Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nghèo bền vững

Vĩnh Hoàng |

Nhiều năm qua, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn cao, vì vậy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giúp người dân giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh (từ 36.798 hộ cuối năm 2021 xuống còn 26.869 hộ cuối năm 2022), vượt kế hoạch đề ra hơn 1%.

Để có được kết quả này, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, xóa nghèo đa chiều.

Cụ thể, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng tới việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật giúp người dân, đặc biệt là người nghèo nâng cao năng lực, từ đó, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Điển hình các mô hình giảm nghèo hiệu quả như: Mô hình sản xuất cống bê tông và kinh doanh vật liệu xây dựng của gia đình ông Phan Văn Huấn (thôn Bãi Hội, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa) cho thu nhập hơn 800 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà trang trại và kinh doanh thức ăn chăn nuôi của gia đình ông Vũ Văn Quang (xóm Bờ Suối, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ) cho thu nhập gần 1 tỉ đồng/năm...

Hệ thống lưới điện quốc gia được kéo về từng thôn bản, từng nóc nhà dân đã đưa tỉnh Thái Nguyên không còn vùng “trắng” về điện. Ảnh: Nguyễn Tùng
Hệ thống lưới điện quốc gia được kéo về từng thôn bản, từng nóc nhà dân đã đưa tỉnh Thái Nguyên không còn vùng “trắng” về điện. Ảnh: Nguyễn Tùng

Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Mạnh Hà, phát triển kinh tế là kênh để giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo.

Bình quân hằng năm toàn tỉnh có gần 96.000 hộ nông dân đăng ký tham gia phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Bình xét có gần 70.000 hộ đạt tiêu chí/năm. Để đạt được kết quả này là có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành trong triển khai, thực hiện chương trình của tỉnh.

Các cấp, ngành luôn bám sát thực tiễn để xây dựng kế hoạch. Đồng thời, triển khai thực hiện hỗ trợ tiền vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư và các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng khu vực dân cư.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng, mục tiêu của chương trình là giảm nghèo đa chiều, bền vững hạn chế phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu tiêu chí giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.

"Cụ thể, chương trình đặt mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 bình quân từ 1%/năm trở lên. Giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh bình quân 2%/năm, giảm 8/15 xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh", ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết thêm, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là giảm 21.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó hộ nghèo là 13.200 hộ, hộ cận nghèo là 8.100 hộ) so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Đồng thời, phấn đấu hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 60 mô hình dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh... nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Ngoài ra, chương trình cũng đặt mục tiêu như: Tập huấn cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo có kiến thức, kỹ năng lập đề án thực hiện chương trình, chính sách... phấn đấu tạo việc làm bền vững cho ít nhất là 1 lao động trong hộ nghèo.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh về đích trước 3 năm chương trình giảm nghèo bền vững

BẢO BÌNH |

Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bêtông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Anh Huy - Thanh Dần |

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn.

Người dân giảm nghèo bền vững nhờ được trao cần câu

Vĩnh Hoàng |

Nhận thấy một trong những hướng đi để giảm nghèo bền vững chính là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để giảm nghèo.

Câu lạc bộ Hà Nội thắng trận đầu tiên tại AFC Champions League

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Hà Nội ngược dòng đánh bại Wuhan Three Towns 2-1 trên sân Mỹ Đình.

Tin 20h: Những lưu ý về xử lý kỷ luật khi công chức sinh con thứ 3

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Tận thấy sự hoang tàn của bệnh viện xây dựng 6 năm chưa xong ở Cần Thơ; Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh, cán bộ y tế học đường chán nản vì mặc cảm; Những lưu ý về xử lý kỷ luật khi công chức sinh con thứ 3...

Bộ trưởng KHĐT tiếc nuối khi Intel gác kế hoạch đầu tư thêm 1 tỉ USD vào Việt Nam

Vương Trần - Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ tiếc nuối trước thông tin Intel gác kế hoạch mở rộng sản xuất chip ở Việt Nam.

Rà soát việc xử phạt các doanh nghiệp xả thải làm ô nhiễm sông Sa Lung

HƯNG THƠ |

Ngày 8.11, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị xác nhận, liên quan đến tình trạng ô nhiễm ở sông Sa Lung (huyện Vĩnh Linh) mà Lao Động đã có nhiều bài viết phản ánh, hiện đơn vị này đang tổ chức rà soát hình thức xử phạt vi phạm hành chính của các doanh nghiệp vi phạm.

Bộ Y tế tìm giải pháp cho việc bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc

Thanh Hà |

Bộ Y tế nghiên cứu các giải pháp để khắc phục tình trạng người dân khám chữa bệnh nhưng phải mua thuốc ở bên ngoài, gây nhiều khó khăn.

Quảng Ninh về đích trước 3 năm chương trình giảm nghèo bền vững

BẢO BÌNH |

Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bêtông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Anh Huy - Thanh Dần |

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn.

Người dân giảm nghèo bền vững nhờ được trao cần câu

Vĩnh Hoàng |

Nhận thấy một trong những hướng đi để giảm nghèo bền vững chính là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để giảm nghèo.