PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM NGUYỄN QUANG VINH:

Đổi mới sáng tạo là chìa khoá để mở cánh cửa 4.0

Đặng Tiến thực hiện |

Nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với phát triển bền vững, tiến bộ xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là mục tiêu chiến lược của Chính phủ từ nay đến năm 2030. Để hiểu rõ vấn đề, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. Ông Vinh khẳng định rằng phát triển bền vững không phải là gánh nặng mà là cơ hội để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thưa ông, Chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển triển bền vững giai đoạn 2015 - 2030 với 17 mục tiêu cụ thể, vậy xin ông cho biết những kế hoạch hành động cụ thể của Việt Nam?

Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã được 193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 9.2015, với trọng tâm là 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) bao gồm 169 các chỉ tiêu cụ thể. Căn cứ vào đó, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia, các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân chung tay thực hiện 17 mục tiêu này. Đây là một chương trình đầy tham vọng, nhưng cũng là con đường duy nhất để chuyển đổi toàn diện thế giới chúng ta đang sống, nhằm  đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và đặc biệt là không để ai bị bỏ lại phía sau. Ở Việt Nam, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu bao gồm 115 chỉ tiêu cụ thể (VSDGs), phù hợp nhất với điều kiện, bối cảnh Việt Nam. Trong đó có đề cập đến một số nhiệm vụ như: Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững; đến năm 2020, lồng ghép đầy đủ các SDG của Việt Nam vào nội dung Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch phát triển KTXH  giai đoạn 2021 - 2025, các quy hoạch phát triển của ngành và địa phương giai đoạn 2021 - 2030; truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các SDG và VSDG... Với những kinh nghiệm thành công trong thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, tạo công ăn, việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và bình đẳng giới. Đây cũng là nền tảng vững chắc để chúng ta hiện thực hóa các SDGs theo đúng lộ trình đã đề ra...

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam.

Phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh đã và ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, vậy, xin ông cho biết các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững?

-  Hiện nhận thức về phát triển bền vững, phát triển DN của cộng đồng DN tại Việt Nam so với trước đây đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là cộng đồng DNVVN chiếm đến 98% số lượng các DN, điều này đặt ra một thách thức là sự nhận thức của các DN về phát triển bền vững là không đồng đều. Những DN lớn, DN có nguồn lực như Vinamilk, Traphaco, Bảo Việt, Viettel, ... hay các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam hiện đã nhận thức và vạch định được chiến lược, thẩm thấu các nội hàm, nội dung về phát triển bền vững và triển khai có bài bản. Trong khi đó, nhận thức của các DNVVN là chưa đầy đủ và đôi khi còn thờ ơ, đặt mình ngoài xu hướng phát triển này.

Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, điều đầu tiên cần làm là thay đổi tư duy và nhận thức. Thay vì coi phát triển bền vững là gánh nặng, là chi phí, cần nhìn nhận đó là năng lực cạnh tranh, là nâng cao năng suất, hội nhập trong giá trị toàn cầu. Rõ ràng, không một DN nào có thể cùng một lúc thực hiện được 17 SDG, bởi điều này đòi hỏi một nguồn lực (cả về nhân lực, tài lực, vật lực) khổng lồ. Đổi lại, các DN nên lựa chọn những mục tiêu thiết thực, phù hợp với năng lực của mình như vấn đề về lao động, giới, sử dụng năng lượng hiệu quả, nguồn nước... để lồng ghép vào chiến lược sản xuất kinh doanh, xây dựng các chiến lược phát triển cho riêng mình.

Cần nhấn mạnh rằng có rất nhiều DNVVN hiện chưa chú trọng bước hoạch định chiến lược này, nên dẫn đến việc DN của chúng ta mất rất nhiều thời gian để có thể bước chân vào chuỗi giá trị toàn cầu, với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Do đó, chúng tôi khuyến khích các DN hãy sớm thay đổi tư duy, tìm hiểu và áp dụng những công cụ hữu hiệu như Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI), để trang bị cho mình thêm một “cánh tay” giúp khoanh vùng những lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp hay xác định sớm những cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Nhiều chuyên gia cho rằng đổi mới khoa học công nghệ là chìa khoá để phát triển bền vững, nhưng nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa quan tâm đến đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Để có tăng trưởng tốt cần phải làm gì?

Đổi mới sáng tạo là chìa khoá để dẫn tới thành công nhanh nhất và đặc biệt là trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Trong báo cáo mới đây tại Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Đánh giá năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh đã cho biết trong thời gian tới Bộ KHCN sẽ có những chính sách hỗ trợ các DN tiếp cận với KHCN để phát triển phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Đây là một trong những quyết sách để phát triển KTXH, Chính phủ đóng vai trò định hướng và kiến tạo, nhưng nhiệm vụ chính vẫn là các DN, các DN phải tự sáng tạo, tự vận động để đưa ra những sáng kiến, chiến lược phù hợp đối với chiến lược kinh doanh của mình. Một trong những chìa khoá để mở đó là đối tác công tư. Các DN, với thế mạnh là những sáng kiến mới, tiềm năng thực hiện đổi mới sáng tạo, có thể hợp tác với các cơ quan Chính phủ, tổ chức xã hội để được gỡ khó về vốn, về chi phí triển khai. Qua đó, cả DN và Chính phủ đều được lợi. Thúc đẩy hợp tác cũng chính là SDG thứ 17 và theo thống kê, hiện đã có hơn 3.800 quan hệ hợp tác được thiết lập và triển khai, đặc biệt từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng quan hệ hợp tác ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng đến gần 50%. Như vậy, rõ ràng mọi chương trình hành động đều cần đến sự hợp tác mạnh mẽ giữa Chính phủ, các tổ chức xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Đó chính là mong ước của Chính phủ trong việc hiện thực hóa các SDG.

