Lò lợn mổ lậu “lấn át” lò giết mổ sạch

HÀ ANH CHIẾN |

Trước những nguy cơ về lợn bị tiêm thuốc an thần, lợn chết, lợn bệnh được tuồn ra thị trường, TPHCM đã tăng cường rất nhiều giải pháp để kiểm soát nguồn gốc. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn khi không kiểm soát được thực phẩm từ khâu giết mổ ở các địa phương đưa lên. Điển hình là tại thủ phủ lợn tỉnh Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn thịt lợn lớn cho TPHCM cũng đang đứng trước nguy cơ các lò lợn mổ lậu “lấn át” lò giết mổ sạch theo quy chuẩn.

Lò lợn mổ lậu lấn át vì chi phí “bèo”

Từ năm 2012, Đồng Nai bắt đầu thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và xóa bỏ các lò mổ lậu. Tuy nhiên đến nay, lò mổ lậu vẫn tồn tại dai dẳng trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Sở NNPTNT, hiện trên địa bàn tỉnh còn 44 điểm giết mổ lậu tập trung tại các huyện Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và TP. Biên Hòa, trong đó có 17 điểm mới phát sinh từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chức năng, thực tế số lượng lò lợn mổ lậu lớn hơn rất nhiều.

Ông Phạm Hữu Tài - Phó phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất (vựa lợn của tỉnh Đồng Nai) - cho biết: Các lò lợn mổ lậu vẫn “vui vẻ” 1 tháng đóng phạt 2 lần vì lợi nhuận thu lại là lớn hơn tiền đóng phạt rất nhiều. Ông Tài lý giải: Một cơ sở giết mổ lậu nếu một ngày giết mổ khoảng 30 con lợn khi bị phát hiện sẽ bị phạt 8 triệu đồng, một tháng bị xử phạt 2-3 lần thì mức tiền phạt khoảng trên 20 triệu đồng. Trong khi đó, nếu đưa 30 con lợn vào lò giết mổ tập trung, một con lợn sẽ mất 50.000 đồng phí, tương đương với việc chủ lợn tốn 1,5 triệu đồng cho việc giết mổ, tương đương 40 triệu đồng/1 tháng chi cho việc giết mổ lợn thì dù bị phạt việc giết mổ lợn lậu vẫn mang lại lợi nhuận.

Trong khi đó, đại úy Bùi Trường Sơn - Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đồng Nai - chia sẻ thông tin rất đáng lo ngại. Theo đại úy Sơn, vừa qua đơn vị có triệt phá một đường dây thu mua lợn bệnh, lợn chết từ huyện Thống Nhất đưa lên TP.Biên Hòa giết mổ tiêu thụ. Dù là hành vi vô cùng nguy hiểm nhưng các đối tượng cũng chỉ bị xử phạt hành chính chứ không thể khởi tố vụ án do chưa có quy định. Ngoài ra, theo quy định lợn khi bị bệnh, bị chết thì các trang trại có trách nhiệm xử lý, tuy nhiên thực tế lợn vẫn bị tuồn ra tiêu thụ ngoài thị trường. Đây là hành vi rất nghiêm trọng và gây nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Mập mờ lợn sạch với lợn bệnh, lợn chết

Không xóa bỏ được các lò mổ lậu sẽ dẫn đến nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường mà còn gây khó khăn cho quá trình sắp xếp giết mổ theo kế hoạch, và còn “nghịch lý” hơn khi các lò mổ lợn sạch cũng gặp phải nguy cơ… đóng cửa.

Cơ sở giết mổ An Viễn, xã An Viễn, huyện Trảng Bom trở thành lò mổ vệ tinh trong chương trình dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) từ năm 2015. Để đáp ứng các tiêu chuẩn của chương trình, chủ lò mổ đã đầu tư hơn 1 tỉ đồng để nâng cấp hệ thống giết mổ. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm hoạt động, số lượng lợn đưa vào giết mổ lại giảm mạnh. “Năm đầu hoạt động mỗi ngày cơ sở giết mổ khoảng 20 con/ngày. Thế nhưng, từ 3 tháng nay, số lượng lợn giết mổ chỉ được khoảng… 3 con/ngày, trong khi công suất thiết kế của lò là 50 con/ngày. Cứ đà này thì cuối năm nay lò mổ cũng buộc phải đóng cửa” - ông Trương Minh Sao - chủ lò mổ An Viễn - cho biết.

