Huyện đầu tiên ở Đắk Lắk công bố kết quả bản đồ nông hóa thổ nhưỡng

PHAN TUẤN |

Huyện Cư M’gar có tổng diện tích tự nhiên 82.450ha với khoảng 71.000ha là đất nông nghiệp. Hiện nay, địa phương này là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk công bố kết quả bản đồ nông hóa thổ nhưỡng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Sáng 12.3, UBND huyện Cư M’gar tổ chức hội nghị công bố “Kết quả xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2030”.

Theo UBND huyện Cư M’gar, địa phương hiện có tổng diện tích tự nhiên 82.450ha, với khoảng 71.000ha là đất nông nghiệp. Đề án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng được địa phương phối hợp với Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện từ đầu năm 2023.

Bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng huyện Cư M’gar đến năm 2030 được xây dựng với tỷ lệ 1/25.000. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk và thứ 2 của vùng Tây Nguyên xây dựng được bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng là căn cứ quan trọng để huyện Cư M’gar xây dựng kế hoạch sản xuất, phát triển cây trồng phù hợp cho từng vùng, từng địa phương.

Qua đó, bảo đảm tính bền vững, từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, sản xuất nông nghiệp an toàn, gắn với chế biến, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Hồng Nhật - Chủ tịch UBND huyện Cư M'gar cho biết, việc hoàn thành sản phẩm bản đồ nông hóa thổ nhưỡng đã tạo cơ sở giúp địa phương định hướng các loại cây trồng phù hợp hơn.

Hơn nữa, đây cũng là cơ sở để huyện Cư M'gar đánh giá tiềm năng sử dụng đất và phục vụ các hoạt động quy hoạch, quản lý đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội. Về phía các đơn vị chức năng thì có thể căn cứ vào đây để xây dựng dữ liệu số hóa nền nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc và trồng cây dựa trên nguyên lý “đất nào cây đó”...

Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Cư M'gar đề nghị cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức tuyên truyền về những kết quả nghiên cứu. Qua đó, giúp người dân địa phương tự trang bị cho mình các kiến thức về sử dụng đất hợp lý, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

"Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng... tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hướng tới mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp bền vững" - Chủ tịch UBND huyện Cư M'gar Vũ Hồng Nhật chia sẻ thêm.

PHAN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Ngành Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc

Thành Thành |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Cháy đất nông nghiệp trồng tràm ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Kiên Giang - Trên đất nông nghiệp trồng tràm của người dân tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, TP Phú Quốc xảy ra đám cháy lớn.

Xây hàng quán trên đất nông nghiệp có bị coi là vi phạm pháp luật không

Minh Quân |

Thực tế, hiện nay có nhiều trường hợp người dân tự ý xây dựng hàng quán trên đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên lại không nắm được quy định về xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp khi chưa được sự cho phép là vi phạm pháp luật.

Tạ thổ, một lễ nghi để con người tỏ lòng biết ơn đất đai, thổ nhưỡng

Thanh Hải |

Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương của người Việt đều có rất nhiều lễ nghi, hội hè truyền thống quanh năm, nhưng "tạ thổ" - cúng đất - là một lễ nghi quan trọng và phổ biến nhất, xuất hiện ở mọi nơi. Lễ nghi này còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhỡ con người sống  phải biết tôn trọng, bảo vệ tự nhiên, môi trường...

Cựu Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình bị tuyên phạt 2 năm tù

TRUNG DU |

Thái Bình - Trong hai ngày 12-13.3, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với cựu Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình cùng 4 thuộc cấp bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố về “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Người dân TPHCM đổ xô mua vàng bất chấp sức nóng của thị trường

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Hiện nay, giá vàng vẫn giữ ở mức cao. Ghi nhận tại các điểm kinh doanh vàng bạc ở TPHCM, người dân đổ xô giao dịch bất chấp sức nóng của thị trường.

Bố trí đèn, biển cảnh báo tại ngã tư "tử thần" sau phản ánh của Lao Động

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan chức năng đã bố trí hệ thống đèn, biển cảnh báo nguy hiểm tại ngã tư hay xảy ra tai nạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận thị xã Phú Thọ.

Sở Nội vụ làm việc với 4 người tố cáo Chủ tịch Liên đoàn Karate Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến những thông tin lùm xùm về ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Liên đoàn Karate Nghệ An, Sở Nội vụ đã làm việc với các công dân có đơn tố cáo ông Tuấn.

Ngành Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc

Thành Thành |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Cháy đất nông nghiệp trồng tràm ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Kiên Giang - Trên đất nông nghiệp trồng tràm của người dân tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, TP Phú Quốc xảy ra đám cháy lớn.

Xây hàng quán trên đất nông nghiệp có bị coi là vi phạm pháp luật không

Minh Quân |

Thực tế, hiện nay có nhiều trường hợp người dân tự ý xây dựng hàng quán trên đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên lại không nắm được quy định về xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp khi chưa được sự cho phép là vi phạm pháp luật.

Tạ thổ, một lễ nghi để con người tỏ lòng biết ơn đất đai, thổ nhưỡng

Thanh Hải |

Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương của người Việt đều có rất nhiều lễ nghi, hội hè truyền thống quanh năm, nhưng "tạ thổ" - cúng đất - là một lễ nghi quan trọng và phổ biến nhất, xuất hiện ở mọi nơi. Lễ nghi này còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhỡ con người sống  phải biết tôn trọng, bảo vệ tự nhiên, môi trường...