Giá sinh hoạt tại Hà Nội vẫn đắt đỏ nhất cả nước

Linh Anh |

Hà Nội tiếp tục thống trị trên bảng xếp hạng về độ đắt đỏ. Đây là kết quả vừa được Tổng cục Thống kê công bố tại Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2023 (SCOLI).

Cái gì cũng đắt

Đây không phải là thông tin mới bởi từ khi SCOLI được công bố năm 2015, tức là theo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2014 thì TP Hồ Chí Minh đắt đỏ nhất, sau đó thì Hà Nội đứng số 1 về độ đắt đỏ từ đó đến nay.

Những ngày cuối tháng 3.2024, anh Nguyễn Quang Hòa từ TPHCM ra Hà Nội và đã được “nếm” sự đắt đỏ này theo đúng nghĩa đen.

Anh cùng một người bạn ra Hà Nội và tìm đến một quán ốc luộc trên phố Đinh Liệt - trung tâm Hà Nội. Kết quả 2 bát ốc luộc, 1 gói nem bùi, 2 cốc trà đá tất cả đều trên cái ghế vỉa hè tiêu tốn 240.000 đồng chưa kế 10.000 đồng gửi xe máy ở ngõ bên cạnh. Điều gì làm nên một bát ốc rất bình dân ấy có giá gần 100.000 đồng? Và thực tế cũng bát ốc ấy nếu ở TPHCM hay địa phương khác, có lẽ không quá 40.000 đồng.

Sự đắt đỏ không chỉ dừng lại ở bát ốc hay cốc trà đá vỉa hè ở nơi gọi là “trên phố” mà còn rõ rệt ở giá nhà chung cư đang tăng chóng mặt.

Theo phản ánh từ Báo Lao Động thì giá chung cư, nhất là chung cư cũ Hà Nội đã lên tới 50-80 triệu đồng/m2 tùy khu vực.

Tính đến đầu năm 2024, theo nghiên cứu mới nhất của NetCredit, Thủ đô của Việt Nam tiếp tục đối mặt với thách thức lớn khi giá nhà chung cư tăng đến 77% trong năm qua, tương đương với mức giá bằng 45 năm thu nhập bình quân của người lao động.

Báo cáo thị trường nhà ở và bất động sản quý IV/2023 của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, mặc dù nhiều phân khúc thị trường bất động sản giảm sút và đóng băng, phân khúc căn hộ chung cư tại Hà Nội vẫn duy trì đà tăng giá liên tục. Con số 45 năm nêu trên không phải là bất bình thường khi cuối năm 2023, LĐLĐ Hà Nội đưa ra con số thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng.

Chi phí cao nhưng không dễ sống

Tại Chỉ số SCOLI 2023, ngoài Hà Nội “bất động” với vị trí số 1 là nơi đắt đỏ nhất cả nước thì một số địa phương khác cũng có biến thiên. TP Hồ Chí Minh trở lại Top 2 đắt đỏ sau nhiều năm bị Quảng Ninh soán ngôi.

Đứng thứ 4 là Hải Phòng. Điều đáng ngạc nhiên là năm 2022, Hải Phòng “chỉ đứng” thứ 11, nay đã tăng 7 bậc. Vị trí thứ 5 là Bình Dương.

Các thành phố có xu hướng rẻ đi có thể kể đến Bà Rịa - Vũng Tàu từ Top 5 đã lùi xuống hàng thứ 13, Đà Nẵng từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 8.

So sánh mặt bằng giá cả giữa Hà Nội và TPHCM, Tổng cục thống kê chỉ ra: Một số nhóm hàng của Thành phố Hồ Chí Minh có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: May mặc, mũ nón và giày dép bằng 81,99%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,87%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,93%.

Lý giải điều này, Tổng cục thống kê cho rằng: Bên cạnh nguồn cung hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, TPHCM đã đẩy mạnh tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hóa, theo đó giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội. Tuy nhiên, TPHCM có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội: Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác bằng 120,52%; giáo dục bằng 116,86%; đồ uống và thuốc lá bằng 114,52%.

Điều đáng nói, dù là nơi đắt đỏ nhất cả nước nhưng thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội không phải đứng đầu.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Lâm Đồng lên kế hoạch ứng phó hạn, không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Mai Hương |

Trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với hạn hán, thiếu nước mùa khô với nhiều giải pháp.

Hạn mặn đe dọa nguồn nước sinh hoạt Đà Nẵng

Thùy Trang |

Các nhà máy thủy điện đang được yêu cầu giữ lại nước đến ngày 30.4 để đảm bảo cung ứng điện, trong khi mới đầu mùa khô, nước thô tại TP Đà Nẵng có lúc vượt ngưỡng quy chuẩn 20 lần vì sông thiếu nước đẩy mặn. Nhà máy nước đã phải “kêu cứu” vì trạm bơm ngừng hoạt động trong khi tỉnh Quảng Nam chưa thống nhất việc đắp đập Quảng Huế khiến nguồn nước sinh hoạt của Đà Nẵng bị đe dọa.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Người dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHÓM PV |

Vĩnh Long, Tiền Giang cần khắc phục thách thức biến đổi khí hậu; Nông dân Kiên Giang thu lợi nhuận cao nhờ mô hình 3 tầng; Sà lan va vào cầu Nhiếm làm lệch nhịp giữa ở Cần Thơ; Người dân vùng tâm điểm sạt lở ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt; 8 năm xóa mù bơi cho trẻ Cần Thơ là những nội dung có trong Bản tin Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Lời kể của người dân tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ ở Quận 8

Chân Phúc - Minh Tâm |

TPHCM - Mặc dù đám cháy xưởng gỗ đã được lực lượng chức năng khống chế nhưng người dân sống xung quanh tuyến đường Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 vẫn còn lo lắng, nhất là giai đoạn TPHCM đang nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua.

Dự báo mùa bão khốc liệt 2024 được tiếp sức bởi nhiên liệu dữ dội

Ngọc Vân |

Các nhà dự báo bão lưu ý, cơn bão đầu tiên có thể hình thành sớm trước khi mùa bão khốc liệt 2024 chính thức bắt đầu.

Tăng sốc, giá vàng phi mã lập đỉnh mới

Ngọc Thiện |

Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng thế giới đã đạt mức 2.264,20 USD/ounce trên sàn Comex.

Iran tố Israel không kích lãnh sứ quán, tiêu diệt tướng tinh nhuệ

Song Minh |

Chuẩn tướng Iran Mohammad Reza Zahedi thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở Syria.

Mượn danh làm dược liệu để xây nhà vườn nghỉ dưỡng tại hồ chứa nước Trà Co

Hữu Long |

Loạt công trình nhà vườn, vườn hoa, đường bêtông được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp và nằm xung quanh khu vực lòng hồ chứa nước Trà Co, xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cũng tại khu vực này trước đó, đã có doanh nghiệp đề xuất xây dựng dự án trồng cây dược liệu.

Lâm Đồng lên kế hoạch ứng phó hạn, không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Mai Hương |

Trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với hạn hán, thiếu nước mùa khô với nhiều giải pháp.

Hạn mặn đe dọa nguồn nước sinh hoạt Đà Nẵng

Thùy Trang |

Các nhà máy thủy điện đang được yêu cầu giữ lại nước đến ngày 30.4 để đảm bảo cung ứng điện, trong khi mới đầu mùa khô, nước thô tại TP Đà Nẵng có lúc vượt ngưỡng quy chuẩn 20 lần vì sông thiếu nước đẩy mặn. Nhà máy nước đã phải “kêu cứu” vì trạm bơm ngừng hoạt động trong khi tỉnh Quảng Nam chưa thống nhất việc đắp đập Quảng Huế khiến nguồn nước sinh hoạt của Đà Nẵng bị đe dọa.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Người dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHÓM PV |

Vĩnh Long, Tiền Giang cần khắc phục thách thức biến đổi khí hậu; Nông dân Kiên Giang thu lợi nhuận cao nhờ mô hình 3 tầng; Sà lan va vào cầu Nhiếm làm lệch nhịp giữa ở Cần Thơ; Người dân vùng tâm điểm sạt lở ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt; 8 năm xóa mù bơi cho trẻ Cần Thơ là những nội dung có trong Bản tin Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.