Kiếm nửa triệu/ngày từ nghề cấy thuê ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Vào vụ cấy, nông dân ở quê lúa Thái Bình lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ nghề cấy thuê. Tùy vào tay nghề, người dân có thể kiếm 400.000-1.000.000 đồng/ngày.

Những ngày này, nhiều địa phương ở quê lúa Thái Bình đang vào mùa cấy. Để kiếm thêm thu nhập, người dân ở đây tranh thủ xuống đồng đi cấy thuê.
Những ngày này, nhiều địa phương ở quê lúa Thái Bình đang vào mùa cấy. Để kiếm thêm thu nhập, người dân ở đây tranh thủ xuống đồng đi cấy thuê.
Ghi nhận của PV Báo Lao Động chiều 2.7, tại khu vực cánh đồng xã Hồng Bạch (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình)
Ghi nhận của PV Báo Lao Động chiều 2.7, tại khu vực cánh đồng xã Hồng Bạch (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), nhiều gia đình có diện tích ruộng lớn ở đây đều thuê thêm nhân công để cấy lúa cho kịp vụ.
Để thuận tiện cho công việc, hầu hết những người đi cấy thuê đều lập nhóm từ 4 đến 6 người, nhận việc làm cùng nhau.
Để thuận tiện cho công việc, hầu hết những người đi cấy thuê đều lập nhóm từ 4 đến 6 người, nhận việc làm cùng nhau.
Di chuyển từ xã
Di chuyển từ nhà đến xã bên cạnh để cấy thuê, bà Tuyền (ở xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng) cho biết: "Tùy vào khoảng cách chúng tôi di chuyển sẽ được trả công từ 350.000 - 400.000 đồng/ngày hoặc khoán theo sào, khoảng 350.000 đồng/sào (sào Bắc Bộ). Những ngày vào vụ mùa cao điểm, chủ ruộng phải báo chúng tôi trước. Với mức giá trên, dù nhận việc theo ngày hay khoán theo sào thì chủ ruộng đều phải có mặt, nhổ mạ buộc thành từng bó rải đều lên ruộng trước khi chúng tôi đến làm việc".
Nhiều
Theo những người thợ cấy, nhiều gia đình khoán theo sào không nhổ mạ sẵn mà thuê thợ cấy nhổ sẽ tính với mức giá 400.000 đồng/sào.
Nhiều người thợ cấy có kinh nghiệm lâu năm và tốc độ cấy nhanh thường nhận khoán theo sào. Ông Nguyễn Văn Hoàn (xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng) cho hay: “Với sức đàn ông như chúng tôi, vào mùa cấy thường chọn cấy khoán theo sào để có thu nhập cao hơn. Khi mạ được chuẩn bị sẵn tại ruộng, tôi đi từ 4h sáng đến 18h chiều có thể cấy được khoảng 3 sào/ngày, kiếm khoảng hơn 1.000.000 đồng/ngày“.
Nhiều người thợ cấy có kinh nghiệm lâu năm và tốc độ cấy nhanh thường nhận khoán theo sào. Ông Nguyễn Văn Hoàn (xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng) cho hay: “Với sức đàn ông như chúng tôi, vào mùa cấy thường chọn cấy khoán theo sào để có thu nhập cao hơn. Khi mạ được chuẩn bị sẵn tại ruộng, tôi đi từ 4h sáng đến 18h chiều có thể cấy được khoảng 3 sào/ngày, kiếm khoảng hơn 1.000.000 đồng/ngày“.
Những đôi bàn tay cáu bám vàng vì đi cấy thuê.  Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú tại xã Quỳnh Giang) chia sẻ, cả ngày chị phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng lại đau ê ẩm, mỏi gối. Sáng sớm lại phải dậy đi tiếp rồi. Phần lớn những người làm nghề này đều là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trung tuổi. Để đỡ chi phí xăng xe, thợ cấy lúa thường nhận việc ở những cánh đồng gần nhà. Chỉ khi nào những cánh đồng gần nhà hết việc, họ mới bắt đầu di chuyển đến những cánh đồng xa hơn. “Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần một tháng. Vất vả hơn làm việc khác thật. Nhưng được cái mình thích thì làm, mệt thì nghỉ. Dịp này, nếu chăm chỉ cấy thuê đến tết cũng kiếm được 8 đến 9 triệu đồng, có thêm tiền chi tiêu Ngày Tết”
Những đôi bàn tay bị nước ăn tay, cáu bám đổi màu vì đi cấy thuê. "Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần 1 tháng nên chúng tôi phải tranh thủ từng ngày. Làm nghề này vất vả lắm, cả ngày phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng lại đau ê ẩm, mỏi gối nhưng phải cố gắng, sáng hôm sau lại dậy sớm đi làm tiếp. Phần lớn những người làm nghề cấy đều là phụ nữ trung tuổi", bà Nguyễn Thị Thuân (xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng) chia sẻ.
aa
Là xã thuần nông, ông Nguyễn Duy Thịnh - Chủ tịch UBND xã Hồng Bạch (huyện Đông Hưng) cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã khoảng 470ha, vụ mùa vừa qua năng suất khoảng 61 tạ/ha.
Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Khám phá ngôi nhà gỗ cổ kính 150 năm tuổi ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Được dựng lên vào khoảng năm thứ 6 vua Thành Thái, đến nay ngôi nhà gỗ cổ của gia đình ông Đỗ Văn Bình (ở thôn Phương Cáp, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã trải qua khoảng 150 năm nhưng giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.

