Phú Yên: Sông Kỳ Lộ bị bồi lấp gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân

Hoài Luân |

Hiện nay, nhiều đoạn lòng sông Kỳ Lộ thuộc tỉnh Phú Yên đã bị bồi lấp, dòng chảy liên tục bị thay đổi, gây xói lở diện tích đất sản xuất và khó tiêu úng, thoát lũ trong mùa mưa, bão.

Sông Kỳ Lộ bị các bồi lấp, gây ngập úng mỗi khi mùa mưa đến.
Sông Kỳ Lộ bị cát bồi lấp, gây ngập úng mỗi khi mùa mưa đến.

Sông Kỳ Lộ chảy qua địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên có chiều dài hơn 100km. Tại một đoạn sông Kỳ Lộ chảy qua thôn Long Hà, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, lòng sông đã bị cát bồi lấp tạo thành những cồn nhỏ nhô cao, dòng chảy của sông liên tục bị thay đổi tác động về phía bờ tả, gây sạt lở nhiều diện tích đất sản xuất của người dân.

Những năm gần đây, vào mùa mưa bão, nước lũ sông Kỳ Lộ không thoát kịp đã dâng cao gây ngập úng vào khu dân cư buộc người dân phải di dời, chạy lũ trong đêm.

 
Hộ dân sống dọc 2 bên sống Kỳ Lộ đều bị ngập nước mỗi khi mùa mưa, lụt.

Ông Đinh Văn Muộn, người dân sống tại khu phố Long Hà, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân nói: "Dòng sông cạn lần. Hàng năm, bên tả, bên hữu gì nó cũng ngập hết. Hồi xưa không dễ gì ngập. Từ năm 2009 tới nay, cứ mưa xuống là nước ngập vào khu dân cư. Riêng nhà tôi bị ngập khoảng 1m trở lại. Người dân sống dọc 2 bên sông Kỳ Lộ đều nằm trong tình cảnh này hết. Mỗi lần đến mùa mưa, lụt là trong lòng cứ thấp thỏm, lo sợ nước lại ngập".

Chịu chung tình cảnh trên, hàng chục ha đất trồng mía, mì của các hộ dân dọc sông Kỳ Lộ ở hai thôn Tân Phú, Tân An, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân cũng đã bị cát bồi lấp, phần lớn diện tích này đang phải bỏ hoang. Những cồn cát hình thành sau nhiều đợt lũ không chỉ khiến người dân mất đất, nguồn tư liệu sản xuất chính mà còn khiến lũ rút chậm, gây sạt lở và có diễn biến khó lường.

Một phần của lòng sông Kỳ Lộ đã bị cát bồi lấp nghiêm trọng.
Một phần của lòng sông Kỳ Lộ đã bị cát bồi lấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, thôn Tân Phú, xã Xuân Sơn Nam thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân lo lắng chia sẻ: Vùng này, trước đây là đất nông nghiệp, nhưng nay bị xói lở nên khó trồng các loại hoa màu nông nghiệp, chỉ trồng được cỏ nhưng cũng phải chăm sóc mới lên được. Trước trồng mía tốt lắm nhưng nay không trồng được.

Theo UBND huyện Đồng Xuân: Tổng diện tích bị xói lở, bồi lấp dọc sông Kỳ Lộ qua địa bàn huyện khoảng hơn 100ha. Trong đó có những vị trí xói lở nguy hiểm đoạn tại khu vực từ cầu sắt La Hai đến khu phố Long An, thị trấn La Hai - đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở của 87 hộ dân và 14ha đất sản xuất nông nghiệp thị trấn La Hai.

Ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết: Trước tình trạng trên, việc cần thiết nhất của địa phương là nạo, vét lòng sông để khơi thông dòng chảy, giảm mực nước ngày càng dâng cao, giảm ảnh hưởng đời sống, tình hình sản xuất của bà con. Ngoài ra, nạo vét cát ở lòng sông có thể tận dụng tạo nguồn thu để xây dựng các công trình kè chống xói lở đã bố trí trong quy hoạch.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Cát tràn xuống đường do mưa lớn, nhiều xe bị “đứng bánh” tại chỗ

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Từ trên động cát cao, cát tràn xuống đường trong cơn mưa lớn khiến nhiều ôtô bị lún, đứng yên tại chỗ, xe máy bị lún được người dân giúp khiêng ra ngoài.

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Chống xói lở hạ lưu bờ sông Ray bằng tuyến kè bê tông cốt phi kim

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Khu vực hạ lưu sông Ray, huyện Xuyên Mộc vừa hợp long tuyến kè bảo vệ chống xói lở dài 850m. Tuyến kè được lắp ráp bằng công nghệ bê tông cốt phi kim, thi công chỉ trong vòng 25 ngày, rút ngắn hơn 170 ngày so với kế hoạch.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cát tràn xuống đường do mưa lớn, nhiều xe bị “đứng bánh” tại chỗ

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Từ trên động cát cao, cát tràn xuống đường trong cơn mưa lớn khiến nhiều ôtô bị lún, đứng yên tại chỗ, xe máy bị lún được người dân giúp khiêng ra ngoài.

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Chống xói lở hạ lưu bờ sông Ray bằng tuyến kè bê tông cốt phi kim

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Khu vực hạ lưu sông Ray, huyện Xuyên Mộc vừa hợp long tuyến kè bảo vệ chống xói lở dài 850m. Tuyến kè được lắp ráp bằng công nghệ bê tông cốt phi kim, thi công chỉ trong vòng 25 ngày, rút ngắn hơn 170 ngày so với kế hoạch.