Dai dẳng tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng cảnh quan Quốc lộ 28

Phan Tuấn |

Tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng ven Quốc lộ 28, trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông diễn ra đã lâu. Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức cưỡng chế, giải tỏa nhưng người dân hủy hoại rừng, tái lấn chiếm đất rừng dai dẳng.  

Nhiều người dân vẫn bám trụ trên phần đất rừng đã được chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế, giải tỏa. Ảnh: Bảo Lâm
Nhiều người dân vẫn bám trụ trên phần đất rừng đã được chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế, giải tỏa. Ảnh: Bảo Lâm

Đất rừng bị lấn chiếm

Qua kiểm kê, rà soát, UBND huyện Đắk Glong xác định có 133 hộ dân đã lấn chiếm trên 35ha rừng thông dọc Quốc lộ 28. Từ năm 2022 đến nay, huyện Đắk Glong đã tổ chức 3 đợt cưỡng chế, giải tỏa được 27ha.

Sau đó, phần diện tích này được cơ quan chức năng bàn giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý, trồng lại rừng. Hiện vẫn còn khoảng 20 trường hợp với 8ha đất rừng chưa được giải tỏa.

Trong năm 2022, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn đã tiến hành trồng mới 53,94ha rừng thông. Trong đó, có 21,7ha vừa được UBND huyện Đắk Glong cưỡng chế, giải tỏa.

Việc trồng khôi phục lại rừng thông ở đây nhằm tạo cảnh quan, trả lại màu xanh vốn có cho ven Quốc lộ 28 đoạn qua địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình trạng người dân hủy hoại rừng ở khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Bằng chứng là trong năm 2023, tại những khu vực huyện Đắk Glong đã cưỡng chế xảy ra 6 vụ hủy hoại cây thông mới, gây thiệt hại khoảng 4.000 cây thông non.

Mặt khác, cũng có một số trường hợp người dân tái lấn chiếm đất rừng để dựng nhà tạm, ở. Đơn cử như trường hợp gia đình bà T.T.H từng dựng nhà trên đất rừng thông ven Quốc lộ 28 nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn để sinh sống.

Năm 2022, UBND huyện Đắk Glong tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất rừng dọc Quốc lộ 28 nơi mà gia đình bà H được xác định đã lấn chiếm, sử dụng. Thế nhưng, gần 1 năm trôi qua, hiện nay, gia đình bà H vẫn tiếp tục bám trụ lại phần đất mà huyện Đắk Glong tổ chức cưỡng chế.

Hiện nhiều thành viên trong gia đình bà H đang ở trong căn nhà gỗ, mái lợp tôn và phủ bạt xung quanh.

Theo bà H, cách đây hơn 10 năm, gia đình bà đã mua 1,1 sào đất từ người dân địa phương. Năm 2013, hai vợ chồng đưa nhau lên khu đất này dựng nhà để ở. Lúc đó, cây cối xung quanh còn nhiều và cũng không ai nói là đất của Nhà nước quản lý. Đến năm 2019, bà H lên xã xin được sửa chữa căn nhà cũ thì được địa chính quyền địa phương thông báo là đất của Nhà nước.

Sau đó, chính quyền địa phương lập biên bản rồi tổ chức cưỡng chế. Theo bà H, sau khi bị cơ quan chức năng cưỡng chế nhưng do không có chỗ để ở nên gia đình bà tiếp tục bám trụ lai nơi đây.

Người dân quay trở lại nơi đã bị cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để dựng nhà tạm sinh sống trên đất rừng. Ảnh: Bảo Lâm
Người dân quay trở lại nơi đã bị cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để dựng nhà tạm sinh sống trên đất rừng. Ảnh: Bảo Lâm

Dai dẳng xử lý vi phạm

Theo UBND huyện Đắk Glong, phần đất địa phương đã tổ chức cưỡng chế từng là đất rừng thông cảnh quan Quốc lộ 28. Hiện nay, phần đất này được giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý, bảo vệ.

Trước đó, vào năm 2015, UBND tỉnh Đắk Nông đã bóc tách hơn 162ha rừng, đất rừng giao cho Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ thuê để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ quản lý không tốt, nên phần lớn đất dự án bị người dân lấn chiếm. Đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi dự án, giao lại cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý.

Theo ông Lê Đình Tuấn - Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, hiện nay, nhiều diện tích thông non mới trồng đã bị phá hoại và cơ quan chức năng đang điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với phần đất bị cưỡng chế, giải tỏa, có một số trường hợp người dân đã gửi đơn ra tòa án xem xét, xử lý. Cũng có một số trường hợp thì quay lại dựng nhà cửa, không chịu rời đi.

“Việc các chủ rừng trước đây buông lỏng quản lý đã khiến cho địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết hậu quả một cách triệt để” - ông Tuấn chia sẻ.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông chậm xử lý tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Các cấp ngành, địa phương ở tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều quyết định hành chính buộc người dân phải khắc phục hậu quả đã dựng nhà, lấn chiếm đất rừng trái phép. Thế nhưng, hiện đang có rất nhiều hộ dân không chấp hành quy định, thậm chí còn có  trường hợp còn cơi nới diện tích vi phạm.

Cưỡng chế công trình xây dựng trên đất rừng ở Lâm Đồng

Phan Tuấn |

UBND xã N’Thol Hạ đã phối hợp với các đơn vị chức năng huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tổ chức cưỡng chế một căn nhà của người dân xây dựng trên đất rừng.

Đắk Nông chỉ đạo xử nghiêm tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên chỉ đạo công ty lâm nghiệp, địa phương cần kiên quyết xử lý các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất rừng và xây dựng nhà trái phép trên đất rừng.

Ghé ngôi làng miền sơn cước, khám phá văn hóa Tày ở Hà Giang

Phùng Minh |

Làng văn hóa du lịch thôn Hạ Thành được ví như bức tranh thiên nhiên trong trẻo, êm ả trên vùng đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái bị truy tố sau nhiều lần kêu oan

Nhóm Phóng viên |

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành cáo trạng vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng – nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái. Ông Hùng bị cáo buộc là “người khởi xướng” trong vụ án khai thác tài nguyên trái phép xảy ra tại xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình tố tụng, ông Hùng không nhận tội và liên tục kêu oan.

Doanh nghiệp bảo hiểm Đức gia hạn bảo hiểm đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Công ty bảo hiểm Đức Allianz và Munich Re gia hạn bảo hiểm cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 - 5 nguồn tin am hiểu về vấn đề này tiết lộ.

Nghệ An: Yêu cầu chấm dứt chèo kéo dịch vụ trước trung tâm hành chính công

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh yêu cầu không để người dân tụ tập bán hàng, chèo khách thực hiện các dịch vụ trước Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An.

Tăng dựng đứng, giá vàng có thể phá mức cao nhất mọi thời đại?

Khương Duy |

Theo Kitco, một số dữ liệu kinh tế kém tươi sáng của Hoa Kỳ đã gây áp lực lên chỉ số USD và khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, thúc đẩy giá vàng và bạc. Đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam), kim loại quý thế giới đã chọc thủng ngưỡng  2.000 USD/ounce.

Đắk Nông chậm xử lý tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Các cấp ngành, địa phương ở tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều quyết định hành chính buộc người dân phải khắc phục hậu quả đã dựng nhà, lấn chiếm đất rừng trái phép. Thế nhưng, hiện đang có rất nhiều hộ dân không chấp hành quy định, thậm chí còn có  trường hợp còn cơi nới diện tích vi phạm.

Cưỡng chế công trình xây dựng trên đất rừng ở Lâm Đồng

Phan Tuấn |

UBND xã N’Thol Hạ đã phối hợp với các đơn vị chức năng huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tổ chức cưỡng chế một căn nhà của người dân xây dựng trên đất rừng.

Đắk Nông chỉ đạo xử nghiêm tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên chỉ đạo công ty lâm nghiệp, địa phương cần kiên quyết xử lý các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất rừng và xây dựng nhà trái phép trên đất rừng.