Giấc mơ giản đơn của những phận người mưu sinh với rác

Nguyễn Linh |

Hơn 30 năm làm nghề bới rác, bà Võ Thị Thông đã dùng cả đời mình để gánh phần cực nhọc nuôi 4 con ăn học nên người.

Nuôi con từ rác

Đường Hoàng Văn Thái (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) những năm gần đây là tuyến chính dẫn đến nhiều khu du lịch nổi tiếng của TP.Đà Nẵng. Chính vì vậy, TP.Đà Nẵng cũng đã chi hàng trăm tỉ đồng để đầu tư xây dựng tuyến này khang trang, đẹp mắt.

Nhưng trái ngược với vẻ hoành tráng, đẹp đẽ ấy là những phận đời mưu sinh bằng nghề bới rác. Ở bãi rác Khánh Sơn, song song với đường Hoàng Văn Thái.

Từ sáng sớm, bà Võ Thị Thông (59 tuổi) đã có mặt tại bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) để bắt đầu công việc lượm nhặt vỏ lon, chai nhựa... những thứ có thể kiếm được tiền.

“Công việc cực nhọc, hôi hám và rất bẩn nhưng vẫn phải làm để nuôi gia đình” - bà Võ Thị Thông nói.

Mặc bộ quần áo xanh lam đã sờn vai, bạc màu ám mùi “rác”, bà Võ Thị Thông nhớ lại: “Cực nhất là thời con tôi còn đi học, có những lúc “nước mắt chan cơm”. Thiếu thốn lắm, tôi và chồng cả ngày cả đêm phải bới móc từng đống rác để tìm phế liệu”.

Suốt 30 năm, bà Võ Thị Thông không dám nghỉ ngơi một ngày nào, bởi sau lưng bà còn có 4 đứa nhỏ, tuổi ăn, tuổi học. Gắng gượng đi làm khi trời chưa sáng và về nhà lúc những đứa con đã yên giấc, nhìn dáng hình nhỏ bé của con thơ, bà Thông lại có thêm động lực để tiếp tục làm việc, kiếm tiền cho con ăn học đến nơi đến chốn.

Những ngày nhặt nhạnh được nhiều, hai vợ chồng bà Thông thu nhập được 200.000 đến 300.000 đồng nhưng cũng có những ngày, số tiền thu được chỉ đủ mua hai cân gạo.

Cuộc sống mưu sinh quá vất vả đã khiến những người phụ nữ mưu sinh từ bãi rác này không còn nhớ đến những ngày lễ, Tết, thậm chí, ngày sinh nhật của mình, họ cũng chẳng thể nhớ nổi.

Những bữa cơm trên bãi rác

Đối với những người phụ nữ làm nghề bới rác như bà Võ Thị Thông thì những chuyện như giẫm phải thủy tinh, kim tiêm, đứt tay, đứt chân là chuyện bình thường. Dùng miếng vải nhỏ hay bất kỳ thứ gì có thể băng bó được, thế là cầm tạm máu để tiếp tục công việc.

“Hầu như ai làm ở đây đều bị viêm phổi, viêm xoang rồi dạ dày, tôi cũng không ngoại lệ. Có một lần, tôi bị ngất ngay trên đống rác do trời nắng nóng cộng mùi hôi thối từ đống rác. Lần đó, tôi về khám mới biết mình bị viêm phổi nhưng rồi cũng chỉ xin ít thuốc về uống chứ không chữa trị vì thiếu tiền” - bà Mai Thị Dung cũng hành nghề bới rác như bà Thông kể.

Những người làm nghề bới rác ở bãi rác Khánh Sơn đều biết bản thân đang làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, bệnh tật luôn rình rập, thế nhưng, vì mưu sinh, họ vẫn phải tiếp tục. Vật lộn với những đống rác bốc mùi hôi thối từ sáng đến tối để nhặt nhạnh được nhiều nhất, buổi trưa, họ phải ăn cơm ngay trên bãi rác để còn tiện làm việc.

Theo anh Nguyễn Văn Ngọc Duy - Quản lý, vận hành bãi rác Khánh Sơn - mỗi ngày có hàng trăm người đến đây để bới rác, đa số là người già và phụ nữ trung niên. Họ làm tới 17h chiều nhưng cũng có một số người làm tới 3h sáng, người nào có sức khỏe tốt thì làm nhiều để kiếm thêm thu nhập.

“Biết họ khó khăn, tôi cũng tạo điều kiện, cấp thẻ cho họ để quản lý an ninh trật tự. Tôi mong họ làm được nhiều để đỡ vất vả phần nào, nuôi được bản thân và nuôi được con cái” - anh Nguyễn Văn Ngọc Duy chia sẻ.

Dù là nơi tập trung chất thải của cả Đà Nẵng nhưng với rất nhiều người, bãi rác chính là nơi họ mưu sinh, là nguồn sống. Những người phụ nữ cả đời lam lũ, vùi mình trong bãi rác chỉ mong rằng, con họ được học hành đến nơi đến chốn, tìm được công việc ổn định, sạch sẽ, thoát khỏi cái nghề hôi hám mà cha mẹ mình đã phải bám víu cả đời.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Những "bông hồng" thầm lặng mưu sinh không biết đến ngày 8.3

Bảo Thoa - Hải Danh |

Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, những người phụ nữ phải lam lũ, tất bật, bon chen mưu sinh nơi phố thị. Giữa những lo toan, vất vả của dòng đời đã khiến họ quên đi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày mà đáng ra họ phải là những người hạnh phúc nhất.

Mưu sinh từ những gánh hàng biển

Nguyễn Thúy |

Đều đặn 2 phiên/ngày, trừ những ngày biển động, những người gánh hàng thuê ở biển Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) lại quàng trên vai chiếc đòn gánh. Thu nhập của họ có thể lên đến 600.000 đồng/ngày; ngày trung bình rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày nếu chăm chỉ.

Nóng Sài Gòn: Công nhân PouYuen mất việc tìm kế mưu sinh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Công nhân PouYuen mất việc tìm kế mưu sinh; TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch; Đa dạng loại hình di chuyển du khách có thể lựa chọn khi đến TPHCM... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 28.2.

Fukushima định hình tương lai 12 năm sau thảm họa hạt nhân

Thanh Hà |

Thử hình dung ôtô bay trên những tòa nhà chọc trời ở Tokyo chạy bằng “hydro xanh” được sản xuất ở phía đông bắc Nhật Bản. Tương lai này gần như nằm trong tầm với ở Fukushima, nơi đã tự tái tạo mạnh mẽ sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân xảy ra 12 năm trước, vào ngày 11.3.

Dự báo chứng khoán tuần 13 - 17.3: Dòng tiền lớn sắp đổ vào thị trường

Đức Mạnh |

Ước tính trong tuần tới, khoảng 6.100 tỉ đồng sẽ chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam và có thể chấm dứt chuỗi bán ròng của khối ngoại.

Công an cảnh bảo 4 thủ đoạn tội phạm chiếm quyền sim để chiếm đoạt tài sản

Quang Việt |

Trong khi Công an đưa ra cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn chiếm quyền sim, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chuyên gia đã chỉ cách phòng trách.

Gọi đến đường dây nóng của Sở Y tế TPHCM khi nghi ngờ có cuộc gọi lừa đảo

Thanh Chân |

TPHCM - Khi tiếp nhận thông tin liên quan đến điều trị bệnh tại cơ sở y tế và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, Sở Y tế Thành phố đề nghị người dân gọi ngay đến đường dây nóng của sở gồm 0967.77.10.10 hoặc 028.3930.7916 bên cạnh báo tin kịp thời đến công an và đường dây nóng của bệnh viện.

Siêu dự án hơn 10.000 tỉ hoen gỉ sau gần 10 năm nằm trơ khung

Phan Anh - Tuyết Lan |

Hà Nội - Năm 2010, VietinBank đã tổ chức xây dựng công trình Tòa nhà Trụ sở chính - Trung tâm thương mại tài chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Tower) tại Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội). Từng nhận được nhiều quan tâm vì có vốn đầu tư "khủng", đến nay, công trình này chỉ là những khối bê tông, sắt thép hoen gỉ.

Những "bông hồng" thầm lặng mưu sinh không biết đến ngày 8.3

Bảo Thoa - Hải Danh |

Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, những người phụ nữ phải lam lũ, tất bật, bon chen mưu sinh nơi phố thị. Giữa những lo toan, vất vả của dòng đời đã khiến họ quên đi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày mà đáng ra họ phải là những người hạnh phúc nhất.

Mưu sinh từ những gánh hàng biển

Nguyễn Thúy |

Đều đặn 2 phiên/ngày, trừ những ngày biển động, những người gánh hàng thuê ở biển Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) lại quàng trên vai chiếc đòn gánh. Thu nhập của họ có thể lên đến 600.000 đồng/ngày; ngày trung bình rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày nếu chăm chỉ.

Nóng Sài Gòn: Công nhân PouYuen mất việc tìm kế mưu sinh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Công nhân PouYuen mất việc tìm kế mưu sinh; TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch; Đa dạng loại hình di chuyển du khách có thể lựa chọn khi đến TPHCM... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 28.2.