Nhọc nhằn nghề khai thác keo thuê

ANH ĐỨC - LAN RỪNG |

Những năm gần đây, ở địa bàn các huyện miền núi Nghệ An, người dân đã tận dụng lợi thế đất đồi rừng để trồng rừng kinh tế. Một trong những loại cây cho thu nhập khá là cây keo. Vào những dịp thu hoạch đã hình thành nên một nghề mới, công việc cưa keo, bóc vỏ và vận chuyển keo lên xe. Mọi người thường gọi đùa nhau là nghề “phu keo”.

Đi dọc theo các tuyến đường của huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) như: Bồng Khê, Mậu Đức, Đôn Phục, hay Môn Sơn-Lục Dạ, hình ảnh dễ bắt gặp là những điểm khai thác tập kết keo.

Hình ảnh dễ bắt gặp khi đi qua địa bàn các huyện miền núi
Hình ảnh dễ bắt gặp khi đi qua địa bàn các huyện miền núi
Hình ảnh dễ bắt gặp khi đi qua địa bàn các huyện miền núi
Hình ảnh dễ bắt gặp khi đi qua địa bàn các huyện miền núi

Dừng lại ven đường trò chuyện cùng một số người dân đang thoăn thoắt với việc bóc vỏ keo, chị Lô Thị Năm, ở bản Tân Hương xã Yên Khê chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề nông nhưng cũng chỉ có gần 2 sào lúa nước. Thu nhập thấp nên hai vợ chồng gắn bó với nghề này đã nhiều năm nay. Nghề này tuy vất vả, nhưng được cái có thu hằng ngày để trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học".

Nghề thu hoạch keo thuê đòi hỏi phải có sức khoẻ, bởi vì họ phải dùng cưa xăng cắt hạ cây, vận chuyển, tập kết keo lên xe... rất vất vả. Mỗi ngày nhiều thì một người cũng kiếm được 200 nghìn, ít cũng được 160-170.000 đồng. Cuộc sống người dân miền núi khó khăn, lại không có đất rừng để canh tác nên đây là khoản thu nhập đáng kể.

Nghề thu hoạch keo cũng hình thành những nhóm làm việc với nhau. Trung bình mỗi nhóm có từ 10-15 người. Mọi việc trong nhóm đều có một trưởng nhóm đảm nhận. Thông thường một nhóm thường đi theo một chủ thu mua.

Những người đàn ông khỏe mạnh thì chặt hạ...
Những người đàn ông khỏe mạnh thì chặt hạ...
Những người đàn ông khỏe mạnh thì chặt hạ...

Ông Trần Thanh Hà, một chủ thu mua cho biết: “Thu hoạch keo không theo mùa. Hễ khi nào khai thác, các chủ vườn keo mới gọi bán. Công việc thu hoạch keo rất vất vả. Nếu mua được những đồi keo sát đường, đi lại dễ dàng, chúng tôi sẽ giảm bớt chi phí nhân công, vận chuyển. Đối với những vườn keo ở khu vực khó đi lại, muốn khai thác phải mở đường để xe chuyên chở vào nơi gần nhất.Trung bình mỗi đợt thu mua keo tôi phải sử dụng 20-30 lao động”.

"Nếu không có những người thu hoạch keo thuê thì những người thu mua rừng trồng như chúng tôi khó mà làm ăn được”, ông Hà cho biết thêm.

Với những người làm nghề thu hoạch keo thuê thì việc trầy xước, dẫm phải gai, té ngã chảy máu là chuyện thường. Có lúc bốc gỗ lên xe tải, gỗ rơi trúng chân, trúng người là không hiếm.

Chị Lô Thanh Hà, bản Trung Khương, xã Yên Khê cho biết: "Lần trước do trời mưa nên khi tôi chuyển gỗ keo lên xe, trơn quá, tuột tay, rớt (rơi - PV) trúng chân. Lần đó tôi cũng phải nghỉ điều trị mất mấy ngày, tiền công không đủ bù tiền thuốc”.

...Còn chị em phụ nữ bóc tách vỏ, chặt cành
...Còn chị em phụ nữ bóc tách vỏ, chặt cành
...Còn chị em phụ nữ bóc tách vỏ, chặt cành

Thông thường những đồi keo được trồng cách xa khu dân cư, trên những triền núi nên những người thu hoạch keo khó nhọc hơn. Có những lúc họ phải dựng lán ở trong rừng 4-5 ngày để tiện công tác thu hoạch. Có những đồi keo ở xa, xe tải không thể vào đến nơi được buộc người vận chuyển phải vác bộ từ rẫy vượt qua những con dốc cao đầy nguy hiểm, để đến khu vực tập kết keo có khi hàng cây số.

Khó khăn, vất vả là thế, nhưng công việc khai thác keo thuê đã và đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở các huyện miền núi để họ có nguồn thu nhập đáng kể.

ANH ĐỨC - LAN RỪNG
TIN LIÊN QUAN

Nghề nuôi "cá bạc tỷ" ở Sơn Hải

Lục Tùng |

Nếu thời tiết tốt, việc nuôi thuận lợi, nhiều hộ nuôi cá bớp ở xã Sơn Hải đạt mức lãi tỷ đồng/năm, nên có người ví von đây là nghề nuôi “cá bạc tỷ”.

Nhọc nhằn hàng trăm cô giáo mầm non ở miền núi kiêm thêm nghề... "hai sọt"

HƯNG THƠ |

Dù thông tư cho phép, nhưng các trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị chưa được bố trí nhân viên nuôi dưỡng (NVND). Để duy trì bữa ăn cho trẻ, nhà trường tự xoay xở bằng cách động viên giáo viên đứng lớp kiêm “đứng bếp”.

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nghề nuôi "cá bạc tỷ" ở Sơn Hải

Lục Tùng |

Nếu thời tiết tốt, việc nuôi thuận lợi, nhiều hộ nuôi cá bớp ở xã Sơn Hải đạt mức lãi tỷ đồng/năm, nên có người ví von đây là nghề nuôi “cá bạc tỷ”.

Nhọc nhằn hàng trăm cô giáo mầm non ở miền núi kiêm thêm nghề... "hai sọt"

HƯNG THƠ |

Dù thông tư cho phép, nhưng các trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị chưa được bố trí nhân viên nuôi dưỡng (NVND). Để duy trì bữa ăn cho trẻ, nhà trường tự xoay xở bằng cách động viên giáo viên đứng lớp kiêm “đứng bếp”.

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng.