Học sinh đi học lại từ đầu tháng 3, không học bù, học dồn

Đặng Chung |

Trước tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đề nghị các địa phương cho học sinh trở lại trường từ đầu tháng 3 và lùi thời gian kết thúc năm học sang tháng 6, thi THPT quốc gia vào cuối tháng 7. Với những điều chỉnh này, theo đánh giá của các địa phương, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục thực hiện chương trình mà không cần tổ chức học bù, không gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Kiểm soát dịch bệnh tốt, học sinh sớm được trở lại trường lớp

Trong công tác phòng chống dịch COVID-19, một trong những vấn đề nhận được quan tâm là cho học sinh, sinh viên đi học hay nghỉ học. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chỉ 3 địa phương có dịch là: Vĩnh Phúc, Thanh  Hóa, Khánh Hòa mới phải điều chỉnh lịch học. Tuy nhiên, trước ý kiến của phụ huynh, diễn biến dịch bệnh ở ngoài nước rất phức tạp, nên tất cả 63 địa phương trong cả nước đã quyết định cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2.2020.

Cho nghỉ học để các trường có thời gian tiến hành vệ sinh khử trùng trường lớp, tập huấn cho giáo viên, học sinh các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhưng những ngày qua, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc xem xét thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, trong bối cảnh dịch bệnh  ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ký công văn gửi chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ trước ngày 30.6; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở trước 15.7. Tuyển sinh lớp 10 hoàn thành trước ngày 15.8; thi trung học phổ thông quốc gia từ 23 đến 26.7. Như vậy, các mốc thời gian đều được Bộ GDĐT lùi lại 1 tháng so với mọi năm.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2.3.2020, sau 1 tháng tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.

Trước chủ trương của Bộ GDĐT, nhiều địa phương cho biết đã thống nhất để học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3. Theo đại diện Sở GDĐT Hà Nội, việc đảm bảo chuẩn bị môi trường học đường, lớp học an toàn hơn các cơ quan nhà nước, sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường học từ đầu tháng 3.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, khi bàn về thời điểm học sinh thủ đô sẽ trở lại trường, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhắc lại việc thành phố đã chuẩn bị tốt các điều kiện để phụ huynh yên tâm cho con đến trường. Hà Nội thống nhất cho học sinh đi học lại từ 2.3.

Với TP.Hồ Chí Minh, theo ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND Thành phố - việc thành phố kiến nghị cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 3 là tính đến phương án xấu nhất của dịch bệnh để sẵn sàng ứng phó. Trong trường hợp học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3, các cơ sở giáo dục của TP.Hồ Chí Minh đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, Bộ Y tế về vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, thiết bị đồ dùng học tập, bàn ghế… đảm bảo môi trường an toàn.

Về ý kiến phụ huynh, hiện vẫn có 2 luồng quan điểm. Anh Nguyễn Văn An (có con học tại Trường Tiểu học Tam Hiệp, Hà Nội) ủng hộ việc nên cho học sinh trở lại trường từ 2.3. Lý do được phụ huynh này đưa ra là, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, chỉ cần nhà trường tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh như trang bị nước rửa tay diệt khuẩn, thường xuyên đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe học sinh như cách các nước đã làm... thì phụ huynh có thể yên tâm để con đi học.

Học bù hay không, phụ huynh quyết định?

Với việc địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện để học sinh có thể trở lại trường từ 2.3, thì thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch COVID-19 kéo dài đúng 1 tháng. Trong khi đó, Bộ GDĐT cũng quyết định lùi thời gian kết thúc năm học lại 1 tháng so với mọi năm. Điều này sẽ thuận lợi cho các địa phương xây dựng kế hoạch học tập, tính toán thời gian học bù phù hợp.

Sau khi Bộ GDĐT có quyết định lùi thời gian kết thúc năm học, các Sở GDĐT đã lên phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020, sau đó sẽ trình UBND tỉnh để xin ý kiến.

Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Long - nếu địa phương cho học sinh đi học trở lại từ 2.3 thì thời gian các em được nghỉ đúng bằng thời gian kéo dài thời điểm kết thúc năm học. Như vậy, các trường sẽ dạy đúng theo thời khóa biểu như mọi khi mà không cần tính đến phương án học bù, hay học dồn, học vào thứ bảy, chủ nhật để đảm bảo đủ chương trình.

“Bộ GDĐT điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học lại 1 tháng như vậy là thuận lợi cho các địa phương, đảm bảo thực hiện chương trình theo quy định, không gây áp lực cho học sinh, giáo viên. Địa phương cũng chủ động điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình ở địa phương mình”- bà Thanh cho biết.

Kéo dài thời gian kết thúc năm học đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ hè của học sinh sẽ rút ngắn lại. Việc học sinh đi học đến tháng 6 cũng khiến một số phụ huynh lo ngại thời tiết nắng nóng sẽ khiến học sinh và giáo viên vất vả. Bởi hiện nay, không phải cơ sở giáo dục nào cũng có điều kiện, trang bị đủ điều hòa cho học sinh, trong khi nhiều nơi sĩ số lớp học quá tải.

Về lo ngại này, theo đại diện Sở GDĐT Hưng Yên, kế hoạch điều chỉnh năm học của Bộ GDĐT rất linh hoạt, chỉ yêu cầu “kết thúc năm học trước 31.6”. Các địa phương sẽ tùy điều kiện mà sắp xếp lịch học, nếu muốn kết thúc năm học trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 thì có thể tổ chức học bù vào thứ bảy, chủ nhật. Miễn là đảm bảo chương trình, không cắt xén, đảm bảo quyền lợi học sinh.

Nhiều địa phương cho biết sẽ lấy ý kiến phụ huynh về việc sắp xếp lịch học bù, trên tinh thần không gây áp lực, nhưng cả phụ huynh, giáo viên, học sinh cùng nỗ lực để khắc phục khó khăn  do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Điều kiện để học sinh trở lại trường

Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) - lưu ý một số điều kiện khi học sinh trở lại trường học:

Nhà trường thực hiện khử khuẩn trường, lớp; thường xuyên tuyên truyền cho học sinh, cán bộ, giáo viên, người lao động về phòng, chống dịch COVID-19 bằng các kênh và tài liệu truyền thông.

Không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế... Không chào cờ tập trung toàn trường, chỉ tổ chức chào cờ tại lớp học, hạn chế hoạt động có sự tham gia của nhiều lớp.

Ngoài ra phải chuẩn bị đủ các điều kiện phục vụ học sinh và giáo viên như nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay; hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh... Đ.Chung

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bức thư của học sinh lớp 1: Chúng mình sẽ chiến thắng con Corona đáng ghét!

Đặng Chung |

“Virus Corona thật là nguy hiểm và độc ác, chúng khiến cho chúng ta phải nghỉ học"; "Nhất định chúng mình sẽ chiến thắng con Corona đáng ghét!";  "Mình mong ông mặt trời nắng to lên để đốt cháy con Corona, để hết dịch bệnh, để chúng ta được đi học. Nghỉ ở nhà, tớ chán lắm rồi"...

Những điều cần biết về virus Corona

Bs Bình Nguyên |

Corona là một nhóm (type) virus thuộc phân họ Coronavirinae, họ Coronaviridae, bộ Nidovirales, bản chất di truyền ARN. Coronavirus có 4 chi, nguy hiểm nhất là chi beta-coronavirus, vì gồm những chủng độc lực mạnh và đã gây dịch SARS (hội chứng viêm đường hô hấp nặng) ở Trung Quốc năm 2002 và dịch MERS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông) năm 2012.

Mới nhất dịch COVID-19: Thực hư việc ăn tỏi để phòng ngừa virus Corona

nHÓM PV |

Dịch COVID-19 đang lan rộng, người dân truyền tai nhau các phương pháp đông tây y kết hợp để chống dịch như ăn tỏi, uống nước tỏi, nước ngâm ngồng tỏi để tăng sức đề kháng. Vậy thực hư những phương pháp này như thế nào? Báo Lao Động sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bản tin Mới nhất dịch COVID-19 hôm nay 13.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bức thư của học sinh lớp 1: Chúng mình sẽ chiến thắng con Corona đáng ghét!

Đặng Chung |

“Virus Corona thật là nguy hiểm và độc ác, chúng khiến cho chúng ta phải nghỉ học"; "Nhất định chúng mình sẽ chiến thắng con Corona đáng ghét!";  "Mình mong ông mặt trời nắng to lên để đốt cháy con Corona, để hết dịch bệnh, để chúng ta được đi học. Nghỉ ở nhà, tớ chán lắm rồi"...

Những điều cần biết về virus Corona

Bs Bình Nguyên |

Corona là một nhóm (type) virus thuộc phân họ Coronavirinae, họ Coronaviridae, bộ Nidovirales, bản chất di truyền ARN. Coronavirus có 4 chi, nguy hiểm nhất là chi beta-coronavirus, vì gồm những chủng độc lực mạnh và đã gây dịch SARS (hội chứng viêm đường hô hấp nặng) ở Trung Quốc năm 2002 và dịch MERS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông) năm 2012.

Mới nhất dịch COVID-19: Thực hư việc ăn tỏi để phòng ngừa virus Corona

nHÓM PV |

Dịch COVID-19 đang lan rộng, người dân truyền tai nhau các phương pháp đông tây y kết hợp để chống dịch như ăn tỏi, uống nước tỏi, nước ngâm ngồng tỏi để tăng sức đề kháng. Vậy thực hư những phương pháp này như thế nào? Báo Lao Động sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bản tin Mới nhất dịch COVID-19 hôm nay 13.2, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.