Chuyên gia cảnh báo về đỉnh dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội

Khánh Linh |

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội liên tục lập đỉnh trong hơn 1 tháng nay và đã ghi nhận 3 ca tử vong. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán, trong khoảng tháng 10, tháng 11, số lượng bệnh nhân còn tăng cao hơn nữa.

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng. Chỉ tính riêng trong tuần qua (11-17.9), trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện.

Trong đó, huyện Phú Xuyên là địa bàn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết nhiều nhất trong tuần vừa qua, với 163 ca. Tiếp đến là Hoàng Mai (136 ca), Cầu Giấy (134 ca), Hà Đông (132 ca), Đống Đa (125 ca), Đan Phượng (122 ca), Thanh Oai (119 ca), Thanh Trì (104 ca)...

Cũng theo thống kê, tính từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. Số ca mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong cũng ghi nhận con số tương tự khi so với cùng kỳ năm 2022.

Trao đổi với PV, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: “Hiện số bệnh nhân sốt xuất huyết chiếm 1/3 số ca bệnh đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận khoảng 15-20 ca bệnh. Những ca này đa số là các ca bệnh nặng, có dấu hiệu cảnh báo và có các biểu hiện sốc hoặc xuất huyết nặng”.

Theo ông Cường, các bệnh nhân nằm cấp cứu trong tình trạng có biểu hiện chảy máu, xuất huyết tiêu hoá hoặc có biểu hiện suy đa phủ tạng. Một số trường hợp có biểu hiện sốc, giảm thể tích vì máu bị cô đặc.

Tính đến nay, đã ghi nhận có 3 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Đa số những trường hợp này có điểm chung là được đưa đến bệnh viện khi đã quá muộn và bệnh nhân có những biểu hiện nặng như sốc và suy đa phủ tạng.

Các bệnh nhân hiện đang điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai, ngoài dấu hiệu cảnh báo thì còn có dấu hiệu trên một số cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, hoặc các bệnh nhân mắc bệnh nền như bệnh phổi, bệnh thận hoặc bệnh ung thư thì đó là những đối tượng cần theo dõi đặc biệt.

“Năm nay là một trong những năm bệnh sốt xuất huyết đến khá sớm và hiện tại đã chạm đỉnh. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán, trong khoảng tháng 10, tháng 11, số lượng bệnh nhân còn tăng cao hơn nữa.

Sốt xuất huyết xuất hiện trên những người đang khoẻ mạnh, bình thường và diễn biến rất nhanh. Theo đặc tính của bệnh, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 là giai đoạn sốt và từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm.

Cho nên người bệnh phải hết sức lưu ý trong những ngày này, nếu có các dấu hiệu cảnh báo như sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc có biểu hiện chân tay lạnh, tụt huyết áp... phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời” - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Về mặt sinh bệnh học, vị bác sĩ lưu ý có 2 cơ chế trong sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu và vấn đề thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, dẫn đến hiện tượng cô đọng máu rồi tụt huyết áp và đi vào sốc. Đáng nói, 2 cơ chế này không đi đôi với nhau, có nhiều trường hợp dù tiểu cầu chưa hạ nhưng đã rơi vào trạng thái nguy hiểm.

“Đang mùa mưa, là điều kiện để muỗi sinh sản, phát triển. Cũng là mùa mà học sinh, sinh viên các trường tập trung về trường học, các khu nhà trọ, các khu đông dân cư là điều kiện để các ổ dịch bùng phát.

Bên cạnh Hà Nội, hiện các tỉnh lân cận cũng đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết. Bệnh này hiện chưa có vaccine, lại diễn biến hằng năm nên người dân cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh, đồng thời giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để cho muỗi sinh sôi này nở dễ phát tán bệnh” - vị chuyên gia nói thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Hết đau mắt đỏ tới sốt xuất huyết, nguy cơ dịch chồng dịch hiện hữu

Thùy Linh |

Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết và đau mắt đỏ đều đang có xu hướng gia tăng ở Hà Nội. Đây đều là những loại bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan trong cộng đồng, dễ bùng phát thành dịch nếu người dân không có các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh, nhiều ca bệnh chuyển nặng

Khánh Linh |

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang tăng nhanh về số ca bệnh. Trong đó, nhiều ca bệnh nặng phải nằm điều trị tại các bệnh viện.

Phần lớn ca sốt xuất huyết tại Quảng Ninh có tiền sử đi từ vùng dịch về

Đoàn Hưng |

Theo thông tin từ CDC Quảng Ninh, tính đến ngày 19.9, địa phương ghi nhận 129 ca mắc sốt xuất huyết tăng 12% so với cùng kỳ. Trong nửa đầu tháng 9, phần lớn số ca sốt xuất huyết có tiền sử đi từ các khu vực có ca bệnh sốt xuất huyết về (chủ yếu là Hà Nội).

Hải Dương ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết

Hoàng Khôi |

Ngày 20.9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết gia tăng, cảnh báo dấu hiệu cần phải cho trẻ nhập viện sớm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ: thường, cảnh báo và nặng. Ở mức độ thường phần lớn các trường hợp điều trị điều trị triệu chứng và theo dõi y tế chặt chẽ tại nhà. Còn ở mức độ cảnh báo và nặng bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện để xử lý và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện có xu hướng tăng nhanh trong những ngày qua. Thời điểm này, cả 2 cơ sở của bệnh viện có 157 ca sốt xuất huyết điều trị, trong đó 40 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, 1 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy.

Lao động Việt bị thương trong vụ cháy tại Đài Loan sẽ được bố trí việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan vừa ký Công văn mới nhất bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc).

Nên cho cư dân để xe ở hầm chung cư mini khi kiểm tra xong!

Xuyên Đông |

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 24.9, ông Bùi Xuân Thái - Trưởng Ban thông tin, truyền thông Hiệp hội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam (VFRA) cho rằng, sau khi cơ quan chức năng kiểm tra xong các quy định về phòng cháy chữa cháy thì nên cho cư dân ở chung cư mini để xe trở lại ở hầm chung cư.

Hết đau mắt đỏ tới sốt xuất huyết, nguy cơ dịch chồng dịch hiện hữu

Thùy Linh |

Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết và đau mắt đỏ đều đang có xu hướng gia tăng ở Hà Nội. Đây đều là những loại bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan trong cộng đồng, dễ bùng phát thành dịch nếu người dân không có các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh, nhiều ca bệnh chuyển nặng

Khánh Linh |

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang tăng nhanh về số ca bệnh. Trong đó, nhiều ca bệnh nặng phải nằm điều trị tại các bệnh viện.

Phần lớn ca sốt xuất huyết tại Quảng Ninh có tiền sử đi từ vùng dịch về

Đoàn Hưng |

Theo thông tin từ CDC Quảng Ninh, tính đến ngày 19.9, địa phương ghi nhận 129 ca mắc sốt xuất huyết tăng 12% so với cùng kỳ. Trong nửa đầu tháng 9, phần lớn số ca sốt xuất huyết có tiền sử đi từ các khu vực có ca bệnh sốt xuất huyết về (chủ yếu là Hà Nội).

Hải Dương ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết

Hoàng Khôi |

Ngày 20.9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết gia tăng, cảnh báo dấu hiệu cần phải cho trẻ nhập viện sớm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ: thường, cảnh báo và nặng. Ở mức độ thường phần lớn các trường hợp điều trị điều trị triệu chứng và theo dõi y tế chặt chẽ tại nhà. Còn ở mức độ cảnh báo và nặng bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện để xử lý và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện có xu hướng tăng nhanh trong những ngày qua. Thời điểm này, cả 2 cơ sở của bệnh viện có 157 ca sốt xuất huyết điều trị, trong đó 40 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, 1 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy.