Lý do khiến khu chợ một thời sầm uất ở Hà Nội hoang tàn suốt nhiều năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Chợ Ngã Tư Sở tại quận Đống Đa là nơi giao thương sầm uất một thời, song đã xuống cấp nghiêm trọng. Dù UBND TP Hà Nội nhiều lần chỉ đạo cải tạo chợ song đến nay, khu chợ vẫn hoang tàn.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 28.12, nhiều hạng mục trong và ngoài chợ Ngã Tư Sở đã xuống cấp theo thời gian. Các mảng tường không còn giữ lớp sơn ban đầu, phần lớn bị vàng ố, ám đen. Nền chợ lồi lõm, nước đọng bẩn thỉu, tường tróc lở, mốc meo.

"Từ khi chợ xuống cấp, tôi thường ra chợ tạm, chợ cóc xung quanh, vì cảm giác không an toàn khi vào chợ mua đồ" - bà Hoàng Lê Phương (62 tuổi, Thịnh Quang, Đống Đa) cho biết.

Bà Phương mong muốn TP Hà Nội sớm đầu tư xây dựng lại chợ để sớm ổn định chỗ mua bán cho người dân.

Hình ảnh xuống cấp bên trong chợ Ngã Tư Sở. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hình ảnh xuống cấp bên trong chợ Ngã Tư Sở. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trước thực tế trên, cử tri Hà Nội thời gian qua liên tục có các phản ánh về việc chợ Ngã Tư Sở xuống cấp, đồng thời đề nghị thành phố sớm thực hiện dự án xây mới.

Trong một văn bản trả lời cử tri về vấn đề này, UBND TP Hà Nội mới đây cho biết, chợ Ngã Tư Sở là chợ hạng 1 nằm trong danh mục đầu tư xây mới được UBND TP phê duyệt tại Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 12.10.2021 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 và nằm trong danh mục đầu tư xây mới năm 2023 được UBND TP phê duyệt tại Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 2.2.2023 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố năm 2023.

Nhiều hạng mục bên trong chợ Ngã Tư Sở đã xuống cấp theo thời gian. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hạng mục bên trong chợ Ngã Tư Sở đã xuống cấp theo thời gian. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đặc biệt, chợ Ngã Tư Sở được UBND quận Đống Đa đăng ký trong Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 973 ngày 8.7.2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 quy định: chợ dân sinh, chợ đầu mối được sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Tại Nghị định 114 ngày 23.12.2009 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 02 ngày 14.1.2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ cũng quy định: “Chợ dân sinh là chợ hạng 3 (do xã phường, quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân”.

Chợ Ngã Tư Sở nằm ở vị trí trung tâm. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Chợ Ngã Tư Sở nằm ở vị trí trung tâm. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Như vậy, chợ hạng 1 (không phải là chợ đầu mối như chợ Ngã Tư Sở) và chợ hạng 2 không thuộc đối tượng được sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng. Do đó, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 1488/UBND-KTN ngày 19.5.2003 báo cáo, xin ý kiến Bộ Công Thương về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư công đối với chợ Ngã Tư Sở.

Đến ngày 25.5.2023, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3205/BCT-TTTN trong đó có nêu: “Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập về cơ sở pháp lý và thực tiễn liên quan đến đầu tư công của các địa phương (trong đó có TP Hà Nội), để đáp ứng yêu cầu phát triển chợ trong tình hình hiện nay, Bộ Công Thương đã tiếp thu tối đa ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hoàn thiện Dự thảo 3 Nghị định về phát triển và quản lý chợ kèm theo Tờ trình số 8525/BCT-TTTN ngày 30.12.2022 trình Chính phủ xem xét thông qua”.

