Hồi sinh nghề gốm bên dòng Ô Lâu

Phúc Đạt |

Nhắc đến ngôi làng cổ nổi tiếng Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng - Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) người ta sẽ không thể không nhắc đến nghề gốm gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nằm bên dòng Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng.

Thế nhưng vấn đề bảo tồn nghề gốm gắn với phát triển du lịch vẫn luôn là điều mâu thuẫn trước câu chuyện thị trường, sinh kế của dân làng.

Hồi sinh

Nghề gốm Phước Tích hình thành từ cuối thế kỷ 15 nhưng vì nhiều lí do nên đã thất truyền và chỉ được “hồi sinh” chừng gần 20 năm trở lại. Giờ đây, gốm Phước Tích còn được xem là sản phẩm du lịch, một trải nghiệm cuốn hút với du khách trong và ngoài nước có dịp ghé qua ngồi làng cổ này.

Theo các nhà nghiên cứu, Phước Tích là ngôi làng gốm có lịch sử hình thành từ lâu đời, ông tổ Hoàng Minh Hùng là người khai canh lập làng cũng chính là người đã mang theo nghề gốm từ quê hương Cảm Quyết (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vào xứ Cồn Dương, sau này là Phước Tích và truyền lại cho dân làng.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã hình thành, các cụ cao niên trong làng cho rằng, số lượng lò vào thời kì này tiếp tục giảm, nhưng quy mô lại lớn hơn, cả làng còn lại chỉ 5 lò gốm. Dưới tác động của nhiều nguyên nhân, hợp tác xã sản xuất gốm Phước Tích giải thể năm 1989, những lò gốm tắt lửa, bỏ hoang và dần sụp đổ.

Cho đến Festival Huế 2006, người dân Phước Tích mới phục dựng lại một lò gốm nhỏ - lò ngửa để nung một số sản phẩm gốm kích thước nhỏ nhằm phục vụ du khách tham quan. Kể từ đó, nhiều chương trình hỗ trợ giúp ngôi làng này dần “hồi sinh” lại nghề gốm từng thất truyền. Hàng nghìn sản phẩm như lu, hũ, ang, trình, thống, om, trách… qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã ra đời, phục vụ thị trường.

Ông Đoàn Quyết Thắng - Giám đốc Ban quản lí Di tích kiến trúc Nghệ thuật làng cổ Phước Tích, nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm đặc biệt được sản xuất để hàng tháng cống nạp cho các triều đại vua chúa nhà Nguyễn, đó là: “om ngự”, một loại om đất được làm riêng dành để nấu cơm từ gạo de An Cựu cho vua ăn. Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm khác như lu ghè, thạp, thống, tu huýt, và ông táo nung… “Việc hồi sinh nghề làm gốm không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân thông qua việc cung ứng ra thị trường, quảng bá du lịch” - ông Thắng chia sẻ.

Hướng đến xu hướng hội nhập

TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế - cho hay, trải qua bao biến thiên của lịch sử nghề gốm Phước Tích mặc dù đã dần dần không còn hưng thịnh như xưa, nhưng vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết với nghề gốm. Những nghệ nhân này hàng ngày miệt mài sản xuất đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân vẫn đang cần đến những vật dụng thân quen của gốm Phước Tích.

Do vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gốm Phước Tích là việc làm rất cần thiết nhằm sử dụng nguồn lực từ tài nguyên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả, phục vụ phát triển du lịch bền vững. Đồng thời góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Huế trong bối cảnh đương đại.

Theo ông Hải, cần phải xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghề gốm Phước Tích truyền thống trong xu hướng biến đổi và hội nhập hiện nay là công việc tự thân của chính cộng đồng. “Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học, các nhà quản lí chỉ có thể hướng cho người dân cách thức bảo tồn, phát huy và biến đổi như thế nào, cụ thể ra sao, cái gì không được thay đổi, cái gì có thể thay đổi, tổ chức nghề gốm trong hoàn cảnh mới ra sao… chứ không thể làm thay, gò ép người dân phải thực hiện theo “kịch bản” của mình” - ông Hải chia sẻ.

