Nhiều người lao động mất việc không mặn mà học nghề

Phương Ngân - Chân Phúc |

Người lao động mất việc ngoài được nhận trợ cấp hàng tháng còn được đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động mất việc không mặn mà với việc học nghề vì kinh phí hỗ trợ thấp và mất thời gian.

Ít người nghĩ đến việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp

Chị Võ Thị Ngọc Điệp (42 tuổi) từng là công nhân tại quận Bình Tân, TPHCM. Chị Điệp bị cắt giảm lao động sau 17 năm gắn bó cùng doanh nghiệp. Sau nhiều tháng thất nghiệp, đến nay chị Điệp vẫn chưa tìm được công việc mới và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Không việc làm, chỉ muốn kiếm việc làm thời vụ để có 2 khoản thu nhập mỗi tháng, chị Điệp cũng không mặn mà với việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Theo chị Điệp, bản thân chị chỉ muốn tìm những công việc phổ thông để kiếm thu nhập mỗi tháng.

Còn chị Nguyễn Thị Hà (39 tuổi, quê Nghệ An) bị cắt giảm việc làm sau 20 năm làm việc tại doanh nghiệp. Chị Hà đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, cộng với việc có con nhỏ đang đi học nên chị không mặn mà với việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.

Chị mong muốn, sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp chị sẽ quay lại nhà máy tiếp tục làm công nhân sản xuất để có thu nhập ổn định hàng tháng.

Kinh phí hỗ trợ học nghề còn thấp

Từng tham gia sàn giao dịch việc làm quận Bình Tân vào tháng 9.2023, chị Phạm Thị Mỹ Hiền, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Bình Tân cho biết, người lao động mất việc đến bàn tư vấn của Trung tâm đa số là những người từ 40 tuổi trở lên, nhu cầu học nghề rất ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người đến tư vấn, còn lại là tìm công việc thời vụ.

Theo ông Hoàng Văn Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) TPHCM, trước đây Trung tâm DVVL thành phố có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề, tuy nhiên, hiện nay Trung tâm DVVL chỉ có chức năng, nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn về đào tạo nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông qua các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên người lao động vẫn chưa mặn mà với việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó kinh phí hỗ trợ còn thấp là một trong những lý do.

Theo ông Thắng, Quyết định 17 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng và tối đa không quá 6 tháng. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo nghề chưa thực sự quan tâm công tác này vì một số nguyên do như: Ngành nghề đào tạo để kết nối phù hợp với các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng vẫn còn hạn chế; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề cũng chưa được đảm bảo.

“Người lao động thất nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn lại phải mất thêm số tiền để đi học nghề và thời gian đào tạo lâu có thể lên đến 6 - 9 tháng. Vì thế nhiều người vẫn không mặn mà học nghề” - ông Thắng cho biết.

Phương Ngân - Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mất việc từ chối cơ hội việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Phương Ngân - Chân Phúc |

TPHCM - Nhiều công nhân, người lao động đang thất nghiệp nhưng lại từ chối cơ hội việc làm dù doanh nghiệp có nhu cầu tuyển. Lý do họ đưa ra là đang nhận trợ cấp thất nghiệp, chỉ muốn kiếm công việc thời vụ, không ký hợp đồng lao động.

Người mất việc nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động

Phương Ngân |

Thị trường lao động tại TPHCM đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người bị thất nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại không tuyển dụng được lao động.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp, người lao động mất việc sống bấp bênh

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Để vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian không có việc làm, nhiều người lao động mong muốn được Nhà nước xem xét tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp.

LĐLĐ tỉnh Long An triển khai chính sách hỗ trợ người lao động bị giảm, mất việc làm

Kỳ Quan |

Ngày 15.9, LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục hỗ trợ đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Mất việc, công nhân hồi hương tìm cơ hội mới

Phương Ngân |

Doanh nghiệp cắt giảm lao động, hạn chế tuyển dụng cộng với chi phí tại TPHCM đắt đỏ nên nhiều công nhân mất việc chọn hồi hương tìm cơ hội mới.

Công đoàn hỗ trợ giới thiệu việc làm cho công nhân bị mất việc

Phượng Linh |

Sau khi mất việc tại thành phố, công nhân về quê tìm việc làm. Ở đó, họ được sự hỗ trợ của ngành chức năng và tổ chức Công đoàn để sớm hòa nhập thị trường lao động.

Khi nhà sản xuất gameshow, nhà đài đẩy người chơi vào tâm bão dư luận

Anh Trang |

Dùng đủ chiêu bài gây thu hút cho gameshow, nhưng khi ồn ào xảy đến, nhà sản xuất cũng như nhà đài thường chọn cách im lặng, để mặc người chơi chịu búa rìu dư luận.

Tiền đạo Tiến Linh nhận thẻ đỏ là xứng đáng

HOÀNG HUÊ (GHI) |

Bình luận viên Quang Huy cho rằng, tình huống trọng tài rút thẻ đỏ đối với tiền đạo Tiến Linh trong trận thua 0-2 của tuyển Việt Nam trước tuyển Trung Quốc là hoàn toàn chính xác. Dưới đây là quan điểm của bình luận viên Quang Huy khi trao đổi với Lao Động:

Công nhân mất việc từ chối cơ hội việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Phương Ngân - Chân Phúc |

TPHCM - Nhiều công nhân, người lao động đang thất nghiệp nhưng lại từ chối cơ hội việc làm dù doanh nghiệp có nhu cầu tuyển. Lý do họ đưa ra là đang nhận trợ cấp thất nghiệp, chỉ muốn kiếm công việc thời vụ, không ký hợp đồng lao động.

Người mất việc nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động

Phương Ngân |

Thị trường lao động tại TPHCM đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người bị thất nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại không tuyển dụng được lao động.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp, người lao động mất việc sống bấp bênh

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Để vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian không có việc làm, nhiều người lao động mong muốn được Nhà nước xem xét tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp.

LĐLĐ tỉnh Long An triển khai chính sách hỗ trợ người lao động bị giảm, mất việc làm

Kỳ Quan |

Ngày 15.9, LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục hỗ trợ đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Mất việc, công nhân hồi hương tìm cơ hội mới

Phương Ngân |

Doanh nghiệp cắt giảm lao động, hạn chế tuyển dụng cộng với chi phí tại TPHCM đắt đỏ nên nhiều công nhân mất việc chọn hồi hương tìm cơ hội mới.

Công đoàn hỗ trợ giới thiệu việc làm cho công nhân bị mất việc

Phượng Linh |

Sau khi mất việc tại thành phố, công nhân về quê tìm việc làm. Ở đó, họ được sự hỗ trợ của ngành chức năng và tổ chức Công đoàn để sớm hòa nhập thị trường lao động.