Nâng tầm vị thế phụ nữ dân tộc, chuyện ở Hà Giang

Phong Quang |

Hà Giang - Những người phụ nữ dân tộc Mông ở Hà Giang gần như cả cuộc đời gắn liền với núi đá, có lẽ sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi biên ải khiến trong họ luôn có khát khao vươn lên thay đổi cuộc sống của mình khi được trao cơ hội.

Chuyện nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai tại xã Lùng Tám (Quản Bạ) nhiều năm nỗ lực đưa thổ cẩm của dân tộc Mông ra thế giới đã không còn xa lạ. Nhưng đưa thổ cẩm xuất ngoại chỉ là một phần, với bà Mai giúp thay đổi cuộc sống và nâng cao vị thế của những người phụ nữ Mông mới là quan trọng.

Trước năm 2000, nghề dệt lanh thổ cẩm ở Hà Giang có nguy cơ mai một, với nhiều phụ nữ Mông dệt vải lanh thổ cẩm chỉ đơn giản là tự làm lấy một bộ quần áo truyền thống để mặc. Việc thành lập được HTX dệt thổ cẩm Lùng Tám là một bước ngoặt quan trọng.

Khi HTX Lùng Tám của bà Mai ra đời đã tập hợp và tạo việc làm cho rất nhiều phụ nữ Mông vốn quanh năm chỉ biết lên nương bỏ ngô vào hốc đá. Tính cả làm việc ở nhà, đến nay đã có hơn 200 phụ nữ dân tộc trên địa bàn có việc làm quanh năm.

Nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai với tâm huyết nâng tầm vị thế cho người phụ nữ Mông từ chính nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai với tâm huyết nâng tầm vị thế cho người phụ nữ Mông từ chính nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Bà Mai chia sẻ: "Ở thời điểm chưa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thu nhập trung bình của chị em 4 triệu đồng/tháng. Khi những phụ nữ Mông tự làm ra kinh tế, chủ động được nguồn thu nhập, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội cũng được nâng lên".

Cũng theo nữ nghệ nhân này, trước kia, hầu như các ông chồng người Mông ở Lùng Tám không bao giờ đồng ý cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, nhưng bây giờ thì khác. Khi có hội chợ ở thành phố hay dưới Hà Nội, chị em đều được tạo điều kiện cho đi xa cả tuần mà không gây khó dễ.

Với những đóng góp đó, năm 2017 bà Mai được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 gương mặt phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Bà cũng là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu vừa được biểu dương tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc.

Ở Hà Giang, để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau, nhiều chính sách đã được triển khai. Điển hình như chương trình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã góp phần nâng cao hiểu biết cho phụ nữ, thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp.

Đến nay, Hà Giang cũng thành lập và duy trì hoạt động hơn 400 tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế, 37 tổ phụ nữ khởi sự kinh doanh, hỗ trợ trên 130 phụ nữ khởi sự kinh doanh theo hình thức phát triển kinh tế hộ.

Những dự án hỗ trợ con giống, vay vốn hay đào tạo nghề chăn nuôi đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang phát triển kinh tế hộ, tự tin làm chủ cuộc sống.
Những dự án hỗ trợ con giống, vay vốn hay đào tạo nghề chăn nuôi đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang phát triển kinh tế hộ, tự tin làm chủ cuộc sống.

Mới đây, Dự án nâng quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang được tổ chức CARE Việt Nam công bố với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số vào các hoạt động kinh tế. Dự kiến sẽ có trên 1.200 phụ nữ  DTTS được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Trần Đức Quý cho biết, việc nâng quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, giải quyết căn bản bất bình đẳng giới. Mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Đồng thời, trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc cũng chính là nâng cao vị thế của họ trong gia đình và cộng đồng. Từ đó, khơi dậy tiềm năng vốn có của phụ nữ, đây cũng chính là cơ hội và nguồn lực để các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc vươn lên.

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8.3: Nữ đại biểu Quốc hội - minh chứng sinh động về bình đẳng giới

VƯƠNG TRẦN |

Trong số 499 người trúng cử ĐBQH khoá XV có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỉ lệ 30,26%. Đây cũng lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, tỉ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30%, cao nhất từ trước đến nay. 

Truyền thống nhân hậu, đảm đang, trí tuệ và cống hiến của phụ nữ Việt Nam

Ái Vân |

Ngày 7.3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý, nữ trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3. Thủ tướng khẳng định, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò của mình và không ngừng nâng cao vị thế trong nước và quốc tế...

LD 21153: Chung tay giúp người phụ nữ dân tộc Mông mắc bệnh hiểm nghèo

LƯƠNG HẠNH |

Bà Sùng Thị Mua (SN 1969) trú tại bản Lồng, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên mắc bệnh ung thư dạ dày và các bệnh khác suốt nhiều năm nay.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8.3: Nữ đại biểu Quốc hội - minh chứng sinh động về bình đẳng giới

VƯƠNG TRẦN |

Trong số 499 người trúng cử ĐBQH khoá XV có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỉ lệ 30,26%. Đây cũng lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, tỉ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30%, cao nhất từ trước đến nay. 

Truyền thống nhân hậu, đảm đang, trí tuệ và cống hiến của phụ nữ Việt Nam

Ái Vân |

Ngày 7.3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý, nữ trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3. Thủ tướng khẳng định, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò của mình và không ngừng nâng cao vị thế trong nước và quốc tế...

LD 21153: Chung tay giúp người phụ nữ dân tộc Mông mắc bệnh hiểm nghèo

LƯƠNG HẠNH |

Bà Sùng Thị Mua (SN 1969) trú tại bản Lồng, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên mắc bệnh ung thư dạ dày và các bệnh khác suốt nhiều năm nay.