Nhiều hoạt động của con người đang ảnh hưởng đến tự nhiên

Phan Tuấn - Nguyễn Hà |

Những ngày gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất đá gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Ngoài yếu tố thời tiết, giới chuyên gia nhận định, nhiều hoạt động của con người đã và đang ảnh hưởng đến tự nhiên...

Các địa phương chỉ có 10 ngày để tập trung khắc phục

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, tuần qua mưa lớn, sạt lở đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng về cả người và của.

Báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình cho biết, từ ngày 2 - 8.8.2023, mưa lớn, sạt lở đất đã gây chết 11 người (trong đó Lai Châu 4 người, Sơn La 1 người, Yên Bái 3 người, Lào Cai 1 người, Hà Giang 1 người, Thái Nguyên 1 người). Có 2 người mất tích (trong đó Lai Châu 1 người; Lào Cai 1 người); 5 người bị thương (Lai Châu 4 người; Cao Bằng 1 người).

Mưa lớn, sạt lở đất cũng khiến 58 căn nhà bị sập, 512 căn nhà bị hư hại; 725ha lúa, hoa màu và 19ha diện tích nuôi thuỷ sản bị thiệt hại; 25 công trình thuỷ lợi, nước sạch, kè; 18 điểm trường học bị sạt lở, hư hỏng.

Tại Khu vực Tây Nguyên, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 2-8.8.2023 đã gây chết 1 người và 24 căn nhà tại tỉnh Đắk Nông bị hư hại.

Mưa lớn, sạt lở đất cũng khiến 135,6ha lúa ở Gia Lai bị thiệt hại; 41ha cây trồng ở Đắk Nông bị thiệt hại; 2,12ha ao cá ở Đắk Nông bị thiệt hại.

Ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, đã yêu cầu thực hiện các biện pháp cấp bách phải giữ bằng được hồ Đắk N'Ting đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện huyện Đắk G’Long đã di dời 174 hộ vùng nguy hiểm ở hạ du đến nơi an toàn.

Con người đang khiến các sườn dốc đồi, núi bị "mất chân"

Chia sẻ với PV Lao Động về tình trạng sạt lở đất thời gian gần đây, PGS.TS Trần Tân Văn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TNMT) - cho rằng, các hoạt động của con người như làm đường, nhà, hồ thuỷ lợi, thuỷ điện… khiến cho các sườn dốc đồi, núi bị "mất chân".

"Những đợt mưa lớn kéo dài khiến đất đá bị bão hòa chính là yếu tố kích hoạt gây sạt trượt, nứt đất trong thời gian qua tại các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.

Độ ổn định sườn dốc thường do 3 nhóm yếu tố quyết định. Thứ nhất là hình thái sườn dốc, đó là độ dốc, chiều cao, các chiều dài, rộng… Thứ hai là tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc.

Ví dụ ở các tỉnh Tây Nguyên phân bố nhiều đá núi lửa bazan, phong hóa ra thành đất đỏ tơi xốp, dễ bị rửa trôi, bóc mòn, dễ bị phá huỷ kết cấu khi bão hòa nước, có thể xếp vào loại đất "có vấn đề". Đặc biệt là các sườn dốc nhân tạo như những nơi phải đổ đất, đắp lên, đầm chặt để tạo thành nền đường, thì lại càng dễ bị trượt sạt.

Yếu tố thứ ba tác động đến độ ổn định sườn dốc là nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm. Các nhà địa chất, địa kỹ thuật thường nói "nước là kẻ thù của sườn dốc".

Cũng theo ông Văn, khi con người tác động vào tự nhiên càng nhiều thì chính chúng ta phải gánh những hậu quả càng lớn, do tự nhiên phản ứng lại.

Đáng chú ý, theo ông Văn, hiện tượng sạt trượt, lở này đã xuất hiện cả ở đồng bằng. Đơn cử như ngày 4.8, khoảng 10 chiếc ôtô đỗ ở tuyến đường bê tông tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bất ngờ bị bùn đất vùi lấp. Thời điểm xảy ra sự việc, trên địa bàn xảy ra mưa lớn kéo dài.

Trong quá trình nghiên cứu, PGS.TS Trần Tân Văn nhận thấy, nền địa chất của huyện Sóc Sơn khá tốt, địa hình cổ, đồi núi thoải, thảm thực vật tốt. Tuy vậy, việc xây dựng nhà cửa, khu nghỉ dưỡng với cường độ và mật độ cao rào chắn, xây be mọi hướng, nước chỉ còn một đường thoát duy nhất. Khi mưa lớn, nước dồn vào con đường độc đạo đó, kéo theo cả các loại đất đá chất đống trong quá trình xây dựng tạo nên hiện tượng vừa qua.

