Dự án ở khu vực trọng điểm tại Huế gần 6 năm chưa xong dù nhiều lần gia hạn

PHÚC ĐẠT |

Sau nhiều lần xin gia hạn tiến độ, Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trị giá hàng chục tỉ đồng làm gần 6 năm vẫn chưa xong.

Thi công ì ạch

Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế (dự án) bắt đầu khởi công từ năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Dự án được triển khai thi công tại xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) với tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn là gần 86 tỉ đồng (giai đoạn 1 là 69 tỉ đồng) do Ban QLDA Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư. Sau gần 6 năm thi công cùng nhiều lần xin gia hạn, nhiều hạng mục của dự án vẫn còn dang dở, chậm tiến độ, công trình ngổn ngang.

Theo số liệu từ Ban QLDA, tính đến tháng 6.2024, các gói xây lắp của dự án đạt khoảng 80% khối lượng hợp đồng (40,3/50 tỉ đồng). Trong đó, gói thầu số 08 do Công ty TNHH Tân Bảo Thành thực hiện; gói thầu số 19 do liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh - Công ty TNHH Tân Bảo Thành - Công ty TNHH thiết bị Công nghệ Miền Trung thực hiện; gói thầu số 22 do Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Nam Kinh thực hiện.

Sau gần 6 năm triển khai, Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn dang dở. Ảnh: Phúc Đạt
Sau gần 6 năm triển khai, Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn dang dở. Ảnh: Phúc Đạt

Do lỗi của các nhà thầu thi công

Theo Ban QLDA, dự án chậm tiến độ là do lỗi của các nhà thầu thi công. Mặc dù thời gian thi công các gói đã hết sau nhiều lần gia hạn nhưng tiến độ thi công vẫn chưa hoàn thành. Đặc biệt Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh không quyết liệt triển khai thi công theo đúng tiến độ hợp đồng nên Ban QLDA đã tiến hành xử phạt các nhà thầu chậm tiến độ với tổng số tiền hơn 783 triệu đồng.

Cùng với đó, do nhà thầu thi công là Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh không còn khả năng tiếp tục triển khai thi công đối với các nội dung công việc còn lại nên Ban QLDA đã kiến nghị cho phép chấm dứt hợp đồng với công ty này, đồng thời lập thủ tục để chuyển phần khối lượng còn lại sang nhà thầu khác.

Đầu năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có văn bản yêu cầu Ban QLDA tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án trên. Trong đó có hệ thống xử lý nước thải để đưa vào vận hành, tiếp nhận xử lý nước thải từ hệ thống xử lý phân bùn của Dự án Xây dựng khu xử lý phân bùn tại Khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình. Hiện nay, Ban QLDA đang xin chủ trương UBND tỉnh về việc thi công hoàn thành các hạng mục thuộc giai đoạn 1 dự án đến hết quý II/2025.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Chí Cảm - Giám đốc Công ty TNHH Tân Bảo Thành cho biết, dự án đã chậm tiến độ vì nhiều lý do.

"Hiện Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh ngưng thi công trong thời gian dài, chúng tôi đã đề xuất với cơ quan chức năng sẽ đảm nhận luôn khối lượng thi công mà công ty này còn dang dở. Thủ tục liên quan chúng tôi đã trình lực lượng chức năng và đang đợi kết quả. Sau khi được thông qua, chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ nhất là khi mùa mưa ngày càng đến gần" - ông Cảm nói.

Hiện Ban QLDA đã có báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến về việc cho phép thực hiện chấm dứt hợp đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Phát Thịnh do đã vi phạm theo các điều khoản của hợp đồng. Sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép, Ban QLDA sẽ thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Loạt cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Viên Nguyễn |

Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân khổ sở hàng chục năm. Dù người dân kiến nghị chính quyền nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục.

Thanh Hóa sẽ di dời 700 cơ sở ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

Trần Lâm |

Ngày 3.5, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa ban hành Quyết định di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Người dân phản đối việc ô nhiễm môi trường từ công ty cơ khí ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau khi bị người dân thôn Kìm (xã Vũ Lạc, TP.Thái Bình) tập trung phản đối vì gây ô nhiễm môi trường, Công ty Cơ khí Tam Long đã phải tháo dỡ, di dời các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động cán (nung, tái chế) nhôm ra khỏi khu vực nhà xưởng của công ty cho thuê.

Không có điện, dự án 72 tỉ đồng ở Quảng Ngãi phải vận hành bằng tay

VIÊN NGUYỄN |

Dự án đê Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư hơn 72 tỉ đồng, nhưng vì chưa đấu nối nguồn điện để vận hành cống ngăn mặn sông Rớ, nên gần 4 năm qua, công trình này phải vận hành bằng tay, rất vất vả.

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn không báo cáo sự cố y khoa theo quy định

NGUYỄN LY |

Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn có một trường hợp bị sự cố y khoa sau phẫu thuật hút mỡ, tạo hình thành bụng. Tuy nhiên, bệnh viện đã không báo cáo sự cố y khoa theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đình chỉ hoạt động trại lợn gây hôi thối đến hàng nghìn người dân ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc hàng nghìn người dân ở các xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh “kêu trời” vì mùi hôi thối phát ra từ trang trại lợn, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh cùng đoàn liên ngành đã trực tiếp đến kiểm tra. Sau khi lắng nghe ý kiến của các ngành, địa phương và người dân, đại diện lãnh đạo tỉnh đã quyết định đình chỉ hoạt động của trang trại này.

Khách hàng choáng vì phải trả 513 triệu đồng tiền làm đẹp: thẩm mỹ viện nào ở Nghệ An được cấp phép?

QUANG ĐẠI |

Từ vụ một nữ khách hàng đi làm đẹp phải chi trả 513 triệu đồng gây xôn xao dư luận, ngành y tế Nghệ An đã công khai các cơ sở thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Kiếm nửa triệu/ngày từ nghề cấy thuê ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Vào vụ cấy, nông dân ở quê lúa Thái Bình lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ nghề cấy thuê. Tùy vào tay nghề, người dân có thể kiếm 400.000-1.000.000 đồng/ngày.

Loạt cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Viên Nguyễn |

Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân khổ sở hàng chục năm. Dù người dân kiến nghị chính quyền nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục.

Thanh Hóa sẽ di dời 700 cơ sở ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

Trần Lâm |

Ngày 3.5, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa ban hành Quyết định di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Người dân phản đối việc ô nhiễm môi trường từ công ty cơ khí ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau khi bị người dân thôn Kìm (xã Vũ Lạc, TP.Thái Bình) tập trung phản đối vì gây ô nhiễm môi trường, Công ty Cơ khí Tam Long đã phải tháo dỡ, di dời các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động cán (nung, tái chế) nhôm ra khỏi khu vực nhà xưởng của công ty cho thuê.