Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022)

Rưng rưng hạnh phúc của mẹ liệt sĩ Gạc Ma

Hoàng Văn Minh |

Dẫn chúng tôi lên bàn thờ để thắp hương cho liệt sĩ Lê Văn Sanh trong mùa lễ trọng 27.7, mẹ Đặng Thị Nhung, năm nay tròn 80 tuổi rưng rưng nhìn lên di ảnh của con thầm thì: “Vui chưa, lại có người đến thăm…”. Nói rồi mẹ khóc thành tiếng, cảm giác như nỗi đau vẫn còn vẹn nguyên dù đã tròn 34 năm mất con kể từ sự kiện Gạc Ma năm 1988.

Trời cho sức khỏe nhưng lấy đi 3 người con

Cả bà Đặng Thị Nhung và ông Lê Văn Xuân - bố mẹ của liệt sĩ Lê Văn Sanh, một trong 7 liệt sĩ ở Đà Nẵng hy sinh trong sự kiện Gạc Ma năm 1988 không bất ngờ lắm với sự xuất hiện của chúng tôi ở nhà riêng tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong những ngày này với đề nghị “xin thắp hương cho liệt sĩ”.

Mẹ Nhung bảo hằng năm đến dịp này, đặc biệt là ngày 14.3 - ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma, thường có rất nhiều người tìm đến nhà thắp hương cho liệt sĩ Lê Văn Sanh cũng như thăm hỏi gia đình nên thi thoảng có khách lạ là chuyện thường tình.

Điều đặc biệt là trong số 7 liệt sĩ Gạc Ma tại Đà Nẵng, đến thời điểm này, chỉ còn gia đình liệt sĩ Lê Văn Sanh là còn đầy đủ cả bố mẹ. Bà Đặng Thị Nhung năm nay tròn 80 tuổi, ông Lê Văn Xuân đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Thậm chí mẹ Nhung, hằng ngày vẫn còn đều đặn đi chợ bán cá. Mẹ bảo “đi bán không phải vì mưu sinh mà vì để tìm niềm vui, quên nỗi buồn”. Rồi mẹ Nhung thút thít khóc, nhìn lên di ảnh con trai là liệt sĩ Lê Văn Sanh trên bàn thờ.

“Nó là con đầu của tui, hy sinh lúc mới 21 tuổi, còn quá trẻ. Đi làm thì thôi, chứ về đến nhà, nhìn thấy ảnh nó là lòng tui lại quặn thắt từng cơn. Mấy chục năm rồi mà nỗi đau vẫn không bớt đi chút mô cả” - mẹ Nhung nói.

Mẹ Nhung khóc bởi không chỉ nhớ mỗi liệt sĩ Lê Văn Sanh. Mẹ có tất cả 4 người con, 4 trai, 2 gái. “Thời chiến”, mẹ mất liệt sĩ Lê Văn Sanh tại Gạc Ma. Thời bình, mẹ còn mất thêm hai người con trai nữa bởi bệnh tật và tai nạn. Giờ mẹ chỉ còn mỗi cậu trai út ở cùng đang làm cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ở phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

“Trời cho vợ chồng tui sức khỏe, sống lâu nhưng lại nhẫn tâm lấy đi một lúc 3 người con trai để vợ chồng tui phải kẻ đầu bạc khóc kẻ đầu xanh” - mẹ Nhung nói vậy khi chúng tôi khen mẹ còn khoẻ và trẻ so với tuổi đời của mình.

“Cũng được an ủi rất nhiều…”

Nhưng cũng có những giọt nước mắt hạnh phúc. Là khi mẹ Nhung vừa thút thít vừa nói “kể ra con tui cũng được hạnh phúc an ủi khi mỗi năm có đến 3 ngày giỗ”.

Ngày giỗ đầu tiên là ngày 26.1 âm lịch (một ngày trước sự kiện Gạc Ma theo quan niệm truyền thống). Ngày giỗ thứ 2 là ngày 14.3 (ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma tính theo dương lịch) và cuối cùng là ngày thương binh - liệt sĩ 27.7. An ủi nữa là ngoài di ảnh thờ trong gia đình, tên của liệt sĩ Lê Văn Sanh còn được khắc tại bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của địa phương. Đây là bia tưởng niệm các liệt sĩ qua các thời kỳ, trong đó, có 9 liệt sĩ Gạc Ma ở chính quê hương Hòa Cường, được đặt tại đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) để thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng, cũng là những vị tiền nhân của Đà Nẵng. Gần nhất, tên của liệt sĩ Lê Văn Sanh cùng các động đội, cũng được khắc ghi tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa cùng các hoạt động tưởng nhớ được tổ chức ở cấp quốc gia.

“Nghe nói ngày 27.7 tới đây, phường Hòa Cường Bắc sẽ đến tận nhà tui để làm giỗ cho thằng Sanh” - ông Lê Văn Xuân nói.

