Hà Nội nghiên cứu đưa bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu lập đề án phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa và du lịch của Thủ đô.

Ngày 17.3, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân.

Công viên văn hóa du lịch được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên vốn có; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước…

Với khu vực bãi giữa, quận Hoàn Kiếm dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Khu vực này sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; khu chức năng không gian vui chơi, tập thể thao (như sân trượt cỏ) cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng…

Khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Đồng thời, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Quận Hoàn Kiếm quy hoạch mạng lưới các đường giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng theo hướng thiết kế thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu truyền thống, tổ chức lại bãi tắm sông hiện có cho văn minh sạch đẹp, hấp dẫn du khách.

Cảnh quan theo các hướng tiếp cận từ trên cao (hướng nhìn từ cầu Long Biên, cầu Chương Dương), hướng tiếp cận đường sông, đường bộ sẽ được nghiên cứu tổ chức, đảm bảo yếu tố về: tạo dựng khung cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, sinh thái; thiết kế cảnh quan bố trí mảng không gian cây xanh; thiết kế kiến trúc nhỏ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.

Người Hà Nội bơi lội giữa sông Hồng trong tiết trời giá rét

Minh Quang - Minh Ánh |

Hà Nội- Thời tiết tại thủ đô những ngày này đang ghi nhận mức nhiệt thấp, chỉ từ 15-17 độ C. Trời rét, gió lạnh là vậy, xong nhiều người đàn ông vẫn ra khu vực bãi bồi sông Hồng để bơi lội giữa dòng nước chảy xiết.

Thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng: Nâng tầm vị thế cho Thủ đô

HOÀI ANH |

Hà Nội sẽ xây dựng mới 10 cây cầu qua sông Hồng và 4 cây cầu qua sông Đuống. Theo các chuyên gia, việc xây mới những cây cầu này không chỉ giúp giảm bớt "gánh nặng" giao thông nội đô mà còn mang ý nghĩa lớn về văn hoá, lịch sử để quảng bá tới bạn bè quốc tế.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.

Người Hà Nội bơi lội giữa sông Hồng trong tiết trời giá rét

Minh Quang - Minh Ánh |

Hà Nội- Thời tiết tại thủ đô những ngày này đang ghi nhận mức nhiệt thấp, chỉ từ 15-17 độ C. Trời rét, gió lạnh là vậy, xong nhiều người đàn ông vẫn ra khu vực bãi bồi sông Hồng để bơi lội giữa dòng nước chảy xiết.

Thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng: Nâng tầm vị thế cho Thủ đô

HOÀI ANH |

Hà Nội sẽ xây dựng mới 10 cây cầu qua sông Hồng và 4 cây cầu qua sông Đuống. Theo các chuyên gia, việc xây mới những cây cầu này không chỉ giúp giảm bớt "gánh nặng" giao thông nội đô mà còn mang ý nghĩa lớn về văn hoá, lịch sử để quảng bá tới bạn bè quốc tế.