Đắk Nông vận động nhiều nguồn lực hỗ trợ các hộ dân phải di dời do sạt lở

Tiến Thoại |

Lực lượng chức năng các cấp tại Đắk Nông đã vận động các tổ chức, cấp hội và nhiều nguồn lực khác để hỗ trợ các hộ dân phải di dời do mưa lũ, sạt lở.

Chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng mưa lũ

Sau đợt mưa kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay (ngày 8.8), tỉnh Đắk Nông liên tiếp xảy ra tình trạng sạt lở đất. Các vị trí sạt lở nghiêm trọng nhất xảy ra tại bon Bu Krắc, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức; bon N’Ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong và đường Hồ Chí Minh, đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa.

Tại 3 khu vực sạt lở nói trên, có hơn 120 hộ dân phải di dời. Trong đó, xã Quảng Sơn di dời 34 hộ dân, xã Quảng Trực di dời 71 hộ dân, phường Nghĩa Thành di dời gần 20 hộ dân.

Lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân bon Bu Krắc, xã Quảng Trực di dời tài sản. Ảnh: Sao Mai
Lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân bon Bu Krắc, xã Quảng Trực di dời tài sản. Ảnh: Sao Mai

Theo UBND xã Quảng Sơn, ngày 8.8, xã đã kêu gọi vận động và trao hơn 1 tấn gạo cùng nhiều nhu yếu phẩm khác cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ trên địa bàn.

Ông Trần Nam Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong cho biết, huyện đã vận động 34 hộ dân ở vùng nguy hiểm, trực tiếp chịu ảnh hưởng của dòng chảy tại đập Đắk N’Ting di dời về nơi an toàn.

Theo ông Thuần, các hộ đều chọn phương án về nhà người thân ở tạm. Dù vậy, huyện đã chỉ đạo các cấp, thường xuyên theo dõi, có biện pháp hỗ trợ, động viên các hộ dân phải di dời.

Còn ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết, đến nay, huyện đã di dời 71 hộ tại 3 buôn thuộc xã Quảng Trực bị ảnh hưởng do các vết nứt đất, có nguy cơ sạt lở.

Theo ông Phú, đa số các hộ dân được di dời đều về nhà người thân tá túc. Còn lại khoảng 20 hộ được đưa về một trường học trên địa bàn xã Quảng Trực.

Để hỗ trợ cho các hộ dân phải di dời, ông Phú cho biết, chính quyền địa phương đã vận động các đoàn thể, tổ chức, cấp hội và các nhà hảo tâm ủng hộ nhu yếu phẩm, gạo, nước…đảm bảo sinh hoạt cho bà con.

Tại thành phố Gia Nghĩa, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông, lãnh đạo Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố Gia Nghĩa cũng thường xuyên thăm hỏi, trao tặng nhu yếu phẩm và tiền mặt để hỗ trợ các hộ dân phải di dời do sạt lở trên địa bàn.

Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Đến chiều 8.8, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông vẫn đang xem xét tờ trình của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này về việc: Ban bố tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra tại đập thủy lợi Đắk N’Ting, xã Quảng Sơn.

Cùng ngày 8.8. Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông đã có văn bản chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Theo văn bản, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông yêu cầu UBND tỉnh này chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để kịp thời cảnh báo về nguy cơ lũ lụt, sụt lún, sạt lở đất.

Đồng thời kiên quyết di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Lực lượng chức năng huyện Tuy Đức cắt cử nhân sự túc trực, cảnh báo người dân tại khu vực nguy hiểm. Ảnh: Sao Mai
Lực lượng chức năng huyện Tuy Đức cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm. Ảnh: Sao Mai

Theo ông Trần Nam Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, hiện lực lượng chức năng của huyện đang phối hợp, túc trực tại đập 24/24 nhằm chủ động theo dõi diễn biến, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Ông Thuần cho biết, ngoài 34 hộ đã di dời, còn 140 hộ ở vùng hạ lưu đập Đắk N’Ting sẽ bị ngập nếu đập Đắk N’Ting vỡ.

Tuy nhiên, cả 140 hộ này chủ yếu ở nhà rẫy để trông coi, chăm sóc cây cối. Do đó, lực lượng chức năng đã vận động bà con chủ động đưa người già, phụ nữ, trẻ em và tài sản về nhà chính.

Còn ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho rằng, hiện lượng mưa trên địa bàn đã giảm đáng kể. Các vết nứt đất tại bon Bu Krắc chưa có diễn tiến mới. Dù vậy, lực lượng chức năng của huyện vẫn phải đề cao cảnh giác, thường xuyên túc trực để đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo ông Phú, hiện đoàn chuyên gia của ngành địa chất đang khảo sát, quan trắc tại bon Bu Krắc để làm rõ nguyên nhân gây nứt đất. Khi có kết quả quan trắc, phía huyện sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp để ứng phó.

Tiến Thoại
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn tại tỉnh Lào Cai

MINH HÀ |

Hôm nay (8.8), tỉnh Lào Cai tiếp tục xuất hiện mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các sườn dốc.

Chuyên gia “bắt bệnh" nứt đất, sạt lở liên tiếp tại Đắk Nông

Tiến Thoại |

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các chuyên gia vừa có buổi việc với UBND tỉnh Đắk Nông để tìm nguyên nhân, hướng khắc phục tình trạng sạt lở tại tỉnh này.

Sạt lở đất xuất hiện tại Cao Bằng, Bắc Kạn

Tân Văn |

Sau những ngày mưa liên tiếp, các điểm sạt lở đã xuất hiện tại 2 tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta.

Ba thế hệ gia đình dành cả cuộc đời để nuôi giữ chim trời

PHƯƠNG ANH |

Hy sinh nguồn lợi từ mảnh vườn để các loài chim trời trú ngụ, 100 năm qua cả 3 thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn thay nhau túc trực, bảo vệ các loài chim trời. Nhờ đó góp phần bảo vệ hệ sinh thái của các loài động vật.

4 cán bộ ở Thái Bình bị bắt vì đánh bạc: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang rất bối rối

Hà Vi |

Thái Bình - 4 cán bộ thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình vừa bị bắt quả tang hành vi đánh bạc trong thời gian dẫn đội bóng nhi đồng U11 toàn quốc diễn ra tại Đắk Lắk.

Quy chuẩn 06 về an toàn phòng cháy khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Quy chuẩn QCVN 06:2022 về an toàn phòng cháy cho nhà và công trình gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng việc hoặc giải thể.

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng

Phan Tuấn |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 8.8 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét. sự cố gây thiệt hại về tính mạng của nhân dân.

Sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, đừng đổ lỗi cho tự nhiên

Minh Hà |

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sạt lở đất. Ngoài yếu tố tự nhiên do mưa lớn kéo dài làm bão hòa đất, tác động của con người từ việc phá rừng làm đất ở, xây nhà cửa, công trình, đường sá sai quy hoạch cũng đã làm thay đổi cấu trúc bề mặt, gây sạt lở, trượt lở đất.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn tại tỉnh Lào Cai

MINH HÀ |

Hôm nay (8.8), tỉnh Lào Cai tiếp tục xuất hiện mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các sườn dốc.

Chuyên gia “bắt bệnh" nứt đất, sạt lở liên tiếp tại Đắk Nông

Tiến Thoại |

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các chuyên gia vừa có buổi việc với UBND tỉnh Đắk Nông để tìm nguyên nhân, hướng khắc phục tình trạng sạt lở tại tỉnh này.

Sạt lở đất xuất hiện tại Cao Bằng, Bắc Kạn

Tân Văn |

Sau những ngày mưa liên tiếp, các điểm sạt lở đã xuất hiện tại 2 tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta.