Gia đình 4 người bị sốt xuất huyết, liên tục bị lại vì sống cạnh mương thối

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sống cạnh con mương ô nhiễm khiến 4/6 thành viên của một gia đình bị sốt xuất huyết, những người còn lại thì luôn luôn nơm nớp lo sợ.

Gia đình 6 người nhà bà Nguyễn Thị Miền hiện đang sinh sống tại ngõ 167 Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Những ngày này, khi Hà Nội ghi nhận con số kỷ lục về số ca mắc sốt xuất huyết thì gia đình bà cũng có tới 4/6 người bị căn bệnh truyền nhiễm này.

Bà Miền cho biết, dù trang bị đầy đủ thuốc xịt muỗi, thuốc bôi chống muỗi, mặc quần áo dài... song người nhà của bà vẫn bị mắc sốt xuất huyết.

"Sống cạnh con mương ô nhiễm hàng chục năm nay nên tôi và gia đình thường xuyên bị sốt xuất huyết, cứ khỏi là bị lại. Cả 4 người sống ở tầng 1 đều bị mắc bệnh, chỉ có 2 người sống ở tầng 2 là không bị" - bà Miền nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, con mương này hiện vẫn trong tình trạng ngập ngụa rác thải, khiến môi trường sống của người dân bên cạnh các khu vực này luôn trong tình trạng ô nhiễm. Hàng ngày, nước thải sinh hoạt được thải ra đây khiến dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Con mương ở Thuỵ Khuê ngập rác thải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Con mương ở Thuỵ Khuê có màu nước đen kịt, bốc mùi hôi . Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại con mương tại phố Thành Thái. Khu vực này luôn ngập túi nilong, chai nhựa,... Rác thải sinh hoạt bị xả thẳng xuống đây khiến con mương bốc mùi hôi thối, đen kịt, nổi bọt.

Những kênh, mương ngập ngụa rác thải, nước thải là môi trường lý tưởng để loăng quăng, bọ gậy phát triển. Khiến người dân có nguy cơ mắc sốt xuất huyết.

Rác thải ngập ngụa tại các con mương khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ nguy cơ mắc sốt xuất huyết.
Rác thải ngập ngụa tại các con mương khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác tải tập kết cạnh con mương.
Người dân luôn nơm nớp lo sợ bị sốt xuất huyết khi sống cạnh mương thối. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (8-15.9), Thủ đô đã ghi nhận 2.010 ca mắc sốt xuất huyết. Ca bệnh ghi nhận tại 29 quận, huyện. Số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp đôi so với các tuần cuối tháng 8 (khoảng 1.000 ca/tuần).

Các địa bàn ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết trong tuần là: Phú Xuyên (163 ca), Hoàng Mai (136 ca), Cầu Giấy (134 ca), Hà Đông (132 ca), Đống Đa (125 ca), Đan Phượng (122 ca), Thanh Oai (119 ca), Thanh Trì (104 ca).

Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong tương đương.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, Thủ đô đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng. Thế nhưng, kết quả kiểm tra, giám sát một số ổ dịch trong tuần vẫn ghi nhận chỉ số BI vượt ngưỡng nguy cơ từ 2 đến 3 lần.

Trong tuần tới, công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tiếp tục tập trung tại các ổ dịch ở các quận, huyện: Thanh Trì, Thanh Oai, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Hà Đông, Phúc Thọ.

CDC Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường các chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các xã, phường, thị trấn.

VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Thùy Linh |

Chỉ tính riêng trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần cuối cùng của tháng 8.2023.

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tránh biến chứng nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện sốt xuất huyết kịp thời. Nếu đúng bệnh này sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị theo phác đồ. Một số trường hợp có thể chữa tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế, với biện pháp chủ yếu là bù nước và điều trị triệu chứng.

Sốt xuất huyết có thể trở nên nguy hiểm hơn khi ở nhiệt độ cao hơn

TUỆ AN |

Trang Onlymyhealth đã chỉ ra một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học Rajiv Gandhi ở Kerala, phát hiện ra rằng khi nhiệt độ tăng có thể khiến virus sốt xuất huyết trở nên độc hại hơn.

Tin 20h: 3 điểm mới trong phương án cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh, có bệnh nhân nguy kịch phải thở máy; Những điểm mới trong phương án cải cách tiền lương; Dạy thêm học thêm nên biến mất khỏi môi trường học đường...

Tập đoàn Đất Xanh bị bán giải chấp gần 10 tỉ đồng cổ phiếu DXS

Anh Kiệt |

CTCP Tập đoàn Đất Xanh liên tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu DXS trong bối cảnh mã này vừa bị cắt margin.

Người phụ nữ đi xe máy chở 3 cháu nhỏ va chạm với xe tải, 2 người tử vong

Giang Đăng |

Lào Cai - Người phụ nữ điều khiển xe máy chở 3 cháu nhỏ bất ngờ xảy ra va chạm với xe tải khiến 2 nạn nhân tử vong.

Sân vận động Mỹ Đình sẵn sàng cho trận Hà Nội FC và Pohang Steelers

MINH DÂN - HOÀNG HUÊ |

Sân vận động Mỹ Đình sẽ là sân nhà của Hà Nội FC tại AFC Champions League 2023-2024.

HLV Hoàng Anh Tuấn giận dữ vì cầu thủ Olympic Việt Nam nhận thẻ

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn tỏ ra tức giận sau những sai lầm của tuyển Olympic Việt Nam trong trận thắng Mông Cổ 4-2 tại ASIAD 19.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Thùy Linh |

Chỉ tính riêng trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần cuối cùng của tháng 8.2023.

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tránh biến chứng nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện sốt xuất huyết kịp thời. Nếu đúng bệnh này sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị theo phác đồ. Một số trường hợp có thể chữa tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế, với biện pháp chủ yếu là bù nước và điều trị triệu chứng.

Sốt xuất huyết có thể trở nên nguy hiểm hơn khi ở nhiệt độ cao hơn

TUỆ AN |

Trang Onlymyhealth đã chỉ ra một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học Rajiv Gandhi ở Kerala, phát hiện ra rằng khi nhiệt độ tăng có thể khiến virus sốt xuất huyết trở nên độc hại hơn.