Ký ức voi Tây Nguyên: Khi voi là người thân trong gia đình

Văn Trực |

Đắk Lắk - Trong kí ức của người Tây Nguyên, voi xuất hiện khắp buôn, bản làng. Voi được săn, thuần dưỡng khi mang về trải qua các lễ nghi cúng bái sẽ có tên, tuổi, được nhận làm con trong gia đình và chính thức trở thành một phần của buôn làng.

Đàng Năng Long là người sở hữu đàn voi nhà với số lượng nhiều nhất Việt Nam. Gia đình ông là gia tộc buôn voi bậc nhất xứ Đông Dương, mẹ ông là bà Sao Chăn Thông – mỹ nhân buôn voi nổi tiếng trong vùng nên những kí ức, câu chuyện về voi được ông nhớ rõ từng chi tiết.

Đưa voi nhập buôn

Đàng Năng Long dẫn chúng tôi ra thăm 2 chú voi nhà. Một đực, một cái đều có tuổi đời trên 40 năm. Chúng đều từng trải qua lễ nhập buôn trước khi về nhà. Dưới bóng dáng sừng sững của loài đại tượng, ông Long nhớ lại kí ức về những “ngày hội” khi đưa voi về buôn.

Trong kí ức của người đàn ông ở tuổi ngoài lục tuần, voi con sau khi được săn về, thuần dưỡng đến ngày sẽ đưa về “ra mắt” cộng đồng. Để nhập buôn, người chủ chuẩn bị trâu, heo và đánh chiên, trống để thông báo cho mọi người đến chung vui. Người đến thăm dự có gì mừng nấy. Con heo, con gà, ché rượu đều được mang tới dự lễ, chúc phúc cho thành viên mới của buôn làng.

Những ngày lễ nhập buôn của voi thực sự là một ngày hội với hàng trăm ché rượu và ăn mừng kéo dài 3-4 ngày chưa dứt.

Tại buổi lễ, voi sẽ được đặt tên, có tuổi và trở thành thành viên trong gia đình. Đây dường như là cách người đồng bào Tây Nguyên trả nợ cho tự nhiên, trả nợ cho bầy đàn và cho chính con voi vì cướp đi bố mẹ của chúng. “Con cái trong nhà nhận voi là em, sau này, con của gia đình đó đẻ ra nhận nó làm anh, làm chị”, ông Long kể lại.

Vì là con trong gia đình, voi được đối xử như những người anh em khác. Voi được chia vui, sẻ buồn, chia tài sản. Nếu bố mẹ mất đi, voi sẽ được thừa kế từ cái chiêng cái trống đến con gà, con lợn như anh chị em của mình. Thậm chí, nhiều con voi con có khố, tẩu thuốc,… mặc dù không sử dụng được.

Đàng Năng Long bên cạnh con voi đực của gia đình. Ảnh: Văn Trực
Đàng Năng Long bên cạnh con voi đực của gia đình. Ảnh: Văn Trự

Nói thêm về việc chia tài sản, ông Long cho biết có nhiều con voi khi người trong gia đình già yếu, không đủ sức chăm sóc thì chuyển con voi đó cho dòng họ, đến một nơi ở tốt hơn. Con trâu, con bò, chiên, ché… đều đi theo voi về với chủ mới.

Voi nhà sau này lỡ phá hoại nương rẫy, mùa màng của người khác, họ sẽ tìm đến chủ voi để thương thảo, thống nhất đền bù chứ không bao giờ xâm hại đến con voi. “Giống như con dại thì cái mang”, ông Long cười nói.

Phóng thích và an táng cho voi nhà

Nhớ lại hồi ấy, có lần Đàng Năng Long nghe tiếng leng keng phát ra từ bên kia rừng. Thắc mắc về điều này, ông được người chú lý giải là dòng họ bên kia đang làm lễ phóng thích voi nhà về rừng.

Những con voi nhà trên 50 tuổi được người chủ thả về với tự nhiên. Những con voi này sẽ ít khi nhập vào đàn voi khác, vẫn luẩn quẩn trong rừng, khi người quen đến, nó vẫn tỏ ra mừng rỡ.

Một lễ cúng cho voi của người Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu
Một lễ cúng cho voi của người Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu

Huyện Lắk thuở ấy cũng là thủ phủ của việc thuần dưỡng voi nhà. Khi voi nhà chết đi, người ta sẽ chọn cách sơn táng hoặc thủy táng.

Sơn táng là cách chôn cất truyền thống của người M’Nông, Ê Đê. Khi voi mất đi, người ta mang xác vào rừng, tìm một vị trí rồi đặt voi ở đấy chứ không đào huyệt. Người chủ sau đó chặt thật nhiều cành cây để đắp lên xác voi rồi phủ thêm 1 lớp đất và 1 lớp lá cho đến khi nào che được hết thân thể to lớn của loài đại tượng thì ngưng.

Đặc biệt, khi chôn cất voi đực, người ta sẽ dùng một cành cây có độ đàn hồi, kéo xuống và cột vào cặp ngà của voi. Sau này khi xác voi hoại từ, nhờ vào lực đàn hồi, cành cây sẽ kéo cặp ngà lên khỏi mộ voi. Mùa mưa thì 1 tháng, mùa khô 3 tháng thì cặp ngà voi được kéo rời khỏi xác.

