Hà Nội - Thành phố hình trái tim

Sơn Trường |

Yêu Hà Nội và nhìn vào hình hài Thủ đô trong tương lai, bạn sẽ nhận ra rằng, Hà Nội là thành phố mang hình trái tim...

Lớn phổng như Phù Đổng

Hà Nội có núi cao. Sừng sững Ba Vì. Hà Nội có sông. Hồng Hà vẫn chảy như đã từng từ ngàn đời. Thế mà Hà Nội lại đang có… biển.

Quê tôi ở Gia Lâm - vùng ngoại ô Hà Nội. Hôm rồi có người cháu nhắn tin: “Tết này chú về quê, cùng cháu ra đi bộ ra biển chơi một chuyến”. Đi bộ ra biển? Nghe thật khó tin nhưng lại là chuyện có thật. Cả một vùng đồng lúa từ đường Quốc lộ số 5 hắt về phía bờ đê sông Hồng, nơi có làng Bát Tràng nổi tiếng, nay san sát nhà cao tầng. Cánh đồng ấy, đời ông nội tôi, bố tôi hằng ngày vẫn đi bắt cua, tát cá giờ là cả một khu đô thị sầm uất và đặc biệt điểm nhấn của nó là bãi biển nhân tạo với dải cát trắng phau.
Hà Nội năm 1892.
Hà Nội năm 1892.
Hà Nội năm 1942.
Hà Nội năm 1942.
Hà Nội năm 1961.
Hà Nội năm 1961.
Hà Nội năm 1991.
Hà Nội năm 1991.
Hà Nội năm 2008.
Hà Nội năm 2008. 

Đô thị Hà Nội đã mở rộng, lấn át những khu vực được gọi là ngoại ô. Thế hệ chúng tôi khi là sinh viên cuối những năm 90, khi đi từ Học viện báo chí ở quận Cầu Giấy về Hà Đông thường chọn con đường tắt, là đường đất xuyên qua cánh đồng bát ngát. Bây giờ con đường ấy là Phạm Hùng, và phía trên là đường vành đai 3  ngày càng chật chội xe cộ. Đó là thời mà khu Cao - Xà - Lá đã được coi là ngoại ô và lối đi vào trường Đại học Ngoại ngữ vẫn là hình ảnh quen thuộc: Cánh đồng.

Hà Nội bây giờ đã rất rộng. Thậm chí được xếp hạng là Thủ đô có diện tích nằm trong Top 17 thế giới với hơn 3.300 km2. Song để được như bây giờ, Hà Nội cũng đã trải qua những lần nhập - tách.

45 năm trước, năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn.

Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Đến năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924km2.

Đó là thời điểm Hà Nội dần cảm thấy chật chội, bí bách khi mật độ dân cư ngày càng đông đúc, giao thông liên tục ùn tắc.

Và Hà Nội lại được mở rộng với hình hài lớn hơn, xứng tầm vóc hơn. Tháng 5.2008, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1.8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000km2 và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội bỗng lớn phổng như Phù Đổng, sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km2 và dân số trên 6 triệu người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.

Cũng trong cùng thời điểm này, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây được chuyển thành thị xã Sơn Tây như cũ.

Hà Nội không thể chậm chân

Hà Nội được mở rộng và phát triển nhanh chóng nhưng hệ lụy thì vẫn còn đó với hai từ “quy hoạch”. Đó là câu chuyện về việc di dời công sở ra khỏi nội đô vẫn chậm chạp. Đó là câu chuyện về con đường Lê Văn Lương “cõng tới” hàng chục nhà cao tầng mọc san sát. “Hà Nội tắc đường”, “Hà Nội ô nhiễm”, “Hà Nội cứ mưa là lụt”… - những cụm từ thường xuyên được nhắc đến và nó cho thấy những vấn đề không mới, từng tồn tại hàng chục năm nhưng chưa giải quyết được triệt để.

“Hà Nội phải dẫn đầu cả nước trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ về kinh tế và đặc biệt, đây là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, nghìn năm văn hóa, hào hoa và thanh lịch, văn hiến, anh hùng”. Đây là lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội hồi đầu năm 2022.

Tháng 5.2022, Nghị quyết 15 NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã ra đời.

Nghị quyết 15 đưa ra quan điểm chỉ đạo về Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Nghị quyết đưa ra yêu cầu cần nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.

Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hòa, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp với phát triển du lịch xanh”.

Năm 2023 sẽ là năm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ hơn của Hà Nội. Nhìn tấm bản đồ quy hoạch đến năm 2050 thì Hà Nội mang hình hài của một trái tim khổng lồ. Và ở vị trí địa lý, ý nghĩa và vai trò của thủ đô thì Hà Nội thực sự là trái tim của đất nước.

Sự lớn mạnh của Hà Nội cũng là sự lớn mạnh, hùng cường của Tổ quốc, trong tương lai không xa.

Một số chỉ tiêu của Hà Nội theo Nghị quyết 15 NQ/TW

* Mục tiêu đến năm 2030

- Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

* Tầm nhìn đến năm 2045

Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Sơn Trường
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Chủ tịch HĐND Hà Nội chúc Tết các nghệ nhân, thợ giỏi của thành phố

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, Hội Nghệ nhân, thợ giỏi thành phố tiếp tục quan tâm phát triển các nghề gắn với phát triển văn hóa, du lịch, lưu truyền nét văn hóa của làng nghề, cụ thể hóa nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, nhiều giáo viên xin thôi việc

Chu Trang |

Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" cộng với áp lực công việc ngày càng cao nên đã có nhiều giáo viên xin thôi việc trong năm qua.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Chủ tịch HĐND Hà Nội chúc Tết các nghệ nhân, thợ giỏi của thành phố

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, Hội Nghệ nhân, thợ giỏi thành phố tiếp tục quan tâm phát triển các nghề gắn với phát triển văn hóa, du lịch, lưu truyền nét văn hóa của làng nghề, cụ thể hóa nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.