Xem quy trình chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bên lò lửa nóng

Lương Hà |

Thái Bình - Quy trình làm ra sản phẩm bạc hoàn chỉnh của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) trải qua nhiều công đoạn khác nhau, khó khăn nhất là công đoạn lắp ghép phải sử dụng đến lò lửa nóng.

Tận thấy cặp cây di sản hàng trăm năm tuổi bên ngôi miếu cổ ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia miếu Hai Thôn (ở thôn Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có 2 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là cây di sản, càng làm tôn lên nét uy nghiêm, cổ kính của ngôi miếu cổ linh thiêng ở Thái Bình.

Hội thảo Tháo gỡ "điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển

Linh Trang |

Để tạo diễn đàn cùng bàn luận, tìm các giải pháp tháo gỡ các nút thắt của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo "Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển". Chương trình sẽ diễn ra vào 9h ngày 5.7.2024 tại Hà Nội.

Bên trong trường học nơi 2 cháu bé bị mắc kẹt suốt 3 ngày đêm ở Sa Pa

An Nhiên |

Lào Cai - Sau khi leo thang sắt dẫn lên tầng thượng của nhà lớp học 3 tầng, không may nắp đậy lối xuống bị đóng khiến 2 cháu bé ở Sa Pa bị mắc kẹt.

Sacombank thua kiện vụ tiền gửi bị mất, buộc trả khách hàng hơn 36 tỉ đồng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sacombank thua kiện vụ tiền gửi của khách hàng bỗng nhiên “bốc hơi”. Tòa buộc ngân hàng này trả lại số tiền gửi của khách hàng đã bị "bốc hơi" đồng thời bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải loạt thông tin về vấn đề xác thực sinh trắc học

Minh Ánh |

16,6 triệu tài khoản khách hàng đã được xác thực sinh trắc học kể từ ngày đầu tháng 7. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành ngân hàng đang rất nỗ lực, thức khuya dậy sớm để triển khai Quyết định 2345.

Người dân vùng cao canh cánh nỗi lo an toàn hồ đập mùa mưa lũ

Nhóm PV |

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 23 hồ đập thủy lợi, dung tích từ 0,1 - 3,71 triệu m3, trong đó 16 đập, hồ lớn; 2 hồ vừa và 5 hồ nhỏ.

Khám phá ngôi nhà gỗ cổ kính 150 năm tuổi ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Được dựng lên vào khoảng năm thứ 6 vua Thành Thái, đến nay ngôi nhà gỗ cổ của gia đình ông Đỗ Văn Bình (ở thôn Phương Cáp, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã trải qua khoảng 150 năm nhưng giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.

Xem quy trình chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bên lò lửa nóng

Lương Hà |

Thái Bình - Quy trình làm ra sản phẩm bạc hoàn chỉnh của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) trải qua nhiều công đoạn khác nhau, khó khăn nhất là công đoạn lắp ghép phải sử dụng đến lò lửa nóng.

Tận thấy cặp cây di sản hàng trăm năm tuổi bên ngôi miếu cổ ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia miếu Hai Thôn (ở thôn Phương Tảo, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có 2 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là cây di sản, càng làm tôn lên nét uy nghiêm, cổ kính của ngôi miếu cổ linh thiêng ở Thái Bình.