Nhiều DN cho rằng muốn phát triển bền vững cần phải minh bạch trong kinh doanh. Nhưng hiện nay các DN đang phải trả quá nhiều những khoản chi phí không chính thức dẫn đến môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các DN. Vậy theo ông, cần phải có giải pháp gì để giải quyết tình trạng này?

Để xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, bên cạnh những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, thì cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cho các DN. Thông qua những lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho các DNNVV đặc biệt là các DN siêu nhỏ để họ hiểu rõ bản chất của phát triển bền vững là nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực quản trị, đổi mới sáng tạo và điều hành DN. Các DN cần phải hiểu phát triển bền vững là cơ hội để nâng cao thu nhập cho DN và NLĐ và nâng cao giá trị của DN về xã hội và môi trường.

Theo thống kê của Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững, việc gắn kết các SDG vào trọng tâm chiến lược sản xuất kinh doanh của DN có thể giúp tạo ra cơ hội thị trường trị giá ít nhất 12.000 tỉ USD và tạo ra khoảng 380 triệu việc làm mới đến năm 2030, trong đó 90% cơ hội đó ở Châu Á. Hay triển khai mô hình nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể mang đến cơ hội 4.500 tỉ USD và cơ hội đó chia đều cho mọi DN. Do vậy phát triển bền vững đâu phải là chi phí.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng nhiều biện pháp hỗ trợ các DN, như việc hằng năm VCCI đã phối hợp cùng Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH, Bộ TNMT... tổ chức xếp hạng các DN phát triển bền vững dựa trên Bộ chỉ số CSI nêu trên với 134 chỉ tiêu cụ thể và các DNNVV có thể tự soi mình trên bộ chỉ số này để biết mình đang đứng ở đâu để điều chỉnh, nếu muốn hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và không bị tụt hậu.

Như vậy thì hiện năng lực quản trị của các DNNVV đang rất yếu, trong khi đó họ vẫn còn thờ ơ và đứng ngoài cuộc. Vậy, theo ông để các DN hội nhập và không bị tụt hậu cần phải có những chính sách gì để hỗ trợ họ?

Đa phần doanh nghiệp Việt Nam đang có quy mô nhỏ và vừa, kinh nghiệm và năng lực đang thua kém nhiều so với các doanh nghiệp quốc tế, ngay cả với doanh nghiệp các nước trong khu vực. Để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các nước, nỗ lực quan trọng nhất vẫn phải đến từ chính các doanh nghiệp, trong đó việc nâng cao chất lượng quản trị là yêu cầu quan trọng.

Tuy nhiên, không chỉ các doanh nghiệp cạnh tranh mà môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng cần phải cạnh tranh được khi so sánh với các nước. Các doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh được khi thời gian nộp thuế, thời gian thông quan xuất nhập khẩu, thời gian xin giấy phép… đang có thời gian, chi phí gấp nhiều lần các nước khác. Chính vì vậy, cải thiện môi trường kinh doanh là yêu cầu quan trọng.

Chính phủ đã nhận thấy rất rõ điều này, từ năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP hằng năm để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của loạt nghị quyết này là tạo lập môi trường kinh doanh của nước ta cạnh tranh được với nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN. Nghị quyết này mỗi năm đều giao cho từng bộ, ngành, địa phương các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.

Trong Nghị quyết 19, VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp được Chính phủ đặt hàng thường xuyên tiến hành các khảo sát độc lập về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính để khuyến nghị với Chính phủ, thu thập các ý kiến phản biện chính sách, các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải.  

Xin cảm ơn ông!

 

 
 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh: “Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu để xây dựng đất nước hòa bình thịnh vượng”

Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu để xây dựng đất nước hòa bình thịnh vượng không còn chiến tranh, không còn đói nghèo vì một hành tinh xanh. Việt Nam đã phấn đấu đạt được các thành tựu và thực hiện các cam kết của Liên Hợp Quốc, cùng đó Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030, phát triển bền vững, lồng ghép vào tất cả các chủ trương, chính sách kế hoạch hành động của mình. Tuy nhiên, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là một thách thức lớn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi tất cả các cấp các ngành, cộng đồng DN và từng người dân cùng chung tay. Trong thực hiện cam kết, Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động, lồng ghép vào các Nghị quyết, chương trình hành động mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 
 

Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ousmane Dione: “Phải có chiến lược mạnh mẽ hơn về đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực”

