Mỏ than đóng cửa, rình rập nguy cơ sạt lở, vỡ hồ

Minh Hạnh |

Dù đã bị tạm dừng khai thác từ tháng 9.2021 nhưng mỏ than Minh Tiến của Công ty Cổ phần Yên Phước trên địa bàn hai xã Na Mao và xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và vỡ hồ nước tạo ra từ quá trình hoạt động sai phép, khiến người dân sống trong khu vực luôn sống trong lo lắng.

Theo phản ánh của người dân xóm Ao Soi (xã Na Mao), từ khi mỏ đi vào khai thác, họ đã phải sống chung với bụi than. Nguy hiểm hơn, trên núi cao đất đá phế thải sau khai thác còn có cả hồ nước, nếu xảy ra sạt lở những căn nhà phía dưới sẽ bị vùi trong bùn đất.

 
Người dân vẫn sinh sống trong khu vực cảnh báo nguy hiểm. Ảnh: Minh Hạnh

Bà Hoàng Thị Đào (dân tộc Sán Chỉ) trú tại xóm Ao Soi cho biết: Khi mưa lớn, nước bùn chảy xuống làm hỏng hết ruộng nương của người dân. Nhiều lần gia đình bà kiến nghị với chính quyền nhưng chưa được giải quyết.

 
Khu vực cảnh báo sạt lở. Ảnh: Minh Hạnh

Bà Lâm Thị Đức - cùng xóm Ao Soi -cho biết: Đợt mưa trước, nhà bà có 7 sào ruộng thì bùn lấp mất hơn 3 sào - trong đó có cả diện tích trồng chè - nhưng chỉ được đền bù có hơn 4 triệu đồng. “Chính quyền cần di dời dân ra khỏi khu vực, vì cứ mưa to là bùn, đất, đá tràn xuống rất nguy hiểm khiến người dân luôn sống trong bất”, bà Lâm Thị Đức cho nói.

Mỏ than Minh Tiến của Công ty CP Yên Phước đã ngừng các hoạt động khai thác than từ tháng 9.2021 để phục vụ công tác điều tra của cơ quan Công an. Nhưng nguy cơ sạt lở và vỡ “bom” nước tạo ra từ quá trình hoạt động sai phép thì vẫn còn đó.

Hiện khu vực moong đã ngừng khai thác nằm gần đỉnh núi Hồng vẫn tồn tại hồ nước lớn, thêm vào đó, khu vực đổ thải và tập kết than còn khối lượng rất lớn nằm trên sườn núi.

Cổng vào khu vực mỏ than. Ảnh: Minh Hạnh
Cổng vào khu vực mỏ than. Ảnh: Minh Hạnh

Mang những bức xúc của người dân xóm Ao Soi đến trao đổi với với ông Bế Văn San – Chủ tịch UBND xã Na Mao, thì được biết: Từ năm 2018 đến nay, xã đã rất nhiều lần báo cáo lên huyện và sở ngành hỗ trợ địa phương di rời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 7 hộ gia đình là người dân tộc thiểu số sống dưới chân bãi thải chưa thể di rời do chưa có kinh phí, trong khi thu ngân sách một năm của xã chỉ khoảng 70 triệu đồng.

Hiện địa phương đã có những biện pháp giảm nguy cơ sạt lở như: Tạo những đường thoát nước dọc núi để giảm lượng nước trong moong, đổ đất đá giảm độ sâu của moong, hằng năm đều xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khu vực mỏ... Nhưng việc giải quyết triệt để nguy cơ sạt lở ở đây thì còn gặp nhiều khó khăn.

Moong mước trên núi có thể đổ ụp xuống khu vực xóm khi gặp mưa lớn. Ảnh:
Moong nước trên núi cao có thể đổ ụp xuống khu vực xóm khi gặp mưa lớn. Ảnh: Văn San

Công ty khai thác đang bị tạm dừng khai thác để điều tra, nên không có kinh phí. Do đó xã rất mong muốn cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ để bà con di dời đến nơi an toàn đảm bảo cuộc sống.

“Khi có kinh phí hỗ trợ, cần có cơ chế, phương án chuyển đổi sang đất ở để bà con làm nhà. Do đó, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên để đảm bảo cuộc sống cho bà con xóm Ao Soi”, ông Bế Văn San cho hay.

Như Lao Động đưa tin, liên quan đến mỏ than Minh Tiến, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Thế Giang - Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Ngô Quyết - Bí thư Huyện ủy Phú Bình, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Công ty Yên Phước khai thác mỏ than Minh Tiến với trữ lượng 8.500 tấn/năm. Tổng trữ lượng được cấp phép là 136.000 tấn.

