Người dân vùng rốn lũ nặng nỗi lo canh nước chạy lụt

Hoài Luân |

Sống ở vùng thấp trũng, được ví như "rốn lũ" mỗi khi đến mùa mưa bão, nhiều hộ dân vùng hạ du các sông lớn tỉnh Bình Định đã không còn lạ lẫm gì với cảnh nước lũ bủa vây, họ luôn sống trong thấp thỏm khi phải từng giờ, từng phút canh nước để chạy lũ.

Bất an vì sống trong "rốn lũ"

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục có mưa lớn ở diện rộng, lượng mưa bình quân cả tỉnh lên đến 328mm, khiến cho nhiều địa phương ở vùng hạ lưu sông Kôn như thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Ân ngập trong nước lũ, giao thông nhiều nơi bị chia cắt.

s
Xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) bị nước lũ bủa vây (ngày 17.11). Ảnh: Hoài Luân

Bà Ngô Thị Xuân Nhơn (70 tuổi, trú thôn Lương Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước) chia sẻ, vùng này được ví như "rốn lũ", bởi cứ hễ có mưa lớn là bị ngập. Vào thời điểm này của những năm trước, mưa lớn kéo dài cộng thêm xả lũ thì hầu như nhà dân ở khu này lại "chìm" trong biển nước.

"Nhà tôi ở vùng thấp trũng nên cứ mưa là bị ngập. Người dân ở đây thì năm này qua năm khác phải đối mặt với lũ, nên mỗi khi thấy mưa lớn là phải thức để canh nước, dù là ngày hay đêm. Nước dâng bao nhiêu thì đồ đạc trong nhà cũng phải kê cao lên bấy nhiêu. Còn khi nước lớn nhanh, không kịp kê đồ lên cao thì đành nhìn chúng chìm trong nước", bà Nhơn bộc bạch.

s
Nhà bà Ngô Thị Xuân Nhơn phải canh nước lũ để kê đồ lên vị trí cao ráo. Ảnh: Hoài Luân

Sống cùng thôn với bà Nhơn, ông Lý Lương Hải chia sẻ, bà con ở vùng lũ thì không còn lạ gì cảnh cảnh lụt lội. Còn với riêng anh Hải, mỗi mùa mưa lũ là lòng anh càng thêm nặng trĩu, vì cứ đến những tháng mưa, anh phải túc trực ở nhà để chăm nom mẹ già, không thể đi làm để kiếm tiền, khiến cho cuộc sống trong gia đình lâm vào khó khăn.

"Từ hôm qua đến chiều hôm nay (17.11), nước đã ngập hết các con đường trong thôn, chỗ nhà tôi thì nước đã tới móng nhà, tôi mong sao trời đừng mưa nữa để nước nhanh rút, chứ mưa kéo dài là nước sẽ ngập hết vào nhà. Cứ mùa mưa lũ, tôi không thể đi làm ở đâu được vì phải chăm sóc mẹ già mắc bệnh tai biến, nếu nước lũ mà dâng lên nhanh, mà tôi đi làm xa thì mẹ tôi không biết đường nào mà thoát", anh Hải tâm sự.

s
Ông Lý Lương Hải lòng nặng trĩu mỗi khi có ý định đi làm trong mùa mưa lũ. Ảnh: Hoài Luân

Cùng chung nỗi lo của người dân xóm lũ, chị Lê Thị Mỹ Truyền (37 tuổi, trú thôn Lương Quang) đang loay hoay tìm các vật dụng làm gác tạm, nơi để kê đồ đạc trong nhà lên cao, vì chị lo sợ, nước lũ sẽ lại vào nhà như những năm trước.

"Tôi là nghề may vá tại nhà, khi thấy nước ngập xung quanh thì tôi chạy đôn chạy đáo lo kê máy móc lên cao trước, vì nếu không kịp thì chẳng khác nào mất đi "cần câu cơm" của mình. Tiếp đến, tôi kê giường lên cao để cho con nhỏ có chỗ nằm hễ khi nước ngập, chứ như lần lũ trước, nước vô nhà cao hơn cả mét", chị Truyền kể.

s
Nước lũ những năm trước vẫn in rõ vết trên tường của nhà chị Lê Thị Mỹ Truyền. Ảnh: Hoài Luân

Hơn 24.000 học sinh phải nghỉ học do nước chia cắt

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Xuân - Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết, ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua đã khiến cho các xã khu đông như Phước Hòa, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước Thắng, phước Quang bị ngập trong nước.

s
Các tuyến giao thông tại thôn Lương Quang (xã Phước Quang) chìm trong nước lũ. Ảnh: Hoài Luân

"Chúng tôi lo nhất là các khu vực đập tràn bị ngập, nước chảy xiết, nên đã chỉ đạo các xã túc trực, cắm biển cảnh báo, ngăn không cho người dân đi lại, vì đã có nạn nhân tử vong khi đi qua tràn sông Tranh vào đêm 16.11.

Các đoạn ngập trên Tỉnh lộ 640, chúng tôi đã cho lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân túc trực để hướng dẫn người dân lưu thông an toàn. Hiện tại, lũ mới ở mức độ báo động 2 nên cũng chưa có nguy hiểm gì, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, chúng tôi đã cho lực lượng tuyên truyền đối với người dân, chỉ đạo các địa phương có khu vực bị ngập nước không được lơ là, chủ động rào chắn các điểm ngập nước", ông Nguyễn Ngọc Xuân thông tin.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh Bình Định, tại thị xã An Nhơn, có 50/79 đường bị ngập, 15 nhà dân ngập sâu trong nước và di dời hộ ông Lê Đình Thuận ở thôn Thanh Giang (xã Nhơn Phong) đến trụ sở thôn. Tại huyện Phù Cát có 85 ngôi nhà bị ngập, trong đó 40 nhà dân ở xã Cát Chánh và 45 nhà dân ở thị trấn Cát Tiến. Huyện Hoài Ân có 27 nhà dân bị ngập.

Tính đến chiều 17.11, toàn tỉnh Bình Định có hơn 24.000 học sinh ở các huyện như Tuy Phước, Phù Cát, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn phải nghỉ học vì nước lũ chia cắt đường đến trường.

Có một trường hợp tử vong do bị lũ cuốn trôi là nữ công nhân tên H.N.H.O (SN 2004, trú thôn Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước). Hiện chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ bỏ lại ô tô, bế con thoát khỏi dòng nước chảy xiết

Hoài Luân |

Lưu thông qua đoạn đường bị ngập nước tại TP Quy Nhơn (Bình Định), người phụ nữ phải bỏ lại ôtô, ôm con thoát khỏi dòng nước chảy xiết.

Tìm thấy thi thể bé gái bị nước lũ cuốn mất tích ở Bình Định

Hoài Luân |

Đi qua tràn sông Tranh (huyện Tuy Phước) trong đêm, bé gái ở Bình Định bị nước lũ cuốn trôi, mất tích.

Nỗi khổ của người dân nơi "rốn lũ" Thừa Thiên Huế

NGUYỄN LUÂN - GIA MINH |

HUẾ - Mỗi mùa nước dâng, về, người dân làng Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) phải gồng mình vượt qua những khốn khổ mà thiên tai đã “áp đặt” cho địa phương có địa hình thấp trũng bậc nhất khu vực. Việc nước lũ dâng nhanh, rút lâu, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của bà con nơi “rốn lũ” của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các hộ dân bị nứt nhà do thi công cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chưa được hỗ trợ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Quá trình thi công dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã làm hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nứt nhà và các công trình phụ. Đến nay, vẫn còn gần 20 hộ chưa được cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại để hỗ trợ đền bù.

Quảng Trị kiến nghị ngừng mô hình một cửa một lần dừng sau 8 năm thí điểm

TIẾN NHẤT |

Tỉnh Quảng Trị đã có đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất cho phép cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn dừng thí điểm mô hình một cửa một lần dừng và quay trở lại hoạt động như các cửa khẩu quốc tế khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Vé xem trận tuyển Việt Nam và Iraq được rao bán tràn lan trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Thị trường vé "chợ đen" trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Iraq hoạt động sôi nổi trên các hội nhóm mua/bán vé bóng đá.

Phố đi bộ mới kiểu châu Âu tại Hà Nội vắng khách

Nhật Minh |

Mới đi vào hoạt động từ tháng 9, phố đi bộ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội rơi vào tình trạng đìu hiu.

Cẩn trọng vướng bẫy tuyển dụng mạo danh các doanh nghiệp dầu khí trên mạng xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Kẻ gian sử dụng thương hiệu, thông tin, hình ảnh của các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi người có nhu cầu tìm việc dưới hình thức tuyển dụng.

Người phụ nữ bỏ lại ô tô, bế con thoát khỏi dòng nước chảy xiết

Hoài Luân |

Lưu thông qua đoạn đường bị ngập nước tại TP Quy Nhơn (Bình Định), người phụ nữ phải bỏ lại ôtô, ôm con thoát khỏi dòng nước chảy xiết.

Tìm thấy thi thể bé gái bị nước lũ cuốn mất tích ở Bình Định

Hoài Luân |

Đi qua tràn sông Tranh (huyện Tuy Phước) trong đêm, bé gái ở Bình Định bị nước lũ cuốn trôi, mất tích.

Nỗi khổ của người dân nơi "rốn lũ" Thừa Thiên Huế

NGUYỄN LUÂN - GIA MINH |

HUẾ - Mỗi mùa nước dâng, về, người dân làng Xuân Tùy (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) phải gồng mình vượt qua những khốn khổ mà thiên tai đã “áp đặt” cho địa phương có địa hình thấp trũng bậc nhất khu vực. Việc nước lũ dâng nhanh, rút lâu, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của bà con nơi “rốn lũ” của tỉnh Thừa Thiên Huế.