Theo ông Sao, nguyên nhân khiến số lượng lợn đưa vào lò giết mổ ngày càng giảm là do quy trình của lò mổ nghiêm ngặt nên thương lái không thích vì lò mổ sạch nên lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc, có kiểm dịch, còn lợn chết, lợn bệnh thì tuyệt đối không giết mổ; trong khi các lò mổ lậu được “thoải mái” hơn.

Ông Huỳnh Thành Vinh - GĐ Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai - cho rằng, các địa phương phải quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc giết mổ trên địa bàn mình quản lý vì đây là những đầu mối bám sát địa bàn, dễ dàng phát hiện những cơ sở hoạt động không phép. Đồng thời, cơ quan thú y phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các địa phương bố trí lực lượng xử lý triệt để tình trạng giết mổ lậu, tạo điều kiện nâng công suất hoạt động của những lò mổ tập trung.

Theo quy hoạch đến năm 2020, Đồng Nai sẽ có 50 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Đến nay, các địa phương đã triển khai xây dựng 40 cơ sở giết mổ tập trung (gần 76%) theo quy hoạch, trong đó có 33 cơ sở được dự án Lifsap hỗ trợ đầu tư. Tuy nhiên, công suất hoạt động của các cơ sở này cũng đang rất hạn chế vì bị cạnh tranh quyết liệt từ các lò mổ lậu “Công suất bình quân của các lò mổ tập trung hiện chỉ ở mức trên 50%” - ông Huỳnh Thành Vinh cho hay.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Giá thịt lợn đẩy lên quá cao, lợi nhuận vào túi ai?

PHONG NGUYỄN |

Mặc dù ngày 10.10.2018, Tập đoàn C.P - doanh nghiệp được coi là “ông lớn” của ngành chăn nuôi tuyên bố giảm giá lợn hơi 500đ/kg, ngày 11.10, tại các tỉnh phía Nam giá lợn hơi trên thị trường vẫn tăng mạnh, có nơi đạt mức 56.000đ/kg. Mỗi kg thịt lợn bán ra, người nuôi đang hưởng lãi “khủng” từ 15.000 - 20.000đ/kg, người tiêu dùng phải ăn thịt lợn với giá cao khi nguồn cung không thiếu. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiên quyết: Cần giảm giá lợn hơi xuống mức 45.000đ/kg.

Giá thịt lợn cao nhất trong vòng 4 năm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cảnh báo: Đây là “lãi giả”

Kh.V |

Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, có nơi vượt mốc 56.000 đồng/kg, chiều 9.10.2018, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với những doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi cảnh báo đây là "lãi giả" và đề nghị các DN giảm giá lợn hơi, bình ổn thị trường.

Thịt lợn... xuống và lên

THẨM HỒNG THỤY |

Từ đầu tháng 8.2018 trở lại đây giá lợn hơi và giá thịt lợn đang “leo dốc” với mức kỷ lục.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giá thịt lợn đẩy lên quá cao, lợi nhuận vào túi ai?

PHONG NGUYỄN |

Mặc dù ngày 10.10.2018, Tập đoàn C.P - doanh nghiệp được coi là “ông lớn” của ngành chăn nuôi tuyên bố giảm giá lợn hơi 500đ/kg, ngày 11.10, tại các tỉnh phía Nam giá lợn hơi trên thị trường vẫn tăng mạnh, có nơi đạt mức 56.000đ/kg. Mỗi kg thịt lợn bán ra, người nuôi đang hưởng lãi “khủng” từ 15.000 - 20.000đ/kg, người tiêu dùng phải ăn thịt lợn với giá cao khi nguồn cung không thiếu. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiên quyết: Cần giảm giá lợn hơi xuống mức 45.000đ/kg.

Giá thịt lợn cao nhất trong vòng 4 năm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cảnh báo: Đây là “lãi giả”

Kh.V |

Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, có nơi vượt mốc 56.000 đồng/kg, chiều 9.10.2018, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với những doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi cảnh báo đây là "lãi giả" và đề nghị các DN giảm giá lợn hơi, bình ổn thị trường.

Thịt lợn... xuống và lên

THẨM HỒNG THỤY |

Từ đầu tháng 8.2018 trở lại đây giá lợn hơi và giá thịt lợn đang “leo dốc” với mức kỷ lục.