Tuy nhiên, công ty này đã để Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác, chế biến than tại mỏ trong thời hạn 5 năm với khối lượng ít nhất 400.000 tấn/năm. Cơ quan điều tra xác định từ 3.2019 - 8.2021, Công ty Đông Bắc Hải Dương trực tiếp thực hiện khai thác sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn than, thu lợi bất chính hơn 121 tỉ đồng.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Hồ treo trơ đáy, người dân Cao nguyên đá gồng mình chống hạn

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những hồ treo chứa nước trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn vốn là nơi dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng bào nhưng vài tháng nay đã rơi vào tình trạng cạn trơ đáy vì khô hạn kéo dài.

Giữ giá trần, bỏ giá sàn vé máy bay giúp người dân dễ dàng tiếp cận

Thái Mạnh |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ quy định giá trần và bỏ quy định giá sàn vé máy bay nội địa là cần thiết. Theo đó, sẽ tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh, giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giúp mọi đối tượng có thể tiếp cận dịch vụ hàng không, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp.

Người dân Quảng Nam nộp tiền nước sạch, sử dụng nước mặn

Hoàng Bin |

Hàng trăm hộ dân tại Quảng Nam đang khốn đốn vì thiếu nước sạch sinh hoạt giữa mùa nóng. Nghịch lí ở chỗ, có địa phương bỏ tiền tỉ xây dựng công trình nước sạch nhưng bỏ hoang không sử dụng, nơi khác người dân mua nước sạch nhưng xí nghiệp lại cấp nước mặn.

Người dân, hộ sản xuất lo lắng trước nguy cơ thiếu điện

HỮU CHÁNH - PHƯƠNG NGÂN |

TP Hồ Chí Minh - Nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ thiếu điện ngày càng hiện hữu, điều này trở thành nỗi lo của nhiều người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Vụ thu quỹ lớp tiền triệu có lỗi một phần do giáo viên

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Chiều 26.5, Ban Giám hiệu Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã có cuộc đối thoại với phụ huynh về các khoản thu quỹ lớp bị thâm hụt trong năm học vừa qua.

Hà Nội đón 1,2 triệu lượt khách quốc tế 5 tháng đầu năm

Khánh An |

Trong các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội, đứng đầu là khách Hàn Quốc đạt 178.500 lượt, khách Mỹ đạt 98.000 lượt, khách Trung Quốc là 90.600 lượt.

Cập nhật giá vàng hôm nay 26.5: Chìm sâu dưới đáy

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 18h ngày 26.5, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,35 - 67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.952,8 USD/ounce.

Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải việc lấy điểm chuẩn vượt quy định của Bộ GDĐT

Bích Hà |

Trường Đại học Luật Hà Nội lấy điểm chuẩn xét tuyển học bạ lên đến 30,30 điểm là vượt mốc điểm xét tuyển theo các quy định về cộng điểm ưu tiên mà Bộ GDĐT ban hành.

Hồ treo trơ đáy, người dân Cao nguyên đá gồng mình chống hạn

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những hồ treo chứa nước trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn vốn là nơi dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng bào nhưng vài tháng nay đã rơi vào tình trạng cạn trơ đáy vì khô hạn kéo dài.

Giữ giá trần, bỏ giá sàn vé máy bay giúp người dân dễ dàng tiếp cận

Thái Mạnh |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ quy định giá trần và bỏ quy định giá sàn vé máy bay nội địa là cần thiết. Theo đó, sẽ tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh, giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giúp mọi đối tượng có thể tiếp cận dịch vụ hàng không, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp.

Người dân Quảng Nam nộp tiền nước sạch, sử dụng nước mặn

Hoàng Bin |

Hàng trăm hộ dân tại Quảng Nam đang khốn đốn vì thiếu nước sạch sinh hoạt giữa mùa nóng. Nghịch lí ở chỗ, có địa phương bỏ tiền tỉ xây dựng công trình nước sạch nhưng bỏ hoang không sử dụng, nơi khác người dân mua nước sạch nhưng xí nghiệp lại cấp nước mặn.

Người dân, hộ sản xuất lo lắng trước nguy cơ thiếu điện

HỮU CHÁNH - PHƯƠNG NGÂN |

TP Hồ Chí Minh - Nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ thiếu điện ngày càng hiện hữu, điều này trở thành nỗi lo của nhiều người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.