Người tạc chân dung huấn luyện viên Park-hang Seo bằng đồng lá

Trần Kiều |

Dù chỉ mới bén duyên với nghề làm tranh đồng chưa tròn 10 năm, nhưng cái tên Lê Văn Ổn (sinh năm 1971) đã được nhiều người biết đến. Anh chính là người thợ đã có công đưa dòng tranh đồng nổi tiếng của quê hương Đồng Xâm (Thái Bình) đi xa nhờ những cải tiến bước ngoặt.

Đứa con của làng nghề

Sinh ra và lớn lên ở làng nghề tranh đồng Đồng Xâm, lại có cha cũng theo nghiệp làm tranh đồng, nên từ  bé, anh Lê Văn Ổn đã sớm học được nghề truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, khi lớn lên, anh đã không theo nghề làm tranh mà rẽ sang làm nghề kính thuốc.

Năm 2013, khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, anh Ổn đau đáu trong lòng muốn làm một bức chân dung về Đại tướng để tỏ lòng thành kính. Sau nhiều đêm nằm đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng anh Ổn quyết định sẽ tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng. Đó cũng là cái duyên đã đưa anh Ổn trở lại nối nghiệp làm tranh đồng của ông, cha.

 
Nghệ nhân Lê Văn Ổn (phải, áo xanh) cùng bạn mang tranh đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

Nhớ lại kỷ niệm những ngày đầu đến với nghề, anh Ổn kể: "Sau quyết định làm tranh chân dung Đại tướng, tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của một người bạn và đứa cháu ruột. 3 người, ngày, đêm làm tranh để kịp mang lên viếng Đại tướng tại nhà riêng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội). Cũng từ sau lần đó, mọi người biết và đến đặt tranh tôi làm nhiều hơn. Tôi quyết định bỏ nghề kính thuốc, chuyển sang chuyên tâm làm tranh đồng".

"Thổi hồn" vào những bức tranh

Là một người đến với nghề làm tranh đồng muộn, song anh Ổn được xem là người đầu tiên cải tiến, mang lại sức sống mới cho dòng tranh này. Thay vì phun sơn đen nền của những bức tranh, anh đã mày mò, áp dụng kỹ thuật mới, tạo nền trắng cho dòng tranh truyền thống. Chính vì vậy, các sản phẩm tranh được anh chế tác ra luôn cho màu sắc tươi sáng, bắt mắt, ánh đồng lấp lánh; khác hẳn với màu trầm, tối của tranh làm theo cách làm truyền thống.

 
Kỹ thuật lấy chân nền đen, tạo xước trên tranh đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính am hiểu nghệ thuật cao. 

Không chỉ sáng tạo ra kỹ thuật mới, anh Ổn còn là người đầu tiên chế tác ra loại tranh chân dung bằng chất liệu đồng lá. Ngoài tác phẩm chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những bức tranh chân dung huấn luyện viên Park-hang Seo của anh  làm ra gần đây cũng được mọi người rất yêu thích.

Anh Ổn cho biết, tranh do anh làm ra đặc biệt ở chỗ, thay vì sơn đen, anh dùng rơm, rạ để đốt lấy khói hun cho lá đồng chuyển màu. Sau đó sẽ kết hợp với kỹ thuật tạo vết xước trên bề mặt các lớp đồng và nền để lá đồng phát ra màu sáng tự nhiên.

 
Tác phẩm "Chùa Keo Thái Bình".
 
Với cách tạo nền trắng và xước, tranh đồng truyền thống sáng hơn, các chi tiết nổi bật hơn.

"Tôi vất vả lắm mới nghiên cứu được ra kỹ thuật này. Mới đầu hun đen, tâm đồng không bám, lau nhẹ là bay hết màu" - anh Ổn nói.

Không nản lòng trước thất bại, anh Ổn đã tìm đến để hỏi các nghệ nhân làm tranh đồng lâu năm của làng nghề. Sau năm lần bị từ chối, cuối cùng bằng thái độ cầu thị, sự đam mê và tâm huyết với tranh đồng, anh đã thuyết phục được các nghệ nhân chỉ dạy cho mình.

 
"Vì  đam mê nên ngày đêm người thợ làm tranh Lê Văn Ổn khổ luyện để nâng cao kỹ thuật và tay nghề".

