Chuyển đổi xanh trong nhiều lĩnh vực giao thông vận tải

Xuyên Đông |

Nhằm thực hiện chuyển đổi xanh, ngành giao thông vận tải đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan để góp phần bảo vệ môi trường.

Đường bộ nỗ lực "xanh hóa"

Theo thống kê, đường bộ chiếm tỉ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tới hơn 80% trong ngành giao thông vận tải. Do đó, thời gian qua các đơn vị đường bộ đã rất nỗ lực xanh hóa. Ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Quản lý & Điều hành Giao thông đô thị, Sở GTVT TP Hà Nội - cho biết, thành phố đặt mục tiêu đạt 100% xe buýt dùng điện, năng lượng sạch vào năm 2035.

Hiện Hà Nội có 1.905 xe buýt trợ giá với 281 xe dùng năng lượng sạch (139 xe CNG và 142 xe buýt điện) và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên. Đến nay, hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2.

Về hệ thống trạm sạc xe buýt điện, hiện nay mới chỉ có 2 vị trí lắp đặt của Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái VinBus, phục vụ cho 10 tuyến. Mỗi trạm sạc lần lượt có 32 trụ và 39 trụ sạc, công suất từ 120 - 150kWh, đáp ứng nhu cầu sạc 100% pin của toàn bộ xe.

Nhằm chuyển đổi xanh, Hà Nội đề xuất một số giải pháp gồm: Quán triệt, tuyên truyền về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện; hoàn thiện định mức, đơn giá cho các loại xe buýt xanh; áp dụng định mức, đơn giá tạm thời để đặt hàng xe buýt xanh trong thời gian chờ ban hành chính thức; đầu tư cơ sở hạ tầng xe buýt dùng điện, NLX...

Còn ông Lê Hoàn - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện TPHCM có 120 tuyến xe buýt với hơn 13.000 chuyến/ngày, vận chuyển khoảng 250.000 lượt hành khách/ngày.

Trong đó, có 546 xe điện/CNG (chiếm 24,7% tổng số xe), xe có thời gian sử dụng dưới 8 năm là 581 xe (chiếm 26,3%) và từ 8 năm trở lên là 1.628 xe.

Về định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng, từ năm 2025 - 2029 sẽ ưu tiên chuyển đổi phương tiện xe buýt sang xe điện. Trong giai đoạn quá độ của lộ trình chuyển đổi, có thể đầu tư, thay thế xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG trên các tuyến xe buýt hiện hữu.

Cảng biển, sân bay, đường sắt cùng chuyển đổi

Trao đổi về lộ trình xanh hóa cảng biển, thượng tá Vũ Anh Tuấn - Phó Ban chỉ đạo Cảng xanh của Tổng Công ty Tân Cảng - cho biết, Tổng Công ty Tân Cảng là nhà khai thác cảng lớn nhất Việt Nam với gần 60% thị phần.

Việc chuyển đổi xanh đã được Tân Cảng thực hiện từ lâu. Tất cả trang thiết bị dùng dầu diesel trong cẩu và ôtô đã chuyển gần hết sang dùng điện. Động cơ ôtô cũ thời kỳ đầu được nâng lên đáp ứng tiêu chuẩn Euro 3 rồi hiện tại là Euro 5.

Tổng Công ty cũng đã lắp đặt trên 400.000m2 pin mặt trời, công suất thu hoạch khoảng 80MW điện mặt trời. Phần lớn hoạt động vận tải đường bộ nội bộ được chuyển sang vận tải đường thủy.

Nhìn ở góc độ tổng thể, ông Lưu Quang Thìn - Vụ phó Vụ kế hoạch đầu tư, Bộ GTVT - cho biết, đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc. Thời gian tới các đơn vị tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc kết hợp đầu tư đồng bộ với hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên các tuyến cao tốc để hỗ trợ chuyển đổi phương tiện đường bộ.

Với đường sắt sẽ đầu tư các tuyến mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng, kết nối cảng hàng không; cải tạo, nâng cấp các tuyền đường sắt hiện có đồng bộ hạ tầng sử dụng điện, năng lượng xanh.