Trong “cơn bão” của cuộc CMCN 4.0 đang sầm sập kéo tới với việc chuyển đổi các mô hình thương mại, sự gia tăng của nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và sự già hóa dân số và câu hỏi đặt ra là: Việt Nam đang lỡ nhịp hay hòa nhịp trước xu hướng này? Việt Nam sẽ mở cửa để tham gia cùng với xu hướng hiện đại hóa đó hay chỉ đứng nhìn để rồi lùi lại phía sau. Điều này phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của các bạn. Cùng đó, dân số già đi cũng có nhiều tác động tiêu cực đến năng suất lao động dài hạn, hệ thống trợ cấp cũng như an sinh xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều dịch vụ chăm sóc, phục vụ người cao tuổi cũng sẽ xuất hiện, tạo cơ hội việc làm. 

 

 
 

Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam Nguyễn Phương Sơn: “Xây dựng một thị trường lao động vững chắc để đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0”

Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều DN trên thế giới. Qua đó, mỗi DN sẽ dựa theo đặc thù riêng của mình để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp nhất với mình trong bối cảnh CMCN 4.0, cũng như trong bối cảnh của toàn cầu hóa. Tại Việt Nam vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là một thách thức trước cuộc CMCN 4.0. Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. 

 

 
 

Tổng Giám đốc Coca - Cola Việt Nam Sanket Ray: “Các DN cần phải nhận thức rõ ràng về những lợi thế và triển vọng của mình”

Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, các DN cần chủ động thay đổi để nắm bắt cơ hội tốt hơn, lập chiến lược phát triển bền vững theo những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu hóa. Các DN nên đặt mình vào thước đo 134 tiêu chí phát triển bền vững (CSI) đây là giải pháp tốt nhất để giúp các DN hiểu rõ tình hình nội tại và có chiến lược cho đường hướng phát triển của mình. Qua đó, các DN Việt Nam cần phải có nhận thức rõ ràng về những lợi thế, tiềm năng và triển vọng phát triển của chính mình trước khi quyết định vươn ra ngoài phạm vi lãnh thổ để hội nhập với nền kinh tế thế giới.

 
 

Tổng Giám đốc điều hành Heineken Việt Nam Leo Evers: “Con người luôn là yếu tố trung tâm trong mọi hoạt động”

Ngoài việc luôn quan tâm đầu tư cho các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện hữu để cập nhật xu hướng kinh doanh tiên tiến, chúng tôi còn chú ý đến nguồn nhân lực kế thừa qua các chương trình thực tập sinh quản lý trong khu vực và toàn cầu. Nếu Chính phủ nói chung và DN nói riêng có chiến lược thu hút và phát triển con người hợp lý, thì việc có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu mới trong thời kỳ công nghiệp 4.0 là việc trong tầm tay. Ngoài việc giúp DN đảm bảo việc vận hành hiệu quả những máy móc thiết bị hiện có, còn đảm bảo việc không ngừng nghiên cứu đổi mới sáng tạo, sáng kiến cải tiến KHKT, giúp DN phát triển.  Phát triển bền vững là xu thế tất yếu vì thế giới hoà bình thịnh vượng.  Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững là thách thức lớn với Việt Nam, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, để tiếp tục tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động.

Đặng Tiến thực hiện
TIN LIÊN QUAN

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật "Tự hào Tổ quốc Việt Nam"

T. Huyền |

Tối 11.8, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ - số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số cơ quan liên quan tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc Việt Nam” lần thứ 3 tại Hà Nội.

Công nhân mong thông tin chính sách kịp thời, hấp dẫn hơn

Xuân Trường - Vũ Hải |

Người lao động (NLĐ) luôn mong muốn được cập nhật các thông tin, nhất là các chính sách mới liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, đời sống thiết thực. Các kênh thông tin chính sách được NLĐ quan tâm đó là: Kênh từ tuyên truyền, tư vấn, phổ biến chính sách của các cấp CĐ; kênh thông tin từ các báo, đài truyền hình và mạng xã hội…

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

89 năm Báo Lao Động - đôi dòng lược sử

nguyễn huy minh |

Suốt quãng thời gian kể từ ngày thành lập đến nay, Báo Lao Động mang trong mình một lịch sử dày đặc các sự kiện. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập (14.8.1929 – 14.8.2018), chúng tôi xin được điểm lại một số đường nét trong sự nghiệp lâu dài này.

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật "Tự hào Tổ quốc Việt Nam"

T. Huyền |

Tối 11.8, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ - số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số cơ quan liên quan tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc Việt Nam” lần thứ 3 tại Hà Nội.

Công nhân mong thông tin chính sách kịp thời, hấp dẫn hơn

Xuân Trường - Vũ Hải |

Người lao động (NLĐ) luôn mong muốn được cập nhật các thông tin, nhất là các chính sách mới liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, đời sống thiết thực. Các kênh thông tin chính sách được NLĐ quan tâm đó là: Kênh từ tuyên truyền, tư vấn, phổ biến chính sách của các cấp CĐ; kênh thông tin từ các báo, đài truyền hình và mạng xã hội…