Đặt tên đơn vị hành chính mới, đặc biệt cân nhắc yếu tố văn hóa, lịch sử

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội |

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã gắn với tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một nội dung rất quan trọng trong giai đoạn này. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri đó là tên gọi mới sau sắp xếp đơn vị hành chính. Trong việc này cần đặc biệt lưu ý các yếu tố văn hóa, lịch sử và cần tham vấn ý kiến của cộng đồng địa phương.

Những địa danh trong quá khứ luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa

Theo Bộ Nội vụ, sau khi tổng hợp phương án tổng thể, tổng số đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 là 50 đơn vị. Còn tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.243 đơn vị. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã.

Một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm đó là tên gọi mới của các đơn vị hành chính cấp xã sau khi được sáp nhập. Đặt tên mới của đơn vị hành chính cần phải hết sức thận trọng để tránh những phản ứng từ dư luận và tránh việc xóa sổ toàn bộ tên địa danh gắn với lịch sử, văn hóa địa phương.

Từ lịch sử có thể thấy rằng, những địa danh trong quá khứ luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa nhất định, nhất là đối với các làng, đơn vị cộng cư nhỏ và gần gũi nhất đối với mỗi người.

Đó có thể là những mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, thường được thể hiện bằng chữ Hán, như An Thái, Nhân Hòa, An Ninh, Thượng Thọ… hay gắn với dòng họ lập làng, có đông người nhất như Bùi Xá, Cao Xá, Lê Xá… hay gắn với đặc thù cảnh quan, môi trường thiên nhiên như Hạc Trì, Đông Sơn, Hào Nam… Tức là tên địa danh luôn gắn với những thông điệp nhất định nào đó.

Trải qua thời gian, tên đất, tên làng lại được kết tinh rất nhiều những giá trị đặc biệt khác, qua ca dao, tục ngữ, lễ hội, phong tục, tập quán, cả danh nhân lịch sử…

Mở rộng hơn làng, các xã hay tổng, trấn trước kia, huyện, tỉnh bây giờ, hay cả một vùng Đông, Đoài, Sơn Nam… đều là những vùng văn hóa. Nói như vậy để thấy yếu tố lịch sử, địa lý và văn hóa đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc đặt tên mới, từ đó giúp chúng ta cẩn trọng hơn trong việc đặt tên.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Trần Vương
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Trần Vương

Những nguyên tắc về đặt tên đơn vị hành chính mới

Để đảm bảo việc đặt tên mới phản ánh đúng lịch sử và văn hóa của khu vực là một điều rất khó và phụ thuộc vào từng địa phương, thậm chí là từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có thể có một số nguyên tắc chung như:

Thứ nhất là, phải nghiên cứu lịch sử và văn hóa của địa phương thông qua việc tham khảo tư liệu lịch sử, tìm kiếm thông tin từ các nhà nghiên cứu địa phương hoặc dân cư địa phương.

Thứ hai là, cần tham vấn cộng đồng địa phương, bao gồm cả các nhóm dân tộc, văn hóa, dòng họ và các lãnh đạo địa phương qua cuộc họp cộng đồng, hoặc các cuộc thăm dò ý kiến kể cả thảo luận trên mạng.

Thứ ba là, chú ý và cân nhắc sử dụng ngôn ngữ địa phương. Điều này không chỉ giúp tôn vinh, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa địa phương, mà còn giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và địa danh.

Thứ tư là, cân nhắc ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Tránh việc chọn các từ ngữ hoặc tên gọi có thể gây tranh cãi hoặc không tôn trọng đến một phần của cộng đồng.

Thứ năm là, thực hiện quy trình chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ các quy trình và quy định pháp lý khi đặt tên cho địa danh mới.

Chúng ta cần rất chú ý trong việc tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương. Tham vấn cộng đồng là cách tốt nhất để bảo đảm rằng quyết định đặt tên đơn vị hành chính mới được đưa ra dựa trên ý kiến và nhu cầu của cộng đồng, thể hiện sự tôn trọng quan điểm và nguyện vọng của những người sống trong khu vực đó.

Để việc đặt tên mới không gây ra những rắc rối giấy tờ và hỗ trợ quá trình sáp nhập một cách thuận lợi, trước khi thực hiện việc sử dụng lại tên gọi, chúng ta phải thông báo và giải thích cho cộng đồng về lý do và ý nghĩa của việc này để giúp tạo ra sự hiểu biết và chấp nhận từ phía cộng đồng.

Thêm vào đó, chắc chắn là chúng ta cần bảo đảm rằng việc sử dụng lại tên gọi được thực hiện thông qua các quy trình chặt chẽ, phù hợp; bảo đảm các thông tin liên lạc như địa chỉ, hồ sơ đăng ký đất đai, khai sinh, kết hôn… của đơn vị hành chính mới được cập nhật và phản ánh đúng tên gọi mới để tránh gây nhầm lẫn và rắc rối khi liên lạc với đơn vị hành chính mới.

Ghép cơ học sẽ tạo ra những cái tên không phù hợp, vô hồn

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu, thực tế trước đây khi tiến hành sáp nhập các địa phương thường có việc lấy tên của đơn vị này ghép với đơn vị kia, với mong muốn cả hai đơn vị đều vẫn giữ được một phần tên trong tên mới.

Trong một số trường hợp, tên mới nhận được sự ủng hộ của người dân, nhưng cũng có không ít trường hợp không tạo được sự đồng thuận. Hay có trường hợp người địa phương này thích tên này nhưng địa phương kia lại không thích.

Theo ông, tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập rất quan trọng và gắn liền với các yếu tố văn hóa, truyền thống, thói quen của người dân. Việc quan trọng nhất trước khi đặt tên mới cần tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, coi trọng ý kiến của người dân. Bởi nếu chỉ ghép tên đơn vị hành chính mới một cách cơ học, đơn giản sẽ không phản ánh được truyền thống lịch sử, văn hóa, thậm chí tạo ra những cái tên không phù hợp, vô hồn.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng việc sử dụng lại tên gọi này không gây ra rắc rối giấy tờ và hỗ trợ quá trình sáp nhập một cách thuận lợi. Thêm vào đó, cần bảo đảm rằng việc sử dụng lại tên gọi được thực hiện thông qua các quy trình chặt chẽ, phù hợp; bảo đảm các thông tin liên lạc như địa chỉ, hồ sơ đăng ký đất đai, khai sinh, kết hôn… của đơn vị hành chính mới được cập nhật và phản ánh đúng tên gọi mới để tránh gây nhầm lẫn và rắc rối khi liên lạc với đơn vị hành chính mới. Gia Huy

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội
TIN LIÊN QUAN

Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị sáp nhập đơn vị hành chính không giải thể Tổ dân cư

Vương Trần |

Cử tri tỉnh Long An kiến nghị khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, không nên giải thể Tổ dân cư, vì khi giải thể thì lãnh đạo địa phương sẽ khó nắm được tâm tư nguyện vọng của Nhân dân.

Chính sách với người tinh giản biên chế do dôi dư sắp xếp lại đơn vị hành chính

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Chính sách với người tinh giản biên chế do dôi dư sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã hiện nay được quy định thế nào?

Quy định số lượng cán bộ xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã năm 2024

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Số lượng cán bộ xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã năm 2024 là bao nhiêu người? Khi cải cách tiền lương, cán bộ xã được hưởng những phụ cấp nào?

Công nhân đội nắng, đẩy nhanh tiến độ dự án gần 500 tỉ đồng trên Quốc lộ 6

Minh Nguyễn |

Dưới cái nắng gay gắt và trong những ngày nghỉ lễ, các công nhân vẫn miệt mài thi công để đảm bảo tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình.

Nắng nóng gay gắt kỷ lục kéo dài đến bao giờ?

AN AN |

Sáng nay - 28.4, cơ quan khí tượng đã cập nhật mức độ nắng nóng và dự báo diễn biến tiếp theo của đợt nắng kỷ lục.

Công ty lữ hành ‘lời ít lỗ nhiều’ vì đổi lịch nghỉ lễ sát ngày

Chí Long |

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 được điều chỉnh kéo dài, đồng nghĩa mở ra cơ hội tăng doanh thu du lịch. Nhưng nhiều công ty, đại lý du lịch “lực bất tòng tâm”, không kịp xoay xở thay đổi hoàn toàn kế hoạch đã xây dựng từ trước.

Cựu sếp nữ cấp sở ở TPHCM nhận 1,9 tỉ đồng trong vụ AIC để bỏ qua sai sót

Việt Dũng |

Bà Trần Thị Bình Minh - cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM - biết dự án đầu tư điều chỉnh giá là sai sót, song do bản thân sắp về hưu, cùng với việc được Phó Tổng Giám đốc AIC tác động, biếu tiền nên bỏ qua.

Giải pháp để hàng Việt Nam tìm được chỗ đứng trên sàn thương mại điện tử

Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội |

Sau bài viết: "Hàng nhập khẩu được miễn thuế đổ bộ Tiktok shop, Shopee, hàng nội bị đè bẹp" đăng trên Báo Lao Động ngày 27.4, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội đã có bài viết gửi đến Báo Lao Động chia sẻ thêm góc nhìn về chủ đề thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt.

Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị sáp nhập đơn vị hành chính không giải thể Tổ dân cư

Vương Trần |

Cử tri tỉnh Long An kiến nghị khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, không nên giải thể Tổ dân cư, vì khi giải thể thì lãnh đạo địa phương sẽ khó nắm được tâm tư nguyện vọng của Nhân dân.

Chính sách với người tinh giản biên chế do dôi dư sắp xếp lại đơn vị hành chính

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Chính sách với người tinh giản biên chế do dôi dư sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã hiện nay được quy định thế nào?

Quy định số lượng cán bộ xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã năm 2024

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Số lượng cán bộ xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã năm 2024 là bao nhiêu người? Khi cải cách tiền lương, cán bộ xã được hưởng những phụ cấp nào?