Giải cứu “rốn” ngập ở nơi địa hình cao của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp vốn có địa hình cao ráo nhưng lại trở thành những “rốn” ngập trong mùa mưa năm nay. Để chống ngập tại “vùng cao” này, ngoài việc sớm triển khai các dự án cải tạo hệ thống thoát nước, cần hạn chế bê tông hóa, tăng cường mảng xanh, xây dựng hồ điều tiết.

Hàng loạt giải pháp cấp bách

Theo Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng), tại quận Gò Vấp, các tuyến đường Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Phan Huy Ích thường xuyên ngập nặng sau các trận mưa lớn từ đầu mùa, bất chấp khu vực này có địa hình khá cao.

Nguyên nhân ngập do hệ thống cống xây dựng đã lâu, khẩu độ nhỏ, mặt đường trũng cục bộ nên mỗi khi mưa lớn nước thoát chậm. Ngoài ra, tại một số vị trí cống thoát nước ra, cửa xả bị xây dựng lấn chiếm.

Phan Huy Ích và một trong “rốn” ngập ở quận Gò Vấp.  Ảnh: Anh Tú
Phan Huy Ích và một trong “rốn” ngập ở quận Gò Vấp. Ảnh: Anh Tú

Giải pháp cấp bách để chống ngập cho các tuyến đường này là tăng cường nạo vét cống, cải tạo các miệng thu nước. Đồng thời, thường xuyên vớt rác miệng thu nước trước, trong và sau mưa; kiểm tra các cửa xả đảm bảo thông thoáng.

Về giải pháp căn cơ, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật cho biết, cần đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo hệ thống thoát nước các tuyến đường trên.

Tại thành phố Thủ Đức, nơi có địa hình cao nhưng cũng thường xuyên bị ngập nặng trên các tuyến đường: Tô Ngọc Vân, Đặng Thị Rành, Hồ Văn Tư, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam, Võ Văn Ngân, Lê Văn Việt…

Kha Vạn Cân qua chợ Thủ Đức ngập do mua lớn. Ảnh: Minh Quân
Kha Vạn Cân qua chợ Thủ Đức ngập do mua lớn. Ảnh: Minh Quân

Nguyên nhân gây ngập cũng được chỉ ra là do hệ thống thoát nước đầu tư đã lâu, cống quá tải khi mưa lớn, không đảm bảo khả năng thoát nước. Đường trũng thấp, cục bộ so với khu vực xung quanh.

Giải pháp cấp bách để chống ngập cho các tuyến đường này là thường xuyên duy tu nạo vét hệ thống thoát nước, đặc biệt tuyến cống tại các cửa xả. Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng vớt rác trước, trong và sau mưa, tháo dỡ các tấm chặn do người dân đặt trước các miệng thu nước.

Về giải pháp căn cơ, theo Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, đối với đường Tô Ngọc Vân, cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray xe lửa. Dự án này khởi công tháng 6.2021 với chiều dài 2 km, tổng đầu tư khoảng 47,5 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành sau 16 tháng, song đến nay dự án vẫn chưa xong.

Đối với đường Võ Văn Ngân, hiện có dự án xây dựng hệ thống thoát nước dài gần 2,5 km, khởi công từ tháng 10.2020 với tổng vốn hơn 248 tỉ đồng. Kế hoạch ban đầu, công trình hoàn thành sau 17 tháng nhưng đến nay cũng chưa xong.

Chủ đầu tư là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Thủ Đức (chủ đầu tư) cho hay, đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hết năm nay dự án sẽ cơ bản hoàn thành. Công trình không chỉ chống ngập cho đường Võ Văn Ngân mà còn góp phần giảm ngập cho khu vực chợ Thủ Đức.

Các tuyến đường xung quanh chợ Thủ Đức, gồm: Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam muốn sớm hết ngập ngoài việc triển khai cải tạo hệ thống thoát nước tại mỗi tuyến đường thì cần đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng mới cống rạch Cầu Ngang và nạo vét cải tạo rạch Thủ Đức.

Cần tăng cường mảng xanh, xây hồ điều tiết

Đứng ở góc độ quy hoạch, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị - cho rằng, một vùng đất cao mà ngập thì chỉ có 3 nguyên nhân: cống thoát không kịp, diện tích bê tông hóa quá cao, độ dốc cốt nền không được phân bổ hợp lý. Mưa xuống dồn quá nhanh vào khu trũng (của vùng đất cao).

"Những khu vực đô thị hóa đang nóng như thành phố Thủ Đức... phát triển ồ ạt không có quy hoạch kĩ lưỡng rất dễ bị tình trạng ngập" - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, việc thoát nước không chỉ do hệ thống kênh rạch hay cống thoát nước, mà còn do quy hoạch cốt nền, diện tích bề mặt bê tông hóa mặt đường, công trình. Do đó, giải pháp căn cơ chống ngập cho khu vực này là hạn chế bê tông hóa và tăng cường thoát nước tự nhiên, tăng diện tích mặt cỏ.

Khu vực chợ Thủ Đức thường xuyên ngập nặng do nước từ các nơi chảy về.  Ảnh: Minh Quân
Khu vực chợ Thủ Đức thường xuyên ngập nặng. Ảnh: Minh Quân

Đồng quan điểm, PGS.TS Hồ Long Phi - nguyên Viện trưởng Viện Nước và Biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho rằng, để chống ngập cho khu vực địa hình cao như Thủ Đức, Gò Vấp, các giải pháp công trình cần được nhanh chóng đầu tư, xây dựng theo quy hoạch.

Tuy vậy, ông Phi cho rằng, TPHCM đang loay hoay tập trung vào nhóm giải pháp ngăn chặn, mang tính “chống ngập” bằng cách không cho nước vào thông qua hệ thống đê, cống ngăn triều, cống thoát nước... Tuy nhiên, rất nhiều dự án đã được đầu tư, xây dựng xong như cống ngăn triều Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm... nhưng ngập vẫn hoàn ngập.

Điều đó cho thấy, chỉ chống ngập bằng giải pháp ngăn chặn là chưa đủ. Do đó, TPHCM cần kết hợp với nhóm thích nghi - quy hoạch mặt phủ thấm nước, xây dựng các hồ điều tiết.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Ngập ở TP Hồ Chí Minh do cống thoát nước lạc hậu gặp mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Hệ thống thoát nước đã được đầu tư từ lâu nên lạc hậu, quá tải trong khi vũ lượng mưa ngày càng lớn trong những năm gần đây khiến TPHCM ngập nặng.

Nơi có địa hình cao ở TP Hồ Chí Minh lại trở thành “rốn” ngập

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều tuyến đường ở các khu vực thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp vốn cao ráo nhưng lại trở thành những nơi ngập nặng nhất trong mùa mưa năm nay.

Hàng loạt tuyến đường ở Thủ Đức ngập sâu, xe chết máy trong cơn mưa lớn

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Cơn mưa lớn chiều ngày 22.5 khiến hàng loạt tuyến đường ở thành phố Thủ Đức như: Tô Ngọc Vân, Quốc Hương, Thái Ly,... ngập như sông, xe cộ qua đây bị chết máy phải dắt bộ.

Những bước chân tự do của voi nhà giữa rừng Yok Đôn, Đắk Lắk sau khi bỏ xiềng xích

Phan Tuấn |

Trước đây, những con voi nhà ở Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, Tổ chức động vật châu Á đang cùng với Vườn Quốc gia Yok Đôn... giúp nhiều cá thể voi nhà thoát khỏi cảnh "xiềng xích", trở lại rừng xanh và nài voi vẫn có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Chứng khoán sẽ duy trì được đà tăng điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch tuần với điểm số cao nhất trong năm và tạo đà cho khả năng VN-Index tiếp tục vượt cản 1.140 điểm.

Bản tin công đoàn: Khi nào được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức lương cơ sở mới?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao thưởng gần 500 triệu đồng cho nữ VĐV tại SEA Games 32; Lí do chậm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho người lao động; Nắng nóng 39 độ C, công nhân chỉ dám bật điều hòa 15 phút để giải nhiệt;...

Nga lại yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp về Nord Stream

Song Minh |

Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp mới vào ngày 11.7 để thảo luận về các vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream.

Sóng tỉ giá liệu có đáng lo ngại?

Hương Nguyễn |

Tỉ giá tiếp tục là câu chuyện nóng. Tại Vietcombank ngày 7.7, giá USD được niêm yết ở mức 23.470 - 23.840 VND/USD. Trước sóng tỉ giá bất ngờ tăng, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Maybank Việt Nam (MBKE) cho rằng, nguyên nhân khiến tỉ giá bật tăng theo tìm hiểu ban đầu được cho là do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND cao khiến dòng tiền thực chảy vào Việt Nam chưa được dồi dào.

Ngập ở TP Hồ Chí Minh do cống thoát nước lạc hậu gặp mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Hệ thống thoát nước đã được đầu tư từ lâu nên lạc hậu, quá tải trong khi vũ lượng mưa ngày càng lớn trong những năm gần đây khiến TPHCM ngập nặng.

Nơi có địa hình cao ở TP Hồ Chí Minh lại trở thành “rốn” ngập

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiều tuyến đường ở các khu vực thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp vốn cao ráo nhưng lại trở thành những nơi ngập nặng nhất trong mùa mưa năm nay.

Hàng loạt tuyến đường ở Thủ Đức ngập sâu, xe chết máy trong cơn mưa lớn

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Cơn mưa lớn chiều ngày 22.5 khiến hàng loạt tuyến đường ở thành phố Thủ Đức như: Tô Ngọc Vân, Quốc Hương, Thái Ly,... ngập như sông, xe cộ qua đây bị chết máy phải dắt bộ.