Thanh Hoá giải bài toán trụ sở công dôi dư

Xuân Hùng |

Thanh Hoá vừa công bố kết quả thực hiện số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trong đó đã đặt ra vấn đề xử lý tài sản công dôi dư khiến dư luận bức xúc thời gian qua.

Khi trụ sở UBND xã bị bỏ hoang, để nuôi lợn

Thanh Hóa có 27 huyện, thị. Ngay từ năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành chỉ thị về việc sắp xếp này với tinh thần “chủ trương 1, biện pháp 10 và quyết tâm 20” để thực hiện tốt các chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tính đến tháng 8.2023, toàn tỉnh đã giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 635 xã, phường, thị trấn xuống còn 559 xã, phường, thị trấn. Thanh Hóa được Trung ương đánh giá là địa phương dẫn đầu, hoàn thành xuất sắc mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thôn, tổ dân phố phù hợp định hướng, chương trình phát triển đô thị.

Thế nhưng, việc xử lý trụ sở công trở thành bài toán đau đầu. Đơn cử như năm 2019, 2 xã Quảng Phúc và Quảng Vọng (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) sáp nhập thành 1 xã và lấy tên là xã Quảng Phúc (trụ sở chính đóng tại xã Quảng Vọng cũ).

Sau khi sáp nhập, nhiều công trình như công sở, hội trường, trường tiểu học, trạm y tế (ở xã Quảng Phúc cũ) bị bỏ hoang, lãng phí. Đặc biệt, trong số các công trình bị bỏ hoang có công sở xã Quảng Phúc (xây dựng năm 2018, với tổng mức đầu tư hơn 5 tỉ đồng) mới xây xong phần thô, vừa trát vữa xong, chưa hoàn thiện và bỏ dang dở cho đến nay. Nhiều người dân tận dụng công sở mới xây, chưa sử dụng để nuôi lợn, cột trâu bò. Hội trường xã Quảng Phúc cũ (với mức đầu tư hơn 3 tỉ đồng) đã hoàn thiện và hiện nay trở thành nơi sản xuất chiếu cói...

Theo báo cáo, đối với 76 công sở là UBND xã dôi dư, tỉnh đã bố trí 12 công sở cho công an xã chính quy; 17 công sở bố trí nơi làm việc của mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội, trường mầm non, các đơn vị sự nghiệp khác. Tuy nhiên, vẫn còn tới 47 công sở bỏ hoang, chưa sử dụng hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các phương án chuyển đổi, thanh lý đảm bảo theo quy định của pháp luật. Bên cạnh công sở, Thanh Hoá còn 820 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố dôi dư sau nhập thôn, tổ dân phố.

Xử lý phải có sự đồng thuận của nhân dân

Để khắc phục tình trạng nêu trên, UBND Thanh Hoá đã có chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh sách; tổng hợp, báo cáo tổng thể thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công và đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng các trụ sở công ở các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn.

Đối với các công trình nhà văn hóa thôn, bản, xóm, tổ dân phố dôi dư: Tỉnh Thanh Hoá yêu cầu xử lý dứt điểm theo hướng bàn giao lại cho cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng, tạo điều kiện cho người dân tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp đề xuất xử lý công trình dôi dư (được hình thành từ tiền hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và đóng góp của nhân dân hoặc 100% huy động nguồn đóng góp của nhân dân) theo các hình thức xử lý: "Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất" hoặc "thu hồi", phải được sự đồng thuận, thống nhất của nhân dân thôn, tổ dân phố có công trình dôi dư và phải thực hiện trình tự, thủ tục xác lập sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định; quá trình thực hiện phải đảm bảo chặt chẽ để tránh các vấn đề khiếu kiện liên quan.

Trong khi đó, đối với các công trình trụ sở làm việc cấp xã, tài sản công dôi dư khác: Khẩn trương thực hiện thủ tục để bàn giao và đưa vào sử dụng các công trình đã có phương án bàn giao cho các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương quản lý, sử dụng; xây dựng phương án chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng công trình tài sản công dôi dư khác cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Để tránh lãng phí, hư hỏng tài sản công, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu: Trong thời gian chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý hoặc chưa tổ chức xử lý nhà, đất, tài sản công theo phương án được duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý, sử dụng tài sản đó phải bảo vệ, bảo quản tài sản, tránh để lấn chiếm, thất thoát...

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Lý do đấu giá tài sản công đến 6 lần không ai mua

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có những vụ bán đấu giá tài sản đến 6 lần nhưng không ai mua, có tâm lý e ngại khi mua tài sản thi hành án của người dân, phải hời lắm thì mới mua.

Bát nháo tình trạng quản lý tài sản công, mua sắm công

Nhóm phóng viên |

Vấn đề quản lý tài sản công, mua sắm công được quy định hết sức chặt chẽ với chế tài xử lý mạnh tay, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng, tại một số trường đại học, cao đẳng vẫn xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần phải được xem xét làm rõ.

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

VƯƠNG TRẦN |

Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Đề xuất hơn 4.000 tỉ đồng làm gần 4 km đường ven sông Sài Gòn

Huyền Trân |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng.

Cháy lớn tại lán trại công nhân ở Bắc Giang lúc nửa đêm, 1 người tử vong

Vân Trường |

Vụ cháy xảy ra lúc 0h ngày 27.10, tại Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.

Chiến lược giúp Grab giữ chân người dùng cũ và hút người dùng mới

Như Quỳnh |

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cung cấp các lựa chọn dịch vụ với mức giá hợp lý là cách siêu ứng dụng này thu hút và giữ chân người dùng một cách bền vững.

Cựu tuyển thủ Linh Chi hé lộ điều kiện trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 134 có buổi trò chuyện với cựu tuyển thủ đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Nguyễn Linh Chi, hiện là trợ lý huấn luyện viên câu lạc bộ Bộ Tư lệnh Thông tin Trường Tươi Bình Phước để nghe chia sẻ về thời điểm và điều kiện để cô trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam thời gian tới.

Bếp trưởng nổi tiếng Peru mê đặc sản Việt Nam, mang cả tía tô về nước trồng

Minh Anh |

“Với tôi, ẩm thực Việt Nam nằm trong top đầu thế giới”, đầu bếp nổi tiếng Peru - José Maria Murga Brescia chia sẻ.

Lý do đấu giá tài sản công đến 6 lần không ai mua

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có những vụ bán đấu giá tài sản đến 6 lần nhưng không ai mua, có tâm lý e ngại khi mua tài sản thi hành án của người dân, phải hời lắm thì mới mua.

Bát nháo tình trạng quản lý tài sản công, mua sắm công

Nhóm phóng viên |

Vấn đề quản lý tài sản công, mua sắm công được quy định hết sức chặt chẽ với chế tài xử lý mạnh tay, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nhưng, tại một số trường đại học, cao đẳng vẫn xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần phải được xem xét làm rõ.

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

VƯƠNG TRẦN |

Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.