Hà Nội có tuyến phố mang tên cán bộ Công đoàn Việt Nam

Việt Lâm - Tô Thế |

Theo Quyết định 287 của UBND TP Hà Nội, sẽ đặt tên 41 đường, phố mới và điều chỉnh độ dài 4 tuyến đường. Trong số 41 đường, phố mới sẽ được đặt tên, có tuyến phố mang tên ông Đào Hinh - nguyên cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN).

Một lòng yêu nước

Để tìm hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp của ông Đào Hinh, ngày 30.3, nhóm phóng viên Báo Lao Động đã tìm gặp và trao đổi với ông Đào Đoàn Thế Hùng (sinh năm 1947, đại tá, nguyên Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, con trai út của ông Đào Hinh).

Ông Đào Đoàn Thế Hùng cho biết, ông Đào Hinh sinh năm 1894 (có tài liệu ghi sinh năm 1904), lớn lên ở làng Xuân Đỗ, phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội. Năm 1925, ông Đào Hinh tốt nghiệp Trường Sư phạm và đi dạy học tại Hà Nội. Sau đó, ông bỏ nghề dạy học và vào Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) rồi gặp ông Trần Huy Liệu, hai người thành lập “Cường học thư xã” - chuyên xuất bản sách Cách mạng. Đầu năm 1928, hoạt động của “Cường học thư xã” bị rơi vào tầm ngắm của thực dân Pháp.

Tháng 3.1928, ông Đào Hinh bị mật thám Pháp trục xuất khỏi Sài Gòn, phải ra Bắc. Tiếp đó, ông Đào Hinh gặp các ông Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, rồi gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng. Ông Đào Hinh được bầu làm Tổng trưởng Ngoại giao, phụ trách công tác đối ngoại của Việt Nam Quốc dân đảng. Đầu năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, giam ở Hoả Lò, sau đó bị kết án 10 năm tù vì tội âm mưu đánh đổ Chính phủ Pháp ở Đông Dương. Tháng 8.1929, ông Đào Hinh bị đầy ra Côn Đảo. Tại đây ông tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và được các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản bồi dưỡng, giác ngộ và trở thành người Cộng sản.

“Cuối năm 1936, ông Đào Hinh được thả tự do về Hà Nội và lập gia đình. Ông tiếp tục hoạt động bí mật tại Hà Nội. Từ giữa năm 1940, ông đã tổ chức nhóm Công nhân cứu quốc đầu tiên ở Nhà máy Rượu Hà Nội. Đặc biệt, rạng sáng ngày 1.5.1940, ông bí mật về quê Cự Khối và cắm cờ Đảng trên ngọn đa cạnh trường học của làng Xuân Đỗ. Và nơi đây đã được Thành uỷ Hà Nội ghi nhận là “Sự kiện lịch sử kháng chiến cách mạng” của Hà Nội” - ông Hùng bồi hồi thuật lại.

Năm 1945, ông Đào Hinh trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền ở Hà Nội.

Tham gia Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN

Ngày 20.6.1946, ông Đào Hinh tham dự Hội nghị cán bộ Công đoàn. Tại hội nghị đã quyết định đổi tên Hội Công nhân cứu quốc thành Công đoàn. Tại hội nghị trên, ông Đào Hinh mang bí danh “Đặng Thiết Hán”.

Ngày 20.7.1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng LĐLĐVN chính thức ra mắt, ông Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký; ông Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán - được bầu vào Ban Thường vụ của Ban Chấp hành lâm thời Tổng LĐLĐVN, trực tiếp phụ trách công tác Tuyên huấn...

Tiếp đó, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1.1.1950 và làm việc đến hết ngày 15.1.1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có trên 200 đại biểu thay mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội bầu ông Tôn Đức Thắng - người thành lập và lãnh đạo Công hội Ba Son làm Chủ tịch danh dự Tổng LĐLĐVN. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN gồm 21 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Tổng LĐLĐVN gồm các ông: Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hữu Mai, Hoàng Hữu Đôn, Nguyễn Duy Tính, Trần Quốc Thảo. Ông Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang) được bầu làm Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, ông Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký; ông Đặng Thiết Hán được bầu vào Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN…

“Ngày 25.1.1955, ông Đặng Thiết Hán đột ngột qua đời tại Hà Nội. Khi đó cơ quan mới chuyển từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội được vài tháng. Lúc đó tôi mới 7 tuổi” - ông Đào Đoàn Thế Hùng bùi ngùi kể lại.

Trong quá trình hoạt động cách mạng và là cán bộ của Tổng LĐLĐVN, ông Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán - đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước như: Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất (1955); truy tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất (năm 2000)...

