Giá lúa còn cao, nông dân vừa thu hoạch đã vội gieo sạ bất chấp hạn mặn

VÂN HI |

Dù được cảnh báo ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô, tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt, tuy nhiên vì giá lúa vẫn còn cao một số nông dân đã vội gieo sạ vụ lúa tiếp theo dù mới thu hoạch. Trước rủi ro chực chờ, hiện nhiều địa phương đã chủ động ứng phó để giảm thiệt hại cho nông dân.

Những công trình thủy lợi giúp vượt qua hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Tại các tỉnh miền Tây nhiều năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhiều công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả trong việc giảm xung đột, điều tiết nước sản xuất, đồng thời giúp ngăn mặn trữ ngọt trong mùa khô hạn.

Con trai ông chủ Tân Hoàng Minh thừa nhận sai phạm khi huy động nghìn tỉ đồng

Việt Dũng |

Đỗ Hoàng Việt thừa nhận cáo trạng truy tố và cho rằng, việc giúp sức phát hành trái phiếu để huy động vốn cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư là sai phạm.

Kết quả xác minh vụ một trường ở Hải Dương bị tố thu 400.000 đồng hỗ trợ kì thi tốt nghiệp THPT

Hoàng Khôi |

Ngày 19.3, nguồn tin Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa có văn bản về việc xác minh nội dung tố cáo Trường THPT Tuệ Tĩnh thu tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp và tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng quy định.

Lửa cháy ngùn ngụt trong bãi tạm giữ xe của công an huyện ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sáng 19.3, bãi tạm giữ xe của Công an huyện Khánh Vĩnh bất ngờ bốc cháy dữ dội. Khu vực này vốn là bãi tạm giữ xe ô tô, xe máy vi phạm của địa phương.

Đề nghị xem xét trách nhiệm Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Cơ quan chức năng vừa chỉ ra nhiều vi phạm tại Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa và kiến nghị xem xét trách nhiệm ông Phạm Bá Oai - Giám đốc Sở.

Cận cảnh sân tập của đội tuyển Việt Nam ở Indonesia

Thanh Vũ |

Sân vận động Madya Gelora Bung Karno sẽ là nơi tập luyện của đội tuyển Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cho trận gặp tuyển Indonesia.

Ứng phó hạn mặn, người dân gặp khó từ những cống, đập ngăn mặn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Vụ mùa 2023-2024, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khi kênh kiệt nước, nhiều đập thời vụ bị đóng.

Giá lúa còn cao, nông dân vừa thu hoạch đã vội gieo sạ bất chấp hạn mặn

VÂN HI |

Dù được cảnh báo ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô, tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt, tuy nhiên vì giá lúa vẫn còn cao một số nông dân đã vội gieo sạ vụ lúa tiếp theo dù mới thu hoạch. Trước rủi ro chực chờ, hiện nhiều địa phương đã chủ động ứng phó để giảm thiệt hại cho nông dân.

Những công trình thủy lợi giúp vượt qua hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Tại các tỉnh miền Tây nhiều năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhiều công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả trong việc giảm xung đột, điều tiết nước sản xuất, đồng thời giúp ngăn mặn trữ ngọt trong mùa khô hạn.