Gần 30 năm đón Tết nơi biên cương

Minh Chuyên |

Vượt qua những khó khăn, vất vả, bác sĩ quân hàm xanh ở Sơn La đã trải qua gần 30 năm đón Tết nơi biên cương, ngày đêm canh giữ, giúp đỡ, khám chữa bệnh miễn phí cho người dân, đem lại sự bình yên cho Tổ quốc.

Tết nơi biên cương

Những ngày cuối năm 2023, PV Báo Lao Động có dịp về thăm Đồn Biên phòng Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), nơi Thiếu tá - bác sĩ Trần Viết Nam (SN 1972) đang công tác. Bác sĩ Nam được dân bản mệnh danh là “thần y” của bản, luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh miễn phí cho bà con nơi đây.

Đoạn đường dài hơn 30km quanh co, hẻo lánh, khó di chuyển từ trung tâm huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đến đơn vị bác sĩ Nam đang công tác. Khuôn mặt phúc hậu, niềm nở tươi cười, bác sĩ Nam được bà con trong xã Mường Lạn ai nấy đều biết ơn, quý mến. Đặc biệt, bác sĩ Nam đã có gần 30 cái Tết ở vùng biên cương của Tổ quốc.

Đoạn đường khó di chuyển, Bác sĩ quân y và đồng nghiệp đi bộ đến tận nhà để thăm khám giúp người dân. Ảnh: MINH CHUYÊN
Đoạn đường khó di chuyển, Bác sĩ quân y và đồng nghiệp đi bộ đến tận nhà để thăm khám giúp người dân. Ảnh: MINH CHUYÊN

Chia sẻ với Lao Động, bác sĩ Nam cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở miền quê lúa Thái Bình. Sau khi ra trường, tháng 3.1994, tôi được điều động về công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn với vị trí cán bộ Quân y và cũng đã gần 30 năm qua tôi được đón Tết cùng nhân dân nơi biên giới.

Cứ vào dịp Tết, đơn vị sẽ tổ chức cho anh em chiến sĩ gói bánh chưng, có mâm ngũ quả; ở nhà như thế nào thì ở đây như vậy. Ngoài ra, chúng tôi giúp bà con quét dọn đường xá, nhà văn hóa, thăm gia đình đồng bào chúc Tết, ăn Tết cùng nhân dân”.

Theo bác sĩ Nam, khi đón Tết tại đồn biên phòng ai cũng buồn nhưng vì nhiệm vụ mình phải tự động viên bản thân gói ghém bao nỗi nhớ nhà, xung phong ở lại trực Tết. Thấu hiểu hoàn cảnh công tác, vợ con gia đình thường xuyên gọi điện động viên và chia sẻ.

“Trong dịp Tết, các chiến sĩ khác vẫn ngày đêm tất bật với những kế hoạch tuần tra, đảm bảo tình hình an ninh, chính trị thì bản thân tôi cũng sẵn sàng khi được giao nhiệm vụ đi thăm khám cho người dân nếu đó là trường hợp cấp thiết” - bác sĩ Nam chia sẻ.

Nói về kỷ niệm đón Tết nơi biên giới, Bác sĩ Nam nhớ lại: “Lúc mới ra trường và lên đây công tác, thời điểm đó (năm 1994) kinh tế đất nước còn khó khăn chung, nên Tết của chiến sĩ biên phòng cũng giống như đồng bào vùng biên nhưng chỉ mang tính chất cho có. Cả đồn cũng tổ chức mổ lợn, gói bánh chưng, dọn dẹp trang trí, sắp đặt mâm ngũ quả, dần dần kinh tế phát triển, nên Tết cũng đã đủ đầy hơn.

Có lần khi đang trực Tết cùng anh em cơ quan, nhận được tin báo có người bị sốt, hạ đường huyết, ngay lập tức tôi đã có mặt sơ cứu, sau đó chuyển về tuyến trên để tiếp tục cấp cứu, may mắn người dân ấy đã khỏe mạnh sau một thời gian được điều trị”.

Làm nhiệm vụ nơi biên cương xa xôi, bác sĩ Nam luôn cảm thấy may mắn, hạnh phúc vì tình cảm người dân nơi đây dành cho mình, luôn quan tâm tới các chiến sĩ biên phòng. Đặc biệt, trong dịp Tết người dân đều đến chúc mừng chung vui cùng các chiến sĩ biên phòng.