Với đường thủy nội địa tiến hành hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng, trong đó khuyến khích đầu tư cảng, luồng tuyến vận tải xanh với tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 10,8 tỉ USD; đến năm 2050 vào khoảng 4,48 tỉ USD.

Với hàng hải sẽ cải tạo nâng cấp các luồng hàng hải quan trọng. Tiếp tục phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Bà Rịa - Vũng Tàu; kêu gọi đầu tư cảng Cần Giờ, Vân Phong, các bến cảng Trần Đề phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó khuyến khích đầu tư cảng xanh với tổng mức đầu tư theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 4,16 tỉ USD; đến năm 2050 khoảng 6,65 tỉ USD.

Với hàng không sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng Thủ đô Hà Nội, vùng TPHCM; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu; kêu gọi đầu tư các cảng hàng không mới… với tổng mức đầu tư xanh theo ước tính của quy hoạch đến năm 2030 vào khoảng 17,1 tỉ USD; đến năm 2050 vào khoảng 21,06 tỉ USD.

Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi xanh trong giao thông sẽ không phải là con đường dễ dàng

Xuyên Đông |

Với mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, các ngành kinh tế của Việt Nam trong đó có giao thông vận tải đang nỗ lực chuyển đổi xanh. Thế nhưng quá trình chuyển đổi sẽ không hề dễ dàng.

Cần làm gì để chuyển đổi xanh được đồng bộ?

Hải Danh |

Để việc chuyển đổi xanh được thực hiện một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả cao, nhiều chuyên gia cho rằng cần ưu tiên thay đổi những lĩnh vực trọng điểm.

Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi xanh phương tiện giao thông

HẢI DANH |

Phương tiện giao thông xanh như xe máy điện, ôtô điện, xe buýt điện... đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người bởi những tác động tích cực của chúng tới môi trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thị phần xe xanh ngày một lớn mạnh cần thực hiện đồng loạt và có thêm các chính sách hỗ trợ.

Bão số 3 sắp đổ bộ, dự báo Hà Nội có mưa lớn, gió giật cấp 10 từ chiều nay

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết chiều nay 7.9, khi bão số 3 đổ bộ đất liền sẽ gây ra gió mạnh ở nhiều khu vực.

Người phụ nữ ngồi trên nắp capo xe ôtô chạy trên đường

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, lan truyền video về người phụ nữ ngồi trên nắp capo xe ôtô di chuyển qua nhiều tuyến phố.

VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Ông Kelly Wong vừa được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần VNG.

Danh sách 110 chuyến bay hủy, hoãn do bão số 3

Xuyên Đông |

Hơn 110 chuyến bay của Vietnam Airlines phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi.

Chuyển ôtô khỏi tầng hầm trước khi bão số 3 vào Hà Nội

Hà Anh |

Cơn bão số 3 có khả năng cao ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, do đó để tránh ôtô bị ngập nước trong tầng hầm chung cư, người dân đã chủ động đỗ ôtô lên chỗ cao.

Chuyển đổi xanh trong giao thông sẽ không phải là con đường dễ dàng

Xuyên Đông |

Với mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, các ngành kinh tế của Việt Nam trong đó có giao thông vận tải đang nỗ lực chuyển đổi xanh. Thế nhưng quá trình chuyển đổi sẽ không hề dễ dàng.

Cần làm gì để chuyển đổi xanh được đồng bộ?

Hải Danh |

Để việc chuyển đổi xanh được thực hiện một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả cao, nhiều chuyên gia cho rằng cần ưu tiên thay đổi những lĩnh vực trọng điểm.

Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi xanh phương tiện giao thông

HẢI DANH |

Phương tiện giao thông xanh như xe máy điện, ôtô điện, xe buýt điện... đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người bởi những tác động tích cực của chúng tới môi trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thị phần xe xanh ngày một lớn mạnh cần thực hiện đồng loạt và có thêm các chính sách hỗ trợ.