Phần mái của chợ đã xuống cấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Phần mái của chợ đã xuống cấp. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo đó, phải sau khi Nghị định mới về Phát triển và quản lý chợ được Chính phủ thông qua, UBND quận Đống Đa mới có căn cứ đầu tư xây lại chợ Ngã Tư Sở từ vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội cũng cho hay, để giải quyết tình trạng xuống cấp của chợ, trước mắt đề nghị UBND quận Đống Đa sử dụng vốn chi thường xuyên, cải tạo, chống xuống cấp để cải tạo, nâng cấp lại chợ.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Tại sao chợ truyền thống ngày càng ế khách

Mạnh Cường |

Nguyên nhân chợ truyền thống ế khách được nhiều người tiêu dùng lý giải do giá cả đắt đỏ, thanh toán, mua hàng bất tiện, cân điêu... và xu hướng bùng nổ của các nền tảng mua sắm online.

Tiểu thương chợ truyền thống gặp khó khi tung chiêu chốt đơn online

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Chưa thích ứng với công nghệ số, chi phí đầu tư thiết bị, nguồn lực đóng hàng, sản phẩm không phù hợp là loạt khó khăn mà tiểu thương chợ truyền thống ở TPHCM gặp phải khi muốn mở thêm kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Nhiều chợ Hà Nội sắp được cải tạo và xây mới

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa có chỉ đạo yêu cầu các Sở và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện liên quan đến việc lập danh mục đầu tư xây mới, cải tạo các chợ trên địa bàn trong năm 2024.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam xin nghỉ hưu trước 7 tháng

Hoàng Bin |

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam đang tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu. Có 3 trường hợp là đại biểu HĐND tỉnh nhưng không lấy phiếu tín nhiệm gồm: Bí thư Tỉnh ủy và 2 lãnh đạo sở.

3 dự án giao thông gần 4.000 tỉ đồng ở Hà Nội nhiều năm trễ hẹn

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Mở rộng Quốc lộ 1A, xây dựng Vành đai 3,5 và đường kết nối Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là 3 dự án có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng vẫn chưa hoàn thiện sau nhiều năm thi công.

Báo Lao Động 3 năm liên tiếp đạt giải Báo chí chia sẻ cùng thầy cô

Nhóm PV |

Tại cuộc thi "Báo chí chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023, Báo Lao Động xuất sắc đạt giải Nhì với tác phẩm "Từ chối thành thị đủ đầy, hơn 20 năm miệt mài "gánh" chữ lên vùng biên ải" do nhóm tác giả Thiều Trang - Hải Danh - Đinh Hiệp thực hiện.

Triệt xoá băng nhóm ở Hà Nội cho vay lãi suất tới 292%/năm, bắt ông trùm Thành "Bẹt"

Việt Dũng |

Nguyễn Văn Thành (tức Thành "Bẹt"), đối tượng có tiền án, tiền sự, hoạt động tín dụng đen và huy động hàng chục đàn em tham gia cho vay lãi nặng ở Hà Nội.

Khu tái định cư 38ha ở TPHCM treo hơn 20 năm được khởi công

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Ngày 29.12, UBND Quận 12 chính thức khởi công xây dựng khu tái định cư 38ha ở phường Tân Thới Nhất (Quận 12, TPHCM) sau hơn 20 năm vướng mắc đền bù giải tỏa. Dự án khu tái định cư phường Tân Thới Nhất với quy mô 38 ha, vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. Dự kiến khu vực này đi vào hoạt động sẽ là nơi an cư cho khoảng 30.000 người dân.

Tại sao chợ truyền thống ngày càng ế khách

Mạnh Cường |

Nguyên nhân chợ truyền thống ế khách được nhiều người tiêu dùng lý giải do giá cả đắt đỏ, thanh toán, mua hàng bất tiện, cân điêu... và xu hướng bùng nổ của các nền tảng mua sắm online.

Tiểu thương chợ truyền thống gặp khó khi tung chiêu chốt đơn online

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Chưa thích ứng với công nghệ số, chi phí đầu tư thiết bị, nguồn lực đóng hàng, sản phẩm không phù hợp là loạt khó khăn mà tiểu thương chợ truyền thống ở TPHCM gặp phải khi muốn mở thêm kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Nhiều chợ Hà Nội sắp được cải tạo và xây mới

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa có chỉ đạo yêu cầu các Sở và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện liên quan đến việc lập danh mục đầu tư xây mới, cải tạo các chợ trên địa bàn trong năm 2024.