Ngà được người nhà đi thăm mộ hoặc người trong buôn thấy báo cho chủ đến lấy về chứ không ai dám ăn trộm vì sợ thần phạt. “Sau này voi mất, mình phải căn răng, nuốt nước mắt mà đục cặp ngà đem cất vì sợ người ta quật xác voi lên ăn trộm”, ông Long nói.

Về thủy táng, theo “vua voi”, chỉ những người có dòng máu người Lào mới được cộng đồng cho phép an táng theo cách này. Thủy táng chỉ được thực hiện vào mùa nước lớn, voi được cột đá thả xuống hồ, hoặc sông nơi nước sâu, tránh xa khu dân cư. Dù sơn táng hay thủy táng, vùng đất chôn voi được coi như cấm địa, ai muốn nghiên cứu, thăm thú đều phải được sự cho phép của người chủ.

Kể xong câu chuyện về an táng voi, “Vua voi” Đàng Năng Long ánh mặt đượm buồn nhìn vào màn mưa như xối. Có lẽ nỗi đau về quá khứ khi cắn răng, rơi nước mắt để tháo đi cặp ngà từ chính “người thân” trong gia đình đối với ông là nỗi ám ảnh.

Thực tế, tình trạng buôn bán các sản phẩm từ voi đã diễn ra từ nhiều năm qua trên đất Tây Nguyên vì mục đích lợi nhuận và là hành vi không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, trước đây, việc cắt ngà, tặng lông đuôi voi là một nét văn hóa đẹp của người đồng bào Tây Nguyên nhưng nay đã bị biến tướng.

Nghiên cứu của Tổ chức Con người và Thiên nhiên (PanNature), số lượng voi Việt Nam nói chung và voi Tây Nguyên suy giảm nhanh theo từng năm. Những năm 1990, ước tính số voi hoang dã của Việt Nam còn khoảng 1.500-2.000 cá thể.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chỉ còn khoảng 124-148 cá thể voi hoang dã, phân bố trên 8 tỉnh bao gồm Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai và Bình Phước.

Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Vườn thú Hà Nội phân trần việc 2 chú voi chỉ được gỡ xích khi dư luận lên tiếng

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Trước thắc mắc 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội chỉ được tháo xích khi dư luận lên tiếng, phía đơn vị quản lý cho biết, 2 chú voi chỉ mới bị xích chân thời gian gần đây vì lý do hệ thống hàng rào lưới điện bảo vệ voi bị hỏng.

TP Hà Nội thông tin về đề xuất thả 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội về rừng

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Trước đề xuất chuyển 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội về rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Yok Đôn của Tổ chức Động vật Châu Á, khi chứng kiến cảnh 2 chú voi già sống khổ trong xiềng xích, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét nội dung mà tổ chức này đề xuất.

2 cá thể voi ở Vườn thú Hà Nội thoát cảnh sống khổ trong xiềng xích

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Sau phản ánh về việc 2 cá thể voi già sống khổ trong cảnh xiềng xích tại Vườn thú Hà Nội, mới đây, đơn vị quản lý 2 cá thể voi này đã tháo xích chân, trả tự do cho voi di chuyển.

Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Ngày 4.9, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm cắp vừa xảy ra trên địa bàn huyện Đức Linh, Bình Thuận.

Dự báo đường đi mới nhất của bão Haikui sau khi càn quét Đài Loan

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Haikui di chuyển theo hướng tây tây bắc qua miền nam Đài Loan (Trung Quốc) vào tối 3.9.

Giận con trai, người phụ nữ ở Vĩnh Phúc châm lửa đốt cây xăng

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, người phụ nữ đã đến cửa hàng xăng dầu của con trai rồi châm lửa đốt.

Tài xế xe ôm công nghệ làm xuyên lễ 2.9 “vỡ mộng” vì ế ẩm khách

Hoài Luân - Phương Thảo |

Gác lại nỗi nhớ gia đình, nhiều tài xế xe ôm công nghệ quyết định ở lại Hà Nội "cày" xuyên lễ 2.9 để kiếm thêm thu nhập, thế nhưng nhiều người phải "ngậm đắng" vì nhu cầu khách đặt xe năm nay giảm sút.

Arsenal thắng kịch tính Man United ở những phút bù giờ

An An |

Trận đấu tâm điểm tại vòng 4 Premier League đã kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về đội chủ nhà Arsenal.

Vườn thú Hà Nội phân trần việc 2 chú voi chỉ được gỡ xích khi dư luận lên tiếng

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Trước thắc mắc 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội chỉ được tháo xích khi dư luận lên tiếng, phía đơn vị quản lý cho biết, 2 chú voi chỉ mới bị xích chân thời gian gần đây vì lý do hệ thống hàng rào lưới điện bảo vệ voi bị hỏng.

TP Hà Nội thông tin về đề xuất thả 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội về rừng

Hoài Luân - Phúc Đạt |

Trước đề xuất chuyển 2 cá thể voi tại Vườn thú Hà Nội về rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Yok Đôn của Tổ chức Động vật Châu Á, khi chứng kiến cảnh 2 chú voi già sống khổ trong xiềng xích, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét nội dung mà tổ chức này đề xuất.

2 cá thể voi ở Vườn thú Hà Nội thoát cảnh sống khổ trong xiềng xích

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Sau phản ánh về việc 2 cá thể voi già sống khổ trong cảnh xiềng xích tại Vườn thú Hà Nội, mới đây, đơn vị quản lý 2 cá thể voi này đã tháo xích chân, trả tự do cho voi di chuyển.