Theo anh Ổn, kỹ thuật tạo nền trắng cho tranh đồng rất khó và mất nhiều công hơn so với làm nền đen truyền thống. Nếu không nắm chắc về kỹ thuật và nghệ thuật thì không thể làm được bức tranh đạt chất lượng.

Được biết, ngoài đặt tranh phong cảnh, mọi người còn đặt anh làm tranh chân dung của chính họ.

 
Chân dung huấn luyện viên Park-hang Seo được chế tác bằng đồng lá.

Bên cạnh đó, nhận thấy đây là một hướng phát triển mới cho làng nghề, nhiều người làm nghề đã học theo cách làm mới của anh. Bản thân anh Ổn cũng không ngại ngần truyền dạy kỹ thuật do anh sáng tạo ra cho những ai có đam mê và tình yêu với nghề. 

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Giữ hồn truyền thống với bánh chưng Tranh Khúc

Linh Thảo Phương |

Từ xa xưa, bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến. Những giá trị quý giá đó đã được người dân làng Tranh Khúc gìn giữ bao đời, đến nay vẫn luôn được duy trì và phát triển. Mỗi dịp Tết đến, người già, trẻ nhỏ trong làng đều hối hả gói bánh chưng. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết luôn “gõ cửa” làng Tranh Khúc sớm hơn so với những nơi khác.

Tận mắt xem cách tạo 1 tác phẩm tranh độc đáo ở làng nghề trăm tuổi

SỞ HẠ |

Huyện Chợ Mới (An Giang) có làng nghề tranh kiếng nổi tiếng hàng trăm năm. Ngày trước, khi nhắc đến tranh kiếng người ta thường nhớ đến tủ thờ, những câu đối chữ Nho trên bàn thờ tổ tiên. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu, tranh kiếng đã được các nghệ nhân sáng tạo ra nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Để hoàn thành 1 sản phẩm, các nghệ nhân phải tỉa tót tỉ mỉ qua rất nhiều công đoạn...

"Đột nhập" làng nghề đúc lò bằng đất sét hiếm hoi còn lại ở miền Tây

SỞ HẠ |

Làng nghề đúc lò (làm bếp lò) bằng đất sét ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Đây cũng là làng nghề đúc lò hiếm hoi còn tồn tại ở ĐBSCL. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng bếp lò của người dân ngày càng ít, để tồn tại, làng nghề phải thích ứng trong việc đa dạng sản phẩm làm từ đất sét theo nhu cầu của khách hàng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Giữ hồn truyền thống với bánh chưng Tranh Khúc

Linh Thảo Phương |

Từ xa xưa, bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến. Những giá trị quý giá đó đã được người dân làng Tranh Khúc gìn giữ bao đời, đến nay vẫn luôn được duy trì và phát triển. Mỗi dịp Tết đến, người già, trẻ nhỏ trong làng đều hối hả gói bánh chưng. Những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp. Cứ như thế, năm nào cũng vậy, Tết luôn “gõ cửa” làng Tranh Khúc sớm hơn so với những nơi khác.

Tận mắt xem cách tạo 1 tác phẩm tranh độc đáo ở làng nghề trăm tuổi

SỞ HẠ |

Huyện Chợ Mới (An Giang) có làng nghề tranh kiếng nổi tiếng hàng trăm năm. Ngày trước, khi nhắc đến tranh kiếng người ta thường nhớ đến tủ thờ, những câu đối chữ Nho trên bàn thờ tổ tiên. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu, tranh kiếng đã được các nghệ nhân sáng tạo ra nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Để hoàn thành 1 sản phẩm, các nghệ nhân phải tỉa tót tỉ mỉ qua rất nhiều công đoạn...

"Đột nhập" làng nghề đúc lò bằng đất sét hiếm hoi còn lại ở miền Tây

SỞ HẠ |

Làng nghề đúc lò (làm bếp lò) bằng đất sét ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Đây cũng là làng nghề đúc lò hiếm hoi còn tồn tại ở ĐBSCL. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng bếp lò của người dân ngày càng ít, để tồn tại, làng nghề phải thích ứng trong việc đa dạng sản phẩm làm từ đất sét theo nhu cầu của khách hàng.