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Đoàn Thế Hùng nâng niu một tấm ảnh. Ông nói: “Đây là bức ảnh duy nhất tôi được chụp cùng bố, khi ở chiến khu Việt Bắc. Trong ký ức tôi, hình ảnh của ông rất hiền từ, ông luôn quan tâm, chú trọng chăm lo cho gia đình…”.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải: Đồng chí Đào Hinh thật sự là tấm gương sáng cán bộ công đoàn

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho biết, đồng chí Đào Hinh (Đặng Thiết Hán) nguyên Uỷ viên Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN, được UBND TP Hà Nội quyết định đặt tên một con phố ở quận Long Biên là niềm tự hào rất lớn lao đối với gia đình đồng chí Đào Hinh và tổ chức Công đoàn Việt Nam.  Đồng chí Đào Hinh là trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hoạt động ở cả hai miền đất nước trước năm 1945, giữ vững khí tiết trong lao tù Côn đảo. Công lao của đồng chí đã được nhận Đảng, Nhà nước… ghi nhận.

“Đồng chí Đào Hinh thật sự là tấm gương sáng cán bộ công đoàn. Phố Đào Hinh góp phần làm sáng rõ hơn bản sắc của tổ chức Công đoàn Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, luôn đồng hành với khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, hạnh phúc của dân tộc” - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải bày tỏ. Hà Anh ghi

Lễ gắn biển tên phố Đào Hinh sẽ được tổ chức lúc 8h30, ngày 2.4.2023. Tuyến phố được vinh dự đặt tên Đào Hinh nằm ở địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Phố Đào Hinh có địa điểm tại ngã ba giao cắt phố Huỳnh Văn Nghệ, tại điểm đối diện toà nhà N08-1 Khu đô thị Sài Đồng đến ngã ba giao ngõ 85 phố Vũ Đức Thận, tại tổ dân phố 3 phường Việt Hưng. Phố có độ dài 1.820 m, rộng 30 m (lòng đường 7,5 x 2 làn, giải phân cách giữa 3 m, vỉa hè mỗi bên 6m.

Việt Lâm - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội có tuyến phố Đào Hinh - tên một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng LĐLĐVN

Tô Thế - Hà Anh |

Hà Nội - Ông Đào Hinh (sinh năm 1894), bí danh hoạt động cách mạng là Đặng Thiết Hán. Tháng 1.1950, tại Đại hội Công đoàn Toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Chiến khu Việt Bắc, ông Đặng Thiết Hán được bầu vào Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN - nay là Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN).

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí vô cùng đắt đỏ.

Hoãn phiên tòa xét xử dàn cựu lãnh đạo Cienco 1 gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Theo dự kiến, hôm nay (6.4), TAND Hà Nội xét xử 7 bị cáo liên quan đến việc thất thoát gần 240 tỉ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco 1.

Vụ quyền Đội trưởng QLTT số 2 nhận hối lộ: Bắt thêm 1 kiểm soát viên

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Liên quan đến vụ án quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Bình Thuận) cùng một số thuộc cấp bị bắt do nhận hối lộ khi kiểm tra doanh nghiệp cùng đoàn liên ngành của huyện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đã bắt tạm giam thêm 1 kiểm soát viên thuộc đội QLTT số 2.

Cận cảnh động vật hoang dã đau đớn kéo lê bẫy ở bán đảo Sơn Trà

THÙY TRANG |

Hình ảnh những động vật hoang dã như khỉ, voọc chà vá chân nâu lê lết một bên chân bẫy kẹp đang xuất hiện nhiều tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Nhìn thấy bóng con người là chúng bỏ chạy thục mạng, vừa kêu vì vết thương đau...

Đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp khu vực sạt lở nghiêm trọng ở Sa Đéc

Thanh Thanh |

Qua khảo sát thực tế, đoàn công tác liên ngành đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng khẩn cấp đối với khu vực vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại TP Sa Đéc.

Những hình ảnh ban đầu về xác trực thăng Bell-505 rơi ở vịnh Hạ Long

Mai Chi - Lương Hà |

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tiếp cận và trục vớt được trực thăng Bell-505 rơi, người nhái đã lặn tìm được nạn nhân thứ 4 và vớt được nhiều mảnh vỡ máy bay.

Sửa đổi Luật Giá: Giá là vấn đề kẻ xấu hay tìm kẽ hở để trục lợi

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý về dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho biết, trong công tác đấu thầu, giá là đích đến của mọi cuộc thương thảo, giá cũng là vấn đề mà kẻ xấu hay lợi dụng tìm kẽ hở để trục lợi.

Hà Nội có tuyến phố Đào Hinh - tên một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng LĐLĐVN

Tô Thế - Hà Anh |

Hà Nội - Ông Đào Hinh (sinh năm 1894), bí danh hoạt động cách mạng là Đặng Thiết Hán. Tháng 1.1950, tại Đại hội Công đoàn Toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Chiến khu Việt Bắc, ông Đặng Thiết Hán được bầu vào Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN - nay là Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN).