Chăm lo cho “Xóm Việt kiều”

AN LONG |

Hơn 70 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu là người Việt từ Biển Hồ (Campuchia) trở về quê sinh sống trong những căn nhà khang trang trên khu dân cư xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An). Từ Đường tỉnh 831 đi theo con lