Gia Lai sẽ công khai quy hoạch quỹ đất năng lượng tái tạo

THANH TUẤN |

Quá trình thực hiện, kêu gọi đầu tư triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh) tại Gia Lai đã để xảy ra nhiều hệ lụy khó giải quyết về đất đai, môi trường cũng như nguồn lực xã hội…

Ngày 27.5, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã nghiêm túc trong việc tiếp thu các vấn đề hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để cố gắng hoàn thiện tốt Quy hoạch điện VIII thời gian đến.

Thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét đến 2030 tại Gia Lai còn bất cập như: Phương thức bổ sung quy hoạch từng dự án điện gió, điện mặt trời riêng lẻ, chưa mang tính chất tổng thể, đồng bộ.

Thanh tra tỉnh Gia Lai xác định, trong diện tích rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm có nguyên nhân là do các trụ điện gió xây dựng trên đất rừng tự nhiên tại huyện Kông Chro. Tại các móng trụ số: 22, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35. Tổng diện tích rừng tự nhiên bị mất do xây dựng các trụ điện gió là 3,305ha.

Căn cứ kết quả thanh tra và mức độ nghiêm trọng các sai phạm, Thanh tra tỉnh Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan Công an tỉnh.

Với dự án điện mặt trời mái nhà, còn những tồn tại tập trung chủ yếu do chưa thực hiện mô hình kinh tế trang trại theo cam kết; Tính an toàn chịu lực của công trình chưa đảm bảo; Thiếu hệ thống chống sét, các thiết bị Phòng cháy chữa cháy.

Việc để các doanh nghiệp tham gia vào công tác quy hoạch là chưa đúng, chưa xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cánh đồng điện gió tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông. Ảnh: Thanh Tuấn
Cánh đồng điện gió tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông. Ảnh: Thanh Tuấn

Hiện Gia Lai có 26 dự án điện gió, điện mặt trời được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, với tổng quy mô công suất 1.872,4MW. Theo đánh giá của Bộ Công Thương và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh mặt hạn chế, Gia Lai là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển năng lượng tái tạo.

Với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII), Sở Công Thương Gia Lai sẽ khắc phục các hạn chế, tồn tại trước đó để thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư năng lượng tái tạo, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, hiệu quả sử dụng đất…

Sở Công Thương sẽ bố trí công khai quỹ đất sử dụng cho việc phát triển năng lượng tái tạo vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Phối hợp với EVN tăng khả năng giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo. Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục về xây dựng, đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, đất đai, môi trường theo đúng quy định.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng đầu tư gần 300 tỉ đồng để ngầm hóa cáp thông tin, điện chiếu sáng

Nguyễn Linh |

Hiện hệ thống thoát nước tại các đường nội thị TP Đà Nẵng đã xuống cấp, nhiều hạng mục không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Trong khi đó đây là khu vực có đông khu dân cư sinh sống. Chính vì vậy, TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư gần 300 tỉ đồng để cải tạo hệ thống và hạ cáp ngầm điện chiếu sáng để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Triệu hồi hơn 2.000 xe điện Kia tại Mỹ

Thanh Vũ |

Hơn 2.000 xe điện Kia Niro đời 2022 cần được triệu hồi vì lỗi có thể bốc cháy khi sạc.

Dưới thời ông Phương Hoàng Kim, điện mặt trời bùng nổ, có nhiều sai phạm

Anh Tuấn |

Dưới thời điều hành của ông Phương Hoàng Kim - nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án điện mặt trời đã bùng nổ mạnh mẽ, nhưng lại có nhiều vi phạm.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đà Nẵng đầu tư gần 300 tỉ đồng để ngầm hóa cáp thông tin, điện chiếu sáng

Nguyễn Linh |

Hiện hệ thống thoát nước tại các đường nội thị TP Đà Nẵng đã xuống cấp, nhiều hạng mục không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Trong khi đó đây là khu vực có đông khu dân cư sinh sống. Chính vì vậy, TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư gần 300 tỉ đồng để cải tạo hệ thống và hạ cáp ngầm điện chiếu sáng để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Triệu hồi hơn 2.000 xe điện Kia tại Mỹ

Thanh Vũ |

Hơn 2.000 xe điện Kia Niro đời 2022 cần được triệu hồi vì lỗi có thể bốc cháy khi sạc.

Dưới thời ông Phương Hoàng Kim, điện mặt trời bùng nổ, có nhiều sai phạm

Anh Tuấn |

Dưới thời điều hành của ông Phương Hoàng Kim - nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án điện mặt trời đã bùng nổ mạnh mẽ, nhưng lại có nhiều vi phạm.