"Nếu việc phá thảm thực vật, xây dựng các công trình dân sinh tiếp tục diễn ra, không loại trừ khả năng khu vực này sẽ xuất hiện sạt lở, lũ quét, ngập lụt…" - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đưa ra cảnh báo.

Phan Tuấn - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Đà Lạt đề xuất chi 686 tỉ đồng, đầu tư các dự án chống lụt, sụt lún, sạt lở

Hữu Long |

Lâm Đồng - Trước tình trạng ngập lụt, sạt lở, sụt lún diễn biến phức tạp như hiện nay, chính quyền Đà Lạt đã đề xuất đầu tư khẩn cấp 10 dự án phòng chống thiên tai với tổng số tiền 686 tỉ đồng.

Bất ổn về địa chất, địa hình là nguyên nhân gây sạt lở ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Các chuyên gia địa chất hàng đầu Việt Nam cho rằng, nguyên nhân ban đầu sạt lở đất ở Đắk Nông chủ yếu do những bất ổn về địa hình, địa chất. Tuy nhiên, các khu vực sạt trượt này có dấu hiệu diễn biến phức tạp, cần thời gian theo dõi.

Sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, đừng đổ lỗi cho tự nhiên

Minh Hà |

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sạt lở đất. Ngoài yếu tố tự nhiên do mưa lớn kéo dài làm bão hòa đất, tác động của con người từ việc phá rừng làm đất ở, xây nhà cửa, công trình, đường sá sai quy hoạch cũng đã làm thay đổi cấu trúc bề mặt, gây sạt lở, trượt lở đất.

Vá lỗ hổng pháp lý trong kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ ở Việt Nam

Nhóm Phóng Viên Thời Sự |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch địa phương, chuyên gia pháp lý đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn đối với lĩnh vực kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch ở Việt Nam. Qua đó, giúp lĩnh vực này phát triển lành mạnh, đóng góp vào sự phục hồi ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

Bắt tạm giam nữ Vụ trưởng thuộc Văn phòng Chính phủ

Việt Dũng |

Trần Bích Ngọc - Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ vừa bị khởi tố, bắt tạm giam do xác định có liên quan trong vụ án Nhận hối lộ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng.

Tiếp tục sạt lở trên tuyến đường huyết mạch nối Sơn La - Lai Châu

Minh Nguyễn |

Sơn La - Do anh hưởng của mưa lớn, tuyến Quốc lộ 279D đoạn qua huyện Mường La tiếp tục xảy ra sạt lở gây tắc đường.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi lại 4.300 m2 đất tại dự án bị thu hồi ở Lâm Đồng

Hữu Long |

Lâm Đồng quyết định thu hồi đất Dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An vì chậm triển khai. Đến nay, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có đơn kiến nghị xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất 4.300 m2 sau khi dự án chấm dứt hoạt động.

Hàng loạt ô tô đỗ bất chấp biển cấm ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – 11 chiếc xe ô tô bị xử phạt vì đậu dưới biển cấm đỗ xe (số hiệu biển báo: P.131a) tại đường Hoàng Văn Thụ, phường An Cư, quận Ninh Kiều.

Đà Lạt đề xuất chi 686 tỉ đồng, đầu tư các dự án chống lụt, sụt lún, sạt lở

Hữu Long |

Lâm Đồng - Trước tình trạng ngập lụt, sạt lở, sụt lún diễn biến phức tạp như hiện nay, chính quyền Đà Lạt đã đề xuất đầu tư khẩn cấp 10 dự án phòng chống thiên tai với tổng số tiền 686 tỉ đồng.

Bất ổn về địa chất, địa hình là nguyên nhân gây sạt lở ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Các chuyên gia địa chất hàng đầu Việt Nam cho rằng, nguyên nhân ban đầu sạt lở đất ở Đắk Nông chủ yếu do những bất ổn về địa hình, địa chất. Tuy nhiên, các khu vực sạt trượt này có dấu hiệu diễn biến phức tạp, cần thời gian theo dõi.

Sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, đừng đổ lỗi cho tự nhiên

Minh Hà |

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sạt lở đất. Ngoài yếu tố tự nhiên do mưa lớn kéo dài làm bão hòa đất, tác động của con người từ việc phá rừng làm đất ở, xây nhà cửa, công trình, đường sá sai quy hoạch cũng đã làm thay đổi cấu trúc bề mặt, gây sạt lở, trượt lở đất.