Dịch tả lợn Châu Phi: Không thể "diệt virus sau 72 giờ" như quảng cáo

Kh.V |

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã xuất hiện gần 100 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Phải chăng bệnh này không đáng sợ, nên cơ quan thú y quốc tế không để tâm nghiên cứu, bào chế vaccine phòng chống lại dịch này?

Bệnh xuất hiệ 100 năm vẫn chưa có vaccine phòng ngừa

Theo TS Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NNPTNT), dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đến nay đã gần 100 năm, nhưng đến thời điểm này thế giới vẫn chưa có thuốc và vaccine phòng bệnh.

Bộ NNPTNT tọa đàm về phòng, chống dịch tả ợn châu Phi, khuyến nghị người tiêu dùng không “quay lưng” với thịt lợn. Ảnh: KH.V
Bộ NNPTNT tọa đàm về phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, khuyến nghị người tiêu dùng không “quay lưng” với thịt lợn. Ảnh: KH.V

“Đến thời điểm hiện nay với vai trò cơ quan nhà nước quản lý thuốc thú y, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào có chế phẩm, sản phẩm thuốc phòng chống được dịch bệnh tả lợn Châu Phi” – TS Nguyễn Văn Long khẳng định.

Thế nhưng, hiện nay lợi dụng dịch tả lợn Châu Phi, nhiều trang web đang quảng cáo mời chào là sẽ diệt được virus gây dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 72 giờ.

Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng khuyến nghị bà con nông dân không vì lợn mắc dịch bệnh mà hoang mang, tin vào các chiêu trò quảng cáo không có cơ sở, nghe lời mời chào mà nhận các dịch vụ chưa được cơ quan chức năng thẩm định, tránh tiền mất và lợn vẫn chết vì dịch bệnh. 

Rắc vôi bột diệt được bệnh ASF

Câu hỏi này được nhiều người chăn nuôi đặt ra và tỏ ý nghi ngờ, cho rằng vôi bột không thể diệt được virus dịch tả lợn Châu Phi (ASFV). Đồng thời, nhiều ý kiến cũng lo ngại nếu tiêu hủy theo cách chôn lấp, nếu bạt rách thì virus ASF có thể xâm nhiễm rộng ra ngoài môi trường khiến tình trạng dịch bệnh nặng thêm.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Long khẳng định: Hiện nay, phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, tiêu độc khử trùng là biện pháp hiệu quả đã được kiểm chứng và được Bộ trưởng Bộ NNPTNT khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng. Biện pháp này đã được tất cả các địa phương thực hiện và cho thấy hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh rất tốt, các hộ chăn nuôi cần tích cực áp dụng biện pháp này.

“Chúng tôi đề nghị bà con cần cẩn trọng trước những thông tin không chính xác lan truyền trên các trang mạng xã hội, không hoang mang, lo lắng. Bà con cần thực hiện các bước phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ NNPTNT đưa ra” – TS Nguyễn Văn Long nói.

TS Nguyễn Văn Long cũng động viên người chăn nuôi và người tiêu dùng không nên quá hoang mang trước dịch tả lợn Châu Phi, bởi bệnh này không lây nhiễm sang người, không nên quay lưng với thịt lợn.

Hơn nữa, cả nước mới có hơn 34.700 con lợn bị tiêu hủy, chỉ chiếm 0,1% so với tổng đàn lợn của cả nước. Có nghĩa là số lợn bị tiêu huỷ so với tổng đàn (28-29 triệu con lợn-PV), tỉ lệ này rất thấp.

"Toàn bộ số lợn bệnh, nghi bệnh đều đã được tiêu huỷ, người tiêu dùng không cần phải băn khoăn về chuyện lợn có bệnh tuồn ra ngoài thị trường. Còn lại, đàn lợn của chúng ta vẫn có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, vì vậy người tiêu dùng không nên hoang mang" - TS Nguyễn Văn Long nói.

Thống kê của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, đến 19 giờ ngày 18.3, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 294 xã, 62 huyện thuộc 19 tỉnh, thành phố. Các ban ngành chức năng đã phải tiêu huỷ 34.774 con lợn, bao gồm cả lợn bệnh và lợn khỏe mạnh nhưng chung trang trại với lợn bệnh.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Xác heo chết vứt ở kênh nước giữa lúc dịch tả lợn Châu Phi

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên - Huế vừa ghi nhận xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi thì hình ảnh số heo chết không được xử lý, vứt ở kênh nước đã được người dân ghi lại và đăng tải lênFacebook vào ngày 18.3 khiến dư luận bức xúc và lo lắng trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi đang lan rộng.

Lý do khiến dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại 6 quận, huyện Hà Nội

Khánh Vũ |

Thống kê đến ngày 17.3.2019 của Cục Thú y cho thấy, đã có 19 tỉnh bị dịch tả lợn Châu Phi. Thức ăn dư thừa là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh này tại Hà Nội.

Cấp hàng chục nghìn lít hóa chất để chống dịch tả lợn Châu Phi

Quách Du |

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã cấp tổng cộng hơn 50.000 lít hóa chất và trên 367 tấn vôi bột để phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Xác heo chết vứt ở kênh nước giữa lúc dịch tả lợn Châu Phi

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên - Huế vừa ghi nhận xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi thì hình ảnh số heo chết không được xử lý, vứt ở kênh nước đã được người dân ghi lại và đăng tải lênFacebook vào ngày 18.3 khiến dư luận bức xúc và lo lắng trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi đang lan rộng.

Lý do khiến dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại 6 quận, huyện Hà Nội

Khánh Vũ |

Thống kê đến ngày 17.3.2019 của Cục Thú y cho thấy, đã có 19 tỉnh bị dịch tả lợn Châu Phi. Thức ăn dư thừa là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh này tại Hà Nội.

Cấp hàng chục nghìn lít hóa chất để chống dịch tả lợn Châu Phi

Quách Du |

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã cấp tổng cộng hơn 50.000 lít hóa chất và trên 367 tấn vôi bột để phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.