Phát huy đa dạng hóa sinh kế hỗ trợ hộ gia đình khó khăn

THU HUYỀN |

Đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững được xem là giải pháp hữu hiệu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đầu năm đến nay, huyện Định Hóa của tỉnh đã tích cực triển khai giải pháp này...

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, đã có trên 300 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo của huyện Định Hóa được hỗ trợ từ Dự án đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

UBND huyện Định Hóa đã phê duyệt 36 phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, gồm: Phương án chăn nuôi gà, chăn nuôi trâu, bò, dê sinh sản; hỗ trợ máy móc chế biến chè và sản xuất lúa J02... với tổng kinh phí thực hiện từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên 7,6 tỉ đồng. Việc triển khai trọng tâm, đúng đối tượng và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã tạo tiền đề giúp mở rộng sinh kế, cải thiện thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện.

Gia đình bà Ma Thị Cam (xóm Làng Hố, xã Trung Hội) là một trong số gần 200 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo của huyện Định Hóa được hỗ trợ gà giống để chăn nuôi, nâng cao thu nhập.

Bà Cam bộc bạch: “Những năm về trước, việc thoát nghèo của gia đình tôi tưởng chừng như rất xa vời, bởi đất sản xuất ít, ngoài làm nông gia đình tôi không có việc làm thêm nên cuộc sống rất khó khăn.

Mới đây gia đình tôi được hỗ trợ 100 con gà giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các vật tư chăn nuôi khác từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính sách phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, với tổng kính phí 14,2 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 7,5 triệu đồng, còn lại gia đình đối ứng.

Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, khó kiểm soát được dinh dưỡng và bệnh lây nhiễm vì chăn thả ở tự nhiên. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do địa phương tổ chức, cộng với việc tham khảo kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi trong xã nên tôi đã có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình”.

Tại xã Bình Yên, trong năm 2023 đã có 8 hộ nghèo được hỗ trợ mô hình chăn nuôi trâu và bò sinh sản. Những mô hình hỗ trợ chăn nuôi được triển khai tại các địa phương trong những năm qua đã tạo cơ hội cho các hộ dân vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

Hộ gia đình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Bình Yên, Thái Nguyên. Ảnh: Thu Huyền
Hộ gia đình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Bình Yên, Thái Nguyên. Ảnh: Thu Huyền

Đây cũng là nguồn tư liệu sản xuất mà người dân đã mong ước từ bấy lâu. Chính vì vậy, ngay sau khi được bàn giao, người dân đã tích cực chăm sóc và nuôi dưỡng với mong muốn sẽ thoát nghèo để ổn định cuộc sống.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chăn nuôi bò sinh sản của xã Bình Yên đã góp phần hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua thực hiện mô hình đã nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo, phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tú - Chủ tịch UBND huyện Định Hóa - cho biết, huyện đang tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước.

Ngoài ra, huyện cũng tích cực tổ chức chương trình truyền thông về giảm nghèo đa chiều tại 15 xã nhằm cung cấp các thông tin kiến thức hữu ích về giảm nghèo, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ Đảng viên và nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời phấn đấu hết năm 2023 hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới.

THU HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Tạo sinh kế bền vững cho người lao động từ nguồn Quỹ trợ vốn

Mai Dung |

5 năm qua, hàng nghìn lượt CNVCLĐ TP Hải Phòng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, sửa chữa nhà ở... cải thiện cuộc sống từ nguồn Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo.

Bắc Kạn đa dạng hóa sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân

THU TRANG |

Đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững được xem là giải pháp hữu hiệu trong thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thời gian qua đã có hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế, đây chính là đòn bẩy giúp người dân có ý chí, nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Thoát nghèo nhờ được trao sinh kế

Vĩnh Hoàng |

Bắc Giang - Ngoài huy động tối đa các nguồn lực, việc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương để lựa chọn hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Tranh cãi việc nên quản lý chặt hay nên cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng

Minh Ánh |

Cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng hay chỉ nên quản lý chặt hơn đang là vấn đề tạo nên tranh cãi..

Nhan nhản vi phạm giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bảo Nguyên |

Được đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245km đang tồn tại hàng loạt bất cập như đón trả khách vô tội vạ, xe máy và người đi bộ ngang nhiên đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

THANH HẢI (ẢNH: NGUYỄN THU HẰNG) |

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Kiểm tra, giám sát để đảm bảo quyền lợi chính đáng của đoàn viên, người lao động

Bảo Hân thực hiện |

Nhiệm kỳ 2018-2023, thông qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Công đoàn các cấp đã kiến nghị với đơn vị được kiểm tra chấn chỉnh những hạn chế trong việc chấp hành Điều lệ Công đoàn; phát hiện những bất cập để kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN); phản ánh kịp thời các vấn đề có liên quan với Đảng, Nhà nước và Tổng LĐLĐVN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Học sinh đầu trần, kẹp ba, lạng lách trên đường

Phương Thảo - Quỳnh Trang |

Trên đường phố Hà Nội tái diễn tình trạng nhiều học sinh đầu trần điều khiển xe máy, lạng lách đánh võng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông cho bản thân và những người xung quanh.

Tạo sinh kế bền vững cho người lao động từ nguồn Quỹ trợ vốn

Mai Dung |

5 năm qua, hàng nghìn lượt CNVCLĐ TP Hải Phòng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, sửa chữa nhà ở... cải thiện cuộc sống từ nguồn Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo.

Bắc Kạn đa dạng hóa sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân

THU TRANG |

Đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững được xem là giải pháp hữu hiệu trong thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thời gian qua đã có hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế, đây chính là đòn bẩy giúp người dân có ý chí, nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Thoát nghèo nhờ được trao sinh kế

Vĩnh Hoàng |

Bắc Giang - Ngoài huy động tối đa các nguồn lực, việc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương để lựa chọn hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.