Đồng quan điểm, TS. Trần Đình Hằng - Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế - cho rằng, với số lượng nhân khẩu ít ỏi, lại đa phần cao niên thì nhu cầu và khát vọng phát triển nghề gốm Phước Tích gắn liền phát triển du lịch dịch vụ thực sự không đơn giản. Một khi chủ thể di sản là cộng đồng người dân Phước Tích chưa mặn mà với việc đó thì mọi sự đầu tư của nhà nước hay các tổ chức bên ngoài xã hội đưa đến, chưa chắc đã nhận được sự đồng tình một cách thuyết phục.

“Có lẽ đã đến lúc nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại mô hình, mức độ quản lý di sản một cách hài hòa, phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực theo hướng hài hòa với người dân với tư cách là chủ sở hữu di sản” - ông Hằng, nói.

Phúc Đạt
TIN LIÊN QUAN

Điều gây thương nhớ để khách du lịch Huế vừa về đã muốn trở lại ngay

Quảng An |

Con người Huế gần gũi, thân thiện, món ăn ngon, cảnh vật đẹp là những điều níu chân du khách.

Blogger Mỹ chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi du lịch Huế

Chí Long |

Trong hành trình khám phá miền Trung Việt Nam, blogger Valerie Wheatley đã có dịp ghé thăm Huế và đã có bài viết đưa ra cảm nhận cũng như bật mí 8 trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ.

Festival Huế 2023 có những chương trình đặc sắc gì?

Quảng An |

THỪA THIÊN HUẾ - Giám đốc Trung tâm Festival Huế, ông Huỳnh Tiến Đạt, vừa thông tin về những chương trình cụ thể của Festival Huế 2023.

Festival Huế đã đến mùa “gặt hái”

Hoàng Văn Minh |

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 khẳng định Festival Huế đã và đang “gặt hái” thành quả sau nhiều mùa “gieo hạt”, bắt đầu từ năm 2000.

Đắm mình trong “Sắc màu văn hoá” rực rỡ Festival Huế 2022

PHÚC ĐẠT - ĐÀO HƯỞNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Dịp tuần lễ Festival Huế 2022, hơn 200 nghệ sĩ từ các đoàn nghệ thuật đường phố trong nước, quốc tế đã trình diễn trên đường phố với sự đa dạng màu sắc văn hóa trong sự cổ vũ đầy hào hứng, hò reo của người dân và du khách.

Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2023

Cường Ngô - Phạm Đông |

Theo Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% từ 1.7.2023 đến 31.12.2023.

Phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Nam làm Thẩm phán TAND tối cao

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Giả danh Công an quận Long Biên để lừa đảo người dân chuyển hơn 3 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Một đối tượng đã giả danh Công an quận Long Biên, yêu cầu người dân phải tất toán số tiền tiết kiệm hơn 3 tỉ đồng rồi chuyển ngay vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Điều gây thương nhớ để khách du lịch Huế vừa về đã muốn trở lại ngay

Quảng An |

Con người Huế gần gũi, thân thiện, món ăn ngon, cảnh vật đẹp là những điều níu chân du khách.

Blogger Mỹ chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi du lịch Huế

Chí Long |

Trong hành trình khám phá miền Trung Việt Nam, blogger Valerie Wheatley đã có dịp ghé thăm Huế và đã có bài viết đưa ra cảm nhận cũng như bật mí 8 trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ.

Festival Huế 2023 có những chương trình đặc sắc gì?

Quảng An |

THỪA THIÊN HUẾ - Giám đốc Trung tâm Festival Huế, ông Huỳnh Tiến Đạt, vừa thông tin về những chương trình cụ thể của Festival Huế 2023.

Festival Huế đã đến mùa “gặt hái”

Hoàng Văn Minh |

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 khẳng định Festival Huế đã và đang “gặt hái” thành quả sau nhiều mùa “gieo hạt”, bắt đầu từ năm 2000.

Đắm mình trong “Sắc màu văn hoá” rực rỡ Festival Huế 2022

PHÚC ĐẠT - ĐÀO HƯỞNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Dịp tuần lễ Festival Huế 2022, hơn 200 nghệ sĩ từ các đoàn nghệ thuật đường phố trong nước, quốc tế đã trình diễn trên đường phố với sự đa dạng màu sắc văn hóa trong sự cổ vũ đầy hào hứng, hò reo của người dân và du khách.