Ông Lò Trọng Đại - Chủ tịch UBND xã Mường Lạn - cho hay, trong thời gian công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn, bác sĩ Trần Viết Nam luôn phối hợp với Trạm y tế xã không ngại khó khăn vất vả để thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn xã. Đặc biệt trong mỗi dịp Tết khi người dân cần hoặc ốm đau bệnh tật thì bác sĩ Nam đều có mặt kịp thời để thăm khám, giúp đỡ.

“Khi Tết đến, xuân về, bà con nhân dân thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng để thể hiện tình đoàn kết giữa quân và dân ngày càng được thắt chặt” - ông Đại nói.

Đồn biên phòng Mường Lạn, nơi bác sĩ Nam đang công tác. Ảnh: ĐINH ĐẠI
Đồn biên phòng Mường Lạn, nơi bác sĩ Nam đang công tác. Ảnh: ĐINH ĐẠI

Sự hy sinh thầm lặng

Bác sĩ Nam nhớ lại những ngày đầu công tác, phải đi bộ hơn 100km, ròng rã 1 tuần trời từ thành phố Sơn La mới vào đến đơn vị. Thời điểm đó, trên này còn thiếu thốn về mọi mặt, nhà cửa Đồn Biên phòng Mường Lạn còn tạm bợ nhà gỗ, nền đất, điện đóm chưa có, cuộc sống sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

“Thời gian đầu lên đây, tôi cũng nản lòng lắm, vì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn. Đa số đồng bào nơi đây là dân tộc Thái, Mông… nên sự bất đồng ngôn ngữ khiến mình không hiểu bà con nói gì, rất khó khăn để tìm đường chứ chưa nói đến việc thăm khám chữa bệnh. Có lúc tôi muốn khóc, muốn bỏ về vì cuộc sống cực kỳ khó khăn. Nhưng ở một thời gian thì cũng quen dần với môi trường và người dân nơi đây” - bác sĩ Nam chia sẻ.

Thử thách đầu tiên bác sĩ Nam phải đối mặt là đỡ đẻ. Do hầu hết sản phụ trong bản toàn sinh con tại nhà nên bất đắc dĩ bác sĩ Nam phải làm bà đỡ cho một ca sinh nở. May mắn thay, lúc đó sản phụ sinh nở bình thường, “mẹ tròn con vuông”. Từ đó, các sản phụ trong vùng khi đẻ sẽ đến nhờ bác sĩ Nam.

Gần 30 năm công tác tại đồn biên phòng Mường Lạn đã để lại cho bác sĩ Nam nhiều kỷ niệm không thể quên. “Kỷ niệm lớn nhất trong đời tôi là vào hồi tháng 7.1994, lúc đó cách đồn biên phòng Mường Lạn 7km, đường rừng, mùa nước lũ, tôi khoác trên mình cái túi đồ nghề xuống cứu bà con nhân dân ở bản Cống, xã Mường Lạn. Tại đây có một trường hợp bị sốt xuất huyết tiêu hóa đang trong cơn nguy kịch, do thiếu thốn vật chất nên tôi phải quay về đơn vị nhiều lần. Nhưng kết quả là bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và khỏe mạnh trở lại”- bác sĩ Nam kể.

Với phương châm “đồn là nhà, bà con dân tộc địa phương là anh em ruột thịt”, ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự, những thầy thuốc mang quân hàm xanh luôn tận tâm chăm lo sức khỏe cho đồng bào.

Bác sĩ Nam chia sẻ: “Thời điểm năm 2000, bệnh sốt rét hoành hành tại Mường Lạn, người dân cứ nghĩ do ma rừng làm, chỉ biết cúng bái. Nhận thấy vậy, tôi và đồng nghiệp xuống từng bản vận động bà con rắc vôi, phát quang, dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn việc ăn chín uống sôi, phát thuốc cho bà con để đẩy lui bệnh dịch”.

Sau nhiều năm công tác, gắn bó với Mường Lạn, bác sĩ Nam đã cứu sống hàng chục bệnh nhân, đồng thời giúp bà con nhận thức, hiểu rõ các cách phòng bệnh. Sự quan tâm và yêu thương của bà con chính là động lực to lớn để Bác sĩ Nam gắn bó, tận tâm trong công việc khám, chữa bệnh của mình.

Trung tá Vì Văn Chương - Trưởng ban Tuyên huấn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La cho biết: “Bác sĩ Trần Viết Nam công tác ở Sơn La gần 30 năm. Đây là một cán bộ quân y nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Nam còn tích cực tham gia nhiệm vụ khác khi được chỉ huy giao như: tuần tra biên giới, hoạt động của địa phương và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Theo ông Chương, các bác sĩ quân y công tác tại đồn biên phòng, đặc biệt là những người ở dưới xuôi lên như bác sĩ Nam đã phải hy sinh rất nhiều cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Phải công tác xa gia đình, xa quê hương và hầu như phải đón Tết ở đơn vị. Bên cạnh việc khám chữa bệnh cho bộ đội thì các bác sĩ còn phải thường xuyên đi xuống các bản để khám chữa bệnh cho nhân dân. Và nhiều khi còn làm nhiệm vụ quốc tế khi thăm khám cho người dân của nước bạn Lào.

Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Đón Tết giữa muôn trùng sóng nước

PHƯƠNG ANH |

Những ngày này, khi không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi miền đất nước, người người nhà nhà sum họp thì giữa mênh mông sóng nước, những người lính trên các tàu trực vẫn đang vươn khơi bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Với họ, Tết là gìn giữ bình yên cho Tổ quốc.

Đón Tết giữa lõi rừng già

Nguyễn Tùng |

Khác với sự náo nhiệt của phố thị những ngày cuối năm, sâu trong lõi rừng già của khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung (huyện Na Hang, Tuyên Quang) bước chân của lực lượng kiểm lâm vẫn trải đều trong thầm lặng, đó cũng là cách mà họ đón Tết suốt nhiều năm qua.

Công nhân dậy từ 4h sáng, háo hức chờ "Chuyến xe công đoàn" về quê đón Tết

HẠNH AN - QUẾ CHI |

Đặt báo thức lúc 4h sáng ngày 28 Tết Nguyên đán Âm lịch, chị Hải và người bạn cùng phòng của mình làm công nhân Khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang) dậy sớm để cắm một nồi cơm, nấu lại thức ăn từ bữa tối ngày hôm trước, sẵn sàng ra cổng khu công nghiệp đợi "Chuyến xe công đoàn" về quê ăn Tết.

Doanh nghiệp nhộn nhịp mở hàng

PHAN ANH |

Trong dịp Tết Nguyên đán, không ít trạm, đội có hoạt động thông quan tại các tỉnh thành duy trì trực 100% quân số làm nhiệm vụ để đảm bảo giải quyết thủ tục hải quan thông thoáng, nhanh chóng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Chiều nay, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu ngày 15.2 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng 600-700 đồng/lít.

Sân bay Tân Sơn Nhất đông kín khách lúc nửa đêm trở lại TPHCM

Chân Phúc |

TPHCM - Lượng khách đến sân bay Tân Sơn Nhất tăng cao trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 khiến ga đến trở nên đông đúc, hành khách phải mất nhiều thời gian để chờ lấy hành lý.

Hơn 10,5 triệu lượt khách vui chơi trên cả nước dịp Tết

Chí Long |

Nhiều địa phương trọng điểm du lịch trên cả nước ghi nhận đón lượng khách tăng cao, doanh thu du lịch tăng trưởng khả quan dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Người dân đi lễ hội, chiêm bái văn minh dịp Tết

Ngọc Trang |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, năm nay, lượng người dân, du khách tham gia lễ hội đầu xuân, chiêm bái tại các chùa chiền, di tích, khu du lịch tâm linh vẫn rất đông. Tuy nhiên, đa số người dân đều du xuân, lễ bái văn minh, tiết kiệm, giảm bớt tình trạng biến tướng, lệch chuẩn so với các năm trước.

Đón Tết giữa muôn trùng sóng nước

PHƯƠNG ANH |

Những ngày này, khi không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi miền đất nước, người người nhà nhà sum họp thì giữa mênh mông sóng nước, những người lính trên các tàu trực vẫn đang vươn khơi bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Với họ, Tết là gìn giữ bình yên cho Tổ quốc.

Đón Tết giữa lõi rừng già

Nguyễn Tùng |

Khác với sự náo nhiệt của phố thị những ngày cuối năm, sâu trong lõi rừng già của khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung (huyện Na Hang, Tuyên Quang) bước chân của lực lượng kiểm lâm vẫn trải đều trong thầm lặng, đó cũng là cách mà họ đón Tết suốt nhiều năm qua.

Công nhân dậy từ 4h sáng, háo hức chờ "Chuyến xe công đoàn" về quê đón Tết

HẠNH AN - QUẾ CHI |

Đặt báo thức lúc 4h sáng ngày 28 Tết Nguyên đán Âm lịch, chị Hải và người bạn cùng phòng của mình làm công nhân Khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang) dậy sớm để cắm một nồi cơm, nấu lại thức ăn từ bữa tối ngày hôm trước, sẵn sàng ra cổng khu công nghiệp đợi "Chuyến xe công đoàn" về quê ăn Tết.