Khó xác định mức độ thiệt hại, bản quyền báo chí tiếp tục bị xâm hại

Khánh An |

Trong thời điểm ngành công nghiệp nội dung số đang ngày càng phát triển, vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí càng trở nên cấp bách. Có một thực tế là trong khi các cơ quan báo chí bị ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế thì những đối tượng ăn cắp bản quyền tác phẩm báo chí lại đang “sống khỏe”.

"Sống khoẻ" nhờ ăn cắp bản quyền báo chí

Kênh YouTube C.S.H chuyên về tin tức đang sở hữu 4,33 triệu người đăng ký và hiện cũng đã bật chế độ kiếm tiền cho hàng nghìn video trên nền tảng này. Thế nhưng, điều đáng nói là toàn bộ nội dung trong các video này đều là đọc lại các bài viết của các tờ báo. Các hình ảnh xuất hiện trong video cũng được lấy từ các bài báo và không trích dẫn nguồn.

Hay một kênh YouTube khác có tên T.H cũng đang sở hữu lượt người theo dõi khổng lồ với 4,92 triệu lượt. Kênh này mỗi ngày đăng tải khoảng 20 video với những tiêu đề gây chú ý như: Tin mới nhất, tin hot trong ngày, tin nhanh... Các đối tượng tổng hợp tin từ các trang báo điện tử rồi đọc lại nhưng không dẫn nguồn. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại vô vàn các kênh YouTube và TikTok khác.

Trên nền tảng mạng xã hội Facebook, nhiều fanpage copy lại nội dung bài báo rồi đăng tải như bài viết của mình. Trong khi các phóng viên, nhà báo có thể mất hằng tuần, hằng tháng trời để sản xuất ra một tác phẩm báo chí, thì những đối tượng này chỉ mất 30 giây để sao chép. Khi lượng xem nhiều, lượt tương tác nhiều, các kênh này sẽ nhận được tiền từ YouTube hoặc nhận được tiền quảng cáo từ các nhãn hàng, thương hiệu...

Như vậy, các đối tượng không hề mất chút chất xám nào mà vẫn có thể “sống khỏe”.

Báo chí gặp khó trong việc xác định mức thiệt hại

Luật sư Trần Thị Khánh Hương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp lý, Truyền thông Hà Nội - cho biết, trong môi trường mạng xã hội bùng nổ, nguồn thu của các báo ngày càng khó khăn, thì vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí càng trở nên cấp bách.

Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó có thể chia thành ba nhóm hành vi xâm phạm chính: Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân, các hành vi xâm phạm quyền tài sản, các hành vi xâm phạm đến các biện pháp bảo vệ quyền tác giả.

Theo luật sư Hương, khi bị vi phạm bản quyền báo chí, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, các cá nhân, tổ chức bị vi phạm có quyền có thể lựa chọn biện pháp tương ứng để bảo vệ quyền tác giả của mình. Có thể tự mình sử dụng biện pháp dân sự - tự thỏa thuận, hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp hình sự và biện pháp hành chính để xử lý tùy theo mức độ của hành vi vi phạm. Tác giả có thể tự lựa chọn một trong ba cơ chế bảo vệ quyền tác giả nói trên.

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

“Việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề gặp nhiều khó khăn trên thực tế, và việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả báo chí trong môi trường internet còn khó khăn hơn rất nhiều” - Luật sư Hương cho hay.

Luật sư Hương lấy ví dụ như trường hợp một tác phẩm báo chí được lưu trữ và cho phép truy cập trái phép trên mạng internet, có thể sử dụng công cụ kỹ thuật để đếm được bao nhiêu lượt người truy cập để xem và tải tác phẩm đó một cách trái phép trên một website cụ thể. Trong trường hợp này, nếu giả định việc xem trực tuyến và tải tác phẩm đó đã được định sẵn cho mỗi lần truy cập thì có thể tính được sơ bộ thiệt hại mà chủ sở hữu quyền tác giả bị mất trên thực tế.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều trường hợp tác phẩm được sao chép trái phép từ một website, sau đó tiếp tục được đưa lên các website khác hoặc được các cá nhân chia sẻ với nhau. Rất khó kiểm soát được số lượng người truy cập trái phép trong trường hợp trên.

Ngoài ra, cơ sở để đánh giá mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh đối với lĩnh vực quyền tác giả cũng đặc biệt khó khăn.

Khánh An
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn tỉ đồng chảy vào các trang ăn cắp bản quyền báo chí

KHÁNH AN |

Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Lần đầu xuất hiện kênh nội dung số về giải trí, giáo dục cho trẻ em Việt

Vân Trang |

Kênh giải trí đa phương tiện có tên “We are the world” là một dự án phi lợi nhuận với mục đích giáo dục trẻ em. Dự án do học sinh phổ thông tại Hà Nội xây dựng, với sự cố vấn của nhà báo, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng.

Các nhà văn ấn tượng với loạt tiểu thuyết, truyện ngắn viết về công nhân

Tô Thế |

Sau một thời gian chấm thi nghiêm túc, công tâm, đúng theo yêu cầu và thể lệ, Hội đồng Sơ khảo cuộc thi viết văn về công nhân - công đoàn đã chọn ra 43 truyện ngắn (bao gồm cả nhóm truyện ngắn cùng một tác giả), 18 tiểu thuyết lọt vào vòng Chung khảo cuộc thi.

Các đài truyền hình nào đã có bản quyền ASIAD 19?

HOÀI VIỆT |

Hôm nay (19.9), môn bóng đá nam tại ASIAD 19 chính thức khởi tranh, tuy nhiên chưa có đơn vị nào ở Việt Nam công bố chính thức sở hữu bản quyền truyền hình ASIAD 19.

Nhận định Olympic Việt Nam và Olympic Mông Cổ tại ASIAD 19

MINH PHONG |

Một chiến thắng trong ngày ra quân ASIAD 19 sẽ tạo nên cú hích tinh thần và mở ra cơ hội lớn để Olympic Việt Nam vào vòng 1/8 môn bóng đá nam.

Làng nghề Phú Bình đưa lồng đèn truyền thống lên sàn thương mại điện tử

PHƯƠNG UYÊN |

TPHCM - Tết Trung thu cận kề, làng nghề Phú Bình (Quận 11) sản xuất lồng đèn giấy lại đang hối hả làm những mẫu hàng cuối cùng để cung ứng ra thị trường.

Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH |

Đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện, theo Bộ Tài chính. Tới đây, nhiều điểm mới được nêu rõ trong đề án cải cách tiền lương.

Hàng nghìn tỉ đồng chảy vào các trang ăn cắp bản quyền báo chí

KHÁNH AN |

Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Lần đầu xuất hiện kênh nội dung số về giải trí, giáo dục cho trẻ em Việt

Vân Trang |

Kênh giải trí đa phương tiện có tên “We are the world” là một dự án phi lợi nhuận với mục đích giáo dục trẻ em. Dự án do học sinh phổ thông tại Hà Nội xây dựng, với sự cố vấn của nhà báo, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng.