Quan niệm sai lầm về hái lộc đầu năm không phải ai cũng biết

Thùy Dương |

Những năm gần đây, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch, biến tập tục này trở thành hủ tục. Theo các chuyên gia, việc hái lộc đầu năm không nhất thiết phải là bẻ cây tại các đền chùa.
Hái lộc đầu năm là một trong những việc làm quen thuộc của nhiều người dân dịp đầu năm. Ảnh: ST
Hái lộc đầu năm là một trong những việc làm quen thuộc của nhiều người dân dịp đầu năm. Ảnh: ST

Với nhiều người, hái lộc đầu năm là việc hái cành lá sau đó mang về nhà để cầu mong cho những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ.

Những cây được chọn để hái lộc đầu năm thường là những loại cây quanh năm tươi tốt với ý nghĩa tượng trưng là mang chồi lộc, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà. Lộc ở đây không chỉ là tài lộc, còn là may mắn bình an, của sinh trưởng dồi dào, tượng trưng cho những gì tươi mới được hình thành.

Không ít người cho rằng, nếu thành tâm xin một cành lộc nhỏ ở đền, chùa sẽ được thần Phật phù hộ, ban cho tài lộc và may mắn trong suốt cả năm. Chính vì vậy trong đêm giao thừa hoặc buổi sáng mùng 1, nhiều người thường đến chùa, nhà thờ, công viên, hoặc sân vườn nhà mình để hái chút cành lá về cắm trong nhà.

Những năm gần đây, hoạt động hái lộc đêm giao thừa hoặc vào những ngày đầu năm vẫn được đông đảo mọi người chờ đón. Tuy nhiên, vì số lượng người xin lộc quá đông dẫn đến tình trạng cây cối tại cái đền, chùa bị tàn phá nặng nề.

Một số người thậm chí có xu hướng bẻ, nhổ, chặt những cành cây từ to đến nhỏ ở các nơi thờ cúng, đền chùa linh thiêng với hy vọng đem được lộc về nhà.

Những hành động tiêu cực này dẫn đến tình trạng các địa điểm hái lộc đầu năm trở nên “ngổn ngang”, cây cối trơ trọi, cành cây bị bẻ vứt khắp nơi, mất mỹ quan và phần nào làm phong tục hái lộc trở nên tiêu cực, biến tướng trong mắt mọi người.

Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á, cho rằng nhiều người nhìn nhận việc hái lộc đầu năm chưa đầy đủ:

"Lộc đầu xuân không nhất thiết phải đi hái lộc, mà là xin lộc của trời đất làm một vật thiêng cho một năm. Đến chùa người ta gọi là quân tử cầu hiền. Chẳng hạn như người Hà Nội đến chùa Bồ Đề. Bồ Đề là đất Phật. Người dân vào chùa cầu khấn, khi ra khỏi chùa thì xin trời đất.

Ví dụ như con trai thì đi 7 bước, khấn 5 lần “Nam mô A Di Đà Phật” cho con xin một vật thiêng để con làm vật thiêng cho cả năm. Sau đó họ cúi xuống nhặt bất kỳ một cái vật gì đất, đá, gạch, hay là lá cây hay là giấy tờ... rồi mang về làm vật may mắn.

Ví dụ nhặt được giấy tờ thì là được bổ nhiệm chức hay là được lên chức, nhặt được kim loại có thể sẽ mua được ôtô, tivi, tủ lạnh...

Tóm lại, những cái ấy thì người ta gọi là nhặt được vật thiêng, chứ không cần phải đi hái lộc. Đây là lộc trời cho, cho được cái gì thì mình đón được cái đấy. Tuy nhiên, đây là quan niệm dân gian, không thể khẳng định sẽ ứng nghiệm 100%".

Còn theo TS Trần Hữu Sơn - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, người Việt quan niệm vào thời khắc giao thừa, hoặc mùng 1 Tết, mọi người sẽ đi lễ cầu may cho năm mới và ai cũng muốn có lộc để đem về. Nhất là các chồi xanh tượng trưng cho sức sống, sự sinh sôi, tài lộc.

Tuy nhiên, sau mỗi đêm giao thừa, nhiều người lại đau xót chứng kiến cảnh cây cối tại các di tích tan hoang vì bị bẻ cành.

TS Trần Hữu Sơn cho rằng cần phải tuyên truyền và giáo dục cho lớp trẻ không bẻ lộc nữa, để gìn giữ phong tục truyền thống, vừa không làm ảnh hưởng đến cảnh quan.

Việc hái lộc có thể hiểu là người dân lên chùa thắp một nén hương xin lộc để cầu mong công danh, sự nghiệp hay sức khỏe cho năm mới. Hoặc các nhà chùa, ban quản lý khu di tích có thể chuẩn bị sẵn cành lộc để phát cho người dân đến lễ vào đầu ngày đầu năm mới. Việc này sẽ hạn chế tình trạng cây cối bị tàn phá vào đêm giao thừa.

Thùy Dương
TIN LIÊN QUAN

Tuyển tập lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 ý nghĩa nhất dành cho thầy cô

Trang Hà |

Sang năm mới Nhâm Dần 2022, hãy gửi lời chúc Tết đến quý thầy, quý cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Báo Lao Động gợi ý một số lời chúc hay và ý nghĩa, bạn đọc có thể tham khảo.

Hái lộc đầu năm như thế nào để mang tài lộc về nhà?

NHÓM PV |

Trong thời khắc giao thừa hay sớm mùng 1 Tết Nguyên đán, hình ảnh cảnh cây cối tan hoang vì bị bẻ gãy, nhiều cây xanh bị phá hoại trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Thực tế, việc hái lộc đầu năm có rất nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt cây.

Những quan niệm sai lầm về hái lộc đêm giao thừa

Đặng Chung |

Theo quan niệm của người Việt xưa nay, vào đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về, với ý nghĩa rước tài lộc, may mắn về nhà.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tuyển tập lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 ý nghĩa nhất dành cho thầy cô

Trang Hà |

Sang năm mới Nhâm Dần 2022, hãy gửi lời chúc Tết đến quý thầy, quý cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Báo Lao Động gợi ý một số lời chúc hay và ý nghĩa, bạn đọc có thể tham khảo.

Hái lộc đầu năm như thế nào để mang tài lộc về nhà?

NHÓM PV |

Trong thời khắc giao thừa hay sớm mùng 1 Tết Nguyên đán, hình ảnh cảnh cây cối tan hoang vì bị bẻ gãy, nhiều cây xanh bị phá hoại trở thành vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Thực tế, việc hái lộc đầu năm có rất nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt cây.

Những quan niệm sai lầm về hái lộc đêm giao thừa

Đặng Chung |

Theo quan niệm của người Việt xưa nay, vào đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về, với ý nghĩa rước tài lộc, may mắn về nhà.