"Đột nhập" làng nghề đúc lò bằng đất sét hiếm hoi còn lại ở miền Tây

SỞ HẠ |

Làng nghề đúc lò (làm bếp lò) bằng đất sét ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Đây cũng là làng nghề đúc lò hiếm hoi còn tồn tại ở ĐBSCL. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng bếp lò của người dân ngày càng ít, để tồn tại, làng nghề phải thích ứng trong việc đa dạng sản phẩm làm từ đất sét theo nhu cầu của khách hàng.

Làm đất để chế tạo nồi. Ảnh: S.H
Tồn tại qua nhiều thế hệ, thời hoàng kim, những chiếc lò và các sản phẩm đúc bằng đất sét của làng nghề này đã từng có mặt khắp các tỉnh vùng ĐBSCL. Trong ảnh: Thợ làm đất chuẩn bị nguyên liệu chế tạo đúc lò và các sản phẩm khác. Ảnh: S.H
Những chiếc bếp lò truyền thống đang được tạo hình. Ảnh: S.H
Những chiếc bếp lò truyền thống đang được tạo hình, sau khi cho đất vào khuôn, thợ sẽ nặn hình lò và để trong khuôn 3 đến 4 ngày mới bắt đầu mở khuôn. Ảnh: S.H
 
Sau khi mở khuôn những chiếc lò được đem đi phơi nắng trong vài giờ rồi người thợ bắt đầu giai đoạn gắn miệng lò và chỉnh sửa lò lại lần cuối để thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ảnh: S.H
Sau khi thành một chiếc lò hoàn chỉnh các chiếc lò được đem phơi nắng một lần nước trước khi bỏ vào lò nung lên. Ảnh: S.H
Sau khi thành một chiếc lò hoàn chỉnh các chiếc lò được đem phơi nắng một lần nước trước khi bỏ vào lò nung lên. Ảnh: S.H
Khi hoàn tất việc tạo hình một chiếc lò hoàn chỉnh, người thợ đem những chiếc lò phơi nắng một lần nữa trước khi bỏ vào lò nung. Phải sau khi phơi đủ nắng những chiếc lò mới được nung lên nhằm đảm bảo chất lượng. Ảnh: S.H
Những chiếc bếp lò vừa nung chín. Ảnh: S.H
Những bếp lò vừa được nung chín. Mỗi chiếc lò phải được đưa vào lò nung 3 đến 4 ngày. Thời gian này người thợ canh lửa rất kỹ vì giai đoạn này rất quan trọng cũng là giai đoạn có thể xem khó nhất khi làm lò. Nung quá lửa, lò sẽ bị nứt còn nếu không đủ lửa lò sẽ không lên màu đẹp. Ảnh: S.H
Làm lò bằng thủ công tay. Ảnh: S.H
Sản phẩm bếp lò truyền thống của làng nghề đúc lò độc đáo này ngày càng thu hẹp thị trường theo nhu cầu phát triển. Để tồn tại, làng nghề phải chuyển hướng sang nhiều sản phẩm khác. Trong ảnh: Người thợ làm nồi ôm thủ công theo phương cách truyền thống. Ảnh: S.H
Ông Thắng sử dụng máy tự chế tạo để làm sản phẩm. Ảnh: S.H
Tạo hình bằng tay kém hiệu quả, những người thợ của làng nghề tự mày mò, chế tạo máy giúp công việc hiệu quả và làm ra sản phẩm được nhiều hơn. Ảnh: S.H
Phơi nắng sản phẩm trước khi đun, che màng giảm để giảm nhiệt nắng. Ảnh: S.H
Phơi nắng sản phẩm trước khi nung. Nếu gặp nắng ở mức độ cao, người thợ phải che màng để giảm nhiệt tiếp xúc nhằm đảm bảo việc phơi phải đều cho sản phẩm. Ảnh: S.H
Lấy nồi ra sau khi đun đủ lửa. Ảnh: S.H
Những chiếc nồi thành phẩm vừa được nung chín. Hàng của làng nghề đã đi khắp cả nước, nhưng được ưa chuộng nhiều nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,… Ảnh: S.H
Nồi ôm sau khi thành phẩm. Ảnh: S.H
Nồi ôm sau khi thành phẩm có giá bán dao động tùy kích cỡ nồi và tùy sản phẩm từ 60 - 80 nghìn đồng/cái. Nồi thường sản xuất theo đơn hàng của các thương buôn đặt trước, có khi hơn 1.000 sản phẩm. Ảnh: S.H
Khuôn bánh khọt. Ảnh: S.H
Những chiếc khuôn bánh khọt - một sản phẩm khác từ làng nghề được tạo hình hoàn chỉnh. Ảnh: S.H
Nồi ôm sau khi thành phẩm. Ảnh: S.H
Để tồn tại, ngoài các sản phẩm lò truyền thống, làng nghề phải linh hoạt, đa dạng hóa các sản phẩm theo nhu cầu thị trường như: Nồi, chum đất, nồi ôm, khuôn bánh khọt, bình trà,… Ngoài ra, các thợ ở đây còn nhận cả hàng đặt gia công theo ý khách hàng. Ảnh: S.H
SỞ HẠ
TIN LIÊN QUAN

Trưng bày, lấy ý kiến về nhận diện du lịch làng nghề Hà Nội

H.A |

Từ 7.12 - 22.12.2019, Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu và lấy ý kiến về sản phẩm mẫu hệ thống biển chỉ dẫn du lịch và bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Hồi sinh làng nghề dệt choàng 100 tuổi độc đáo ở Long Khánh A

LAN NGÔ - PHƯƠNG THẢO |

Đến ấp Long Tả, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự từ xa du khách đã nghe tiếng lách cách từ những khung dệt vải của các hộ dân trong làng nghề dệt choàng Long Khánh A. Làng nghề dệt choàng đến nay đã hơn 100 tuổi, trong ấp hiện có khoảng 50 hộ dân còn gắn bó với nghề.

83 năm Ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than

Phạm Tăng |

Cách đây tròn 83 năm, cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12, rạng sáng ngày 13.11.1936 đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành Ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trưng bày, lấy ý kiến về nhận diện du lịch làng nghề Hà Nội

H.A |

Từ 7.12 - 22.12.2019, Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu và lấy ý kiến về sản phẩm mẫu hệ thống biển chỉ dẫn du lịch và bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Hồi sinh làng nghề dệt choàng 100 tuổi độc đáo ở Long Khánh A

LAN NGÔ - PHƯƠNG THẢO |

Đến ấp Long Tả, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự từ xa du khách đã nghe tiếng lách cách từ những khung dệt vải của các hộ dân trong làng nghề dệt choàng Long Khánh A. Làng nghề dệt choàng đến nay đã hơn 100 tuổi, trong ấp hiện có khoảng 50 hộ dân còn gắn bó với nghề.

83 năm Ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than

Phạm Tăng |

Cách đây tròn 83 năm, cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12, rạng sáng ngày 13.11.1936 đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành Ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than.