Khoá tài khoản vĩnh viễn những xe ôm công nghệ vượt đèn đỏ, đi ngược chiều

KHÁNH AN |

Các hãng xe công nghệ cho biết, sẽ khoá tài khoản vĩnh viễn đối với các đối tác tài xế thường xuyên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách...

Nguyễn Dương Anh (22 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) nhớ lại cảm giác “hồn vía lên mây” trong lần đầu trải nghiệm xe ôm công nghệ.

Dương Anh cho biết, bình thường em chọn xe buýt làm phương tiện để đi học. Nhưng hôm đó vì ốm, cộng thêm giờ tan tầm đường tắc nên em đã đặt xe ôm công nghệ để có thể về nhà nhanh hơn.

"Khi lên xe, anh tài xế bảo không cần đội mũ khiến em thấy khá lo lắng. Sau đó, mặc dù quãng đường về nhà chỉ có hơn 4 km mà em nín thở mỗi lần tài xế nhấn ga, đạp phanh dừng gấp vì vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều” - Dương Anh kể lại.

Theo ghi nhận của Lao Động, ở nhiều ngã ba, ngã tư, xe ôm công nghệ dừng chờ đèn đỏ nhưng đứng vượt quá đường kẻ vạch liền quy định. Thậm chí còn chắn ngay vạch sang đường của người đi bộ.

Khi tất cả các phương tiện khác đang dừng đỗ chờ đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, một số lái xe ôm công nghệ giữ nguyên tay ga như một thói quen, vượt qua ngã tư mà không cần quan sát trước sau.

Không những thế, dù các biển báo cấm đường, cấm đi ngược chiều đã được đặt ở vị trí tương đối rõ ràng nhưng một số lái xe công nghệ vẫn đi vào vì muốn rút ngắn quãng đường di chuyển.

Việc các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho chính lái xe cùng những hành khách mà còn nguy hiểm tới các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

Muôn kiểu vi phạm luật giao thông của các tài xế xe ôm công nghệ. Video: Khánh An

Chia sẻ với Lao Động, đại diện hãng Be cho biết, phía công ty luôn có chương trình đào tạo bắt buộc đầu vào về quy tắc ứng xử, chất lượng dịch vụ, tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông theo quy định của pháp luật cho lực lượng tài xế mới.

Bên cạnh đó, Be cũng cung cấp các chương trình tái đào tạo cho tài xế vi phạm lần 1 và lần 2.

Theo đại diện Be, hiện có nhiều cách để khách hàng có thể linh hoạt phản ánh các hành vi vi phạm cho Be như đánh giá sao sau chuyến đi, gọi điện trực tiếp lên tổng đài, chat với nhân viên hỗ trợ.

“Đối với các vi phạm luật an toàn giao thông như: vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, lạng lách, đánh võng, không sử dụng mũ bảo hiểm, sử dụng điện thoại khi lái xe…trong quá trình cung cấp dịch vụ Be.

Be hiện áp dụng các chế tài cảnh báo và khóa tài khoản 3 ngày đối với tài xế đối tác vi phạm lần 1; cảnh báo và khóa tài khoản 7 ngày đối với tài xế đối tác vi phạm lần 2; khoá tài khoản vĩnh viễn đối với tài xế vi phạm lần 3” - đại diện Be nói.

 
 
Nhiều xe ôm công nghệ vượt đèn đỏ, dừng đèn đỏ sai quy định. Ảnh: Khánh An

Tương tự, tất cả các đối tác tài xế khi đăng ký gia nhập Gojek cũng đều cần trải qua một khoá đào tạo, bao gồm các quy tắc cộng đồng.

“Theo quy tắc cộng đồng của Gojek, các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, bao gồm các Luật Giao thông đường bộ thuộc nhóm hành vi không được phép. Hình thức xử lý cao nhất đối với những tài xế vi phạm là khóa vĩnh viễn tài khoản” - đại diện Gojek cho biết.

Theo đại diện Gojek, người dùng có thể phản ánh các vấn đề liên quan đến đối tác tài xế thông qua mục Trợ giúp trên ứng dụng hoặc các kênh khác như email, điện thoại, tin nhắn Facebook cho fanpage của Gojek Việt Nam.

Theo quy trình của Gojek, sau khi tiếp nhận thông tin sẽ tiến hành xác thực thông tin về phía đối tác tài xế, và tuỳ mức độ vi phạm (nếu có) của đối tác tài xế sẽ áp dụng các mức chế tài theo quy định.

 
Xe ôm công nghệ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. Ảnh: Khánh An

Về phía Grab, đơn vị này cho biết, trước khi tham gia nền tảng Grab, tất cả đối tác tài xế cần hoàn thiện hồ sơ cá nhân, tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện về dịch vụ do Grab tổ chức như quy định lái xe an toàn, quy tắc ứng xử...

Sau khi hoàn tất các thủ tục bắt buộc và các chương trình tập huấn của Grab, đối tác đăng kí mới chính thức trở thành đối tác tài xế Grab. 

“Hằng tuần, Grab sẽ cập nhật báo cáo lái xe an toàn trên ứng dụng Grab Driver của đối tác tài xế. Báo cáo này bao gồm các cập nhật liên quan đến tốc độ điều khiển phương tiện giao thông trong quá trình hoạt động của đối tác, giúp các đối tác tài xế tham khảo và chủ động cải thiện các kỹ năng điều khiển phương tiện của mình.

Trong trường hợp phát hiện đối tác tài tài xế có hành vi vi phạm Luật giao thông, Grab sẽ áp dụng chế tài phù hợp được quy định trong bộ quy tắc ứng xử đã được đối tác cam kết thực hiện, với mức xử lý cao nhất là ngưng vĩnh viễn quyền sử dụng ứng dụng Grab” - đại diện Grab nói.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Cảnh giác nạn giả danh xe ôm công nghệ để trộm cắp

Minh Hạnh |

Trước sự “bùng nổ” của xe ôm công nghệ, nhiều đối tượng đã mặc đồng phục giả tài xế xe ôm công nghệ vi phạm pháp luật. Để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh để xử lý tình trạng này.

Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... thói quen nguy hiểm của các xe ôm công nghệ

PHƯƠNG ANH - KHÁNH AN |

Tại Hà Nội, không quá khó để bắt gặp tình trạng xe ôm công nghệ chở khách đi sai làn, lạng lách, vượt đèn đỏ,...

Báo động tình trạng xe ôm công nghệ vi phạm giao thông

Đỗ Hạnh - Gia Long |

Những năm gần đây, sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm công nghệ đã phần nào thay đổi tư duy vận tải hành khách bằng xe 2 bánh và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, việc nhiều tài xế vừa chạy tốc độ cao, vừa sử dụng điện thoại đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người đi đường. 

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Bác đề xuất gia hạn báo cáo tài chính của Novaland, Hải Phát, Louis Capital

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 11.4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã bác đề nghị gia hạn công bố báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát; Louis Capital và Novaland.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Cảnh giác nạn giả danh xe ôm công nghệ để trộm cắp

Minh Hạnh |

Trước sự “bùng nổ” của xe ôm công nghệ, nhiều đối tượng đã mặc đồng phục giả tài xế xe ôm công nghệ vi phạm pháp luật. Để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh để xử lý tình trạng này.

Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... thói quen nguy hiểm của các xe ôm công nghệ

PHƯƠNG ANH - KHÁNH AN |

Tại Hà Nội, không quá khó để bắt gặp tình trạng xe ôm công nghệ chở khách đi sai làn, lạng lách, vượt đèn đỏ,...

Báo động tình trạng xe ôm công nghệ vi phạm giao thông

Đỗ Hạnh - Gia Long |

Những năm gần đây, sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm công nghệ đã phần nào thay đổi tư duy vận tải hành khách bằng xe 2 bánh và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, việc nhiều tài xế vừa chạy tốc độ cao, vừa sử dụng điện thoại đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người đi đường.