Mẹ Nhung cùng với các gia đình thân nhân liệt sĩ khác ở Đà Nẵng còn thường xuyên nhận được sự quan tâm, thăm hỏi, động viên, tặng quà của Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Thành phố Đà Nẵng, chính quyền địa phương các cấp.

“Cũng được an ủi rất nhiều khi trong ngày 14.3 vừa rồi, chính quyền địa phương không những làm cái lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma rất lớn, có rất nhiều người tham dự ở bia tưởng niệm ngoài đình làng Nại Nam mà tui nhận được 4 triệu đồng từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm thông qua Ban liên lạc bộ đội Trường Sa” - mẹ Nhung kể.

Mẹ còn cười thành tiếng, bảo “có nhiều chuyện lạ lắm. Ví như hằng năm cứ đến ngày 14.3 hay thương binh liệt sĩ, nhà tui hay đón những vị khách không biết ở mô tới, chỉ nghe nói là xa lắm, tận trong Sài Gòn, ngoài Hà Nội. Họ đi ôtô, có khi tự tìm nhà, có khi nhờ người dẫn tới. Họ lên thắp hương cho thằng Sanh, hỏi han vợ chồng tui rất thân tình rồi gởi tiền để trong phong bì, cứ bắt tui nhận cho bằng được mà không nói lý do, không để lại tên tuổi chi cả…”.

2 năm mất 2 mẹ liệt sĩ

Trong hai năm 2020 và 2021, ở Đà Nẵng có hai mẹ liệt sĩ Gạc Ma qua đời. Đó là bà Lê Thị Muộn, mẹ của liệt sĩ Pha Văn Sự và bà Hồ Thị Lai, mẹ của liệt sĩ Trương Quốc Hùng. Bà Lê Thị Muộn là một trường hợp đặc biệt khi suốt 29 năm liền, mỗi khi nhớ con, mẹ lại mang kỷ vật - chiếc áo mà liệt sĩ Phan Văn Sự mặc khi còn làm nhiệm vụ ở đất liền trong năm đầu nhập ngũ ra mặc. Và trong chuyến ra Trường Sa, liệt sĩ Phan Văn Sự bỏ quên chiếc áo này ở đơn vị. Mãi đến tháng 7.2017, được mời vào Cam Ranh (Khánh Hòa) dự khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, mẹ Muộn đã hiến tặng chiếc áo kỷ niệm của con trai cho khu tưởng niệm.

“Dù không bị COVID-19 nhưng cả hai mẹ đều qua đời đúng vào các thời điểm Đà Nẵng bị phong tỏa để phòng chống dịch nên đám tang của hai mẹ chỉ được tổ chức đơn giản. Và tôi là người duy nhất ở Đà Nẵng thay mặt các cựu binh đến viếng hai mẹ” - ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa Thành phố Đà Nẵng kể.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi gia đình liệt sĩ Gạc Ma

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Ngày 15.7, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động đã về Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm, thăm hỏi thân nhân liệt sĩ Đỗ Viết Thành (ở thôn 1, xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa), tại đây, đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Báo Lao Động đã thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân liệt sĩ Đỗ Viết Thành và thăm hỏi, trao quà cho gia đình liệt sĩ.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma – nước mắt đau thương và hạnh phúc

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Nhìn lên di ảnh con trai trên bàn thờ, bà Đặng Thị Nhung, năm nay tròn 80 tuổi, mẹ liệt sĩ Lê Văn Sanh lại thút thít khóc dù đã tròn 34 năm mất con kể từ sự kiện Gạc Ma năm 1988. Có điều, những giọt nước mắt của mẹ Nhung bây giờ, ngoài đau thương còn trộn lẫn với niềm hạnh phúc an ủi.

Dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Phương Linh |

Khánh Hòa - Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức đoàn dâng hương tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi gia đình liệt sĩ Gạc Ma

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Ngày 15.7, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động đã về Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm, thăm hỏi thân nhân liệt sĩ Đỗ Viết Thành (ở thôn 1, xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa), tại đây, đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Báo Lao Động đã thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân liệt sĩ Đỗ Viết Thành và thăm hỏi, trao quà cho gia đình liệt sĩ.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma – nước mắt đau thương và hạnh phúc

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Nhìn lên di ảnh con trai trên bàn thờ, bà Đặng Thị Nhung, năm nay tròn 80 tuổi, mẹ liệt sĩ Lê Văn Sanh lại thút thít khóc dù đã tròn 34 năm mất con kể từ sự kiện Gạc Ma năm 1988. Có điều, những giọt nước mắt của mẹ Nhung bây giờ, ngoài đau thương còn trộn lẫn với niềm hạnh phúc an ủi.

Dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Phương Linh |

Khánh Hòa - Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức đoàn dâng hương tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).