Chuyên gia “bắt bệnh" nứt đất, sạt lở liên tiếp tại Đắk Nông

Tiến Thoại |

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các chuyên gia vừa có buổi việc với UBND tỉnh Đắk Nông để tìm nguyên nhân, hướng khắc phục tình trạng sạt lở tại tỉnh này.

Nguyên nhân gây sạt lở

Trong buổi làm việc với tỉnh Đắk Nông vào chiều 7.8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các chuyên gia đã đưa ra các nhận định về nguyên nhân sạt lở đất, ảnh hưởng đến đập thủy lợi Đắk N’Ting (huyện Đắk Glong) và đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thành phố Gia Nghĩa).

Nhận định về nguyên nhân sạt trượt tại đập thủy lợi Đắk N’Ting, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Thái (thành viên đoàn công tác) cho rằng, nguyên nhân chính gây ra các vết nứt và các khối dịch chuyển đất chủ yếu vẫn do mưa.

Lực lượng chức năng kiểm tra tình hình sạt lở tại đập Đắk N'Ting. Ảnh: Cường Mai
Lực lượng chức năng kiểm tra tình hình sạt lở tại đập Đắk N'Ting. Ảnh: Cường Mai

Theo ông Thái, qua thống kê, lượng mưa lớn nhất của tháng 7 hàng năm tại Đắk Nông chỉ khoảng 400mm. Tuy nhiên, lượng mưa đo được trong tháng 7 năm nay tại Đắk Nông đã hơn 700mm.

Ông Thái nhận định, lượng mưa tăng nhiều đã làm tăng mực nước ngầm và làm giảm kết cấu của đất. Do đó, tỉnh Đắk Nông cần khảo sát kỹ lưỡng phạm vi khối trượt, có đánh giá chính xác chiều sâu của mực nước ngầm nhằm đưa ra giải pháp lâu dài.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Châu Lân, Giảng viên Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội) cho biết, ông có cảm giác các bên liên quan chưa khảo sát kĩ vị trí hai mái đập tại đập thủy lợi Đắk N'Ting.

Theo ông Lân, khi đào vào mái dốc phải có biện pháp bảo vệ mái dốc đó. Nếu mất chân mái, sẽ kéo theo hiện tượng tạo ra vết nứt, gây tích lũy nước cục bộ. Về lâu dài, vết nứt sẽ rộng hơn.

Ông Lân cho rằng, trước mắt có thể khoan sâu vào quả đồi đang sạt, trượt bên đập thủy lợi Đắk N’Ting nhằm tạo dòng chảy nước thoát ra, hạn chế lớp đất sạt trượt xuống dưới. Về lâu dài, cần phải gắn các mốc quan trắc để theo dõi tốc độ sạt trượt, sử dụng biện pháp hạ tải, sử dụng kè bằng công nghệ mới để bảo vệ an toàn công trình đập Đắk N’Ting.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Hùng (chuyên gia trong đoàn công tác) cho rằng, nếu đập Đắk N’Ting vỡ sẽ rất nghiêm trọng. Do đó, biện pháp an toàn cho đập nhanh nhất, an toàn nhất là phải hạ mức nước chứa. Tuy nhiên, cái khó là phải xả đúng thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho các hồ đập phía dưới.

Cần tính toán giải pháp thoát nước

Đối với vị trí sụt lún ở đường Hồ Chí Minh, đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, các chuyên gia cho rằng việc này cũng có yếu tố liên quan đến thoát nước. Vì vậy, cần thiết phải bóc bỏ đường và làm lại từ dưới lên. Tuy nhiên, khi làm lại đường cần chú ý gắn các rọ đá để thoát nước.

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Gia Nghĩa bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Thanh Bình
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Gia Nghĩa bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Thanh Bình

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Hùng cho rằng muốn sửa phần đường hỏng trên QL 14, cứu lấy những đoạn chưa hỏng phải xử lý ngay tụ thủy. Nếu không làm được, nguy cơ sẽ hỏng hết những đoạn đường còn lại khi thời tiết bất thường, mưa nhiều.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh Đắk Nông công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Ảnh: Cường Mai
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh Đắk Nông công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Ảnh: Cường Mai

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông phải đặt vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng của người dân lên trên hết. Tỉnh Đắk Nông cần ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai, để có giải pháp khẩn cấp ứng phó, xử lý.

Đồng thời, tỉnh Đắk Nông phải tính toán lại kịch bản vỡ hồ. Nếu trường hợp hồ vỡ, mức độ thiệt hại phía hạ du như thế nào. Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông phải rà soát, di dời hết người và tài sản ở phía hạ du ra khỏi vùng nguy hiểm để giảm thiệt hại.

Tiến Thoại
TIN LIÊN QUAN

Vụ sạt lở mỏ titan khiến 4 công nhân tử nạn: Chưa đủ căn cứ xác định có dấu hiệu tội phạm hay không

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Vụ sạt lở mỏ titan Nam Suối Nhum khiến 4 công nhân tử vong hồi tháng 10.2022 nhưng đến nay, việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan không giám định được nên chưa đủ căn cứ xác định vụ sạt lở trên có dấu hiệu của tội phạm hay không?

Sạt lở đập thủy lợi ở Đắk Nông: Chỉ có 15 ngày vàng để cứu công trình

Tiến Thoại |

Sau khi quan sát tình hình sạt lở tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, chỉ có thời gian 15 ngày để cứu đập thủy lợi Đắk N’Ting của tỉnh Đắk Nông.

Điểm sạt lở đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Đắk Nông xuất hiện dòng nước ngầm

Tiến Thoại |

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận đoạn sạt lở trên đường Hồ Chí Minh (phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) xuất hiện một dòng nước ngầm chảy qua.

Bên trong nhà tập thể cũ cơi nới giá chỉ nhỉnh hơn 1 tỉ đồng

Lan Nhi |

Nhiều căn nhà tập thể cũ ở Hà Nội có giá bán hơn 1 tỉ đồng đang nhận được sự quan tâm của người dân vì mức giá phù hợp với túi tiền nhưng cũng có không ít trường hợp mua xong phải bán gấp, bán tháo.

TPHCM hỗ trợ người dân đổi giấy tờ có liên quan tên đường Võ Nguyên Giáp

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau khi một phần Xa lộ Hà Nội đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp, UBND TPHCM yêu cầu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất, hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Người dân vùng bán ngập Hồ Núi Cốc thấp thỏm trong mùa mưa bão

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Mỗi năm vào mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng bán ngập của Hồ Núi Cốc lại thấp thỏm, lo âu khi nước hồ dâng cao tràn vào nhà gây thiệt hại hoa màu, tài sản.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Vụ sạt lở mỏ titan khiến 4 công nhân tử nạn: Chưa đủ căn cứ xác định có dấu hiệu tội phạm hay không

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Vụ sạt lở mỏ titan Nam Suối Nhum khiến 4 công nhân tử vong hồi tháng 10.2022 nhưng đến nay, việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan không giám định được nên chưa đủ căn cứ xác định vụ sạt lở trên có dấu hiệu của tội phạm hay không?

Sạt lở đập thủy lợi ở Đắk Nông: Chỉ có 15 ngày vàng để cứu công trình

Tiến Thoại |

Sau khi quan sát tình hình sạt lở tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, chỉ có thời gian 15 ngày để cứu đập thủy lợi Đắk N’Ting của tỉnh Đắk Nông.

Điểm sạt lở đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Đắk Nông xuất hiện dòng nước ngầm

Tiến Thoại |

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận đoạn sạt lở trên đường Hồ Chí Minh (phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) xuất hiện một dòng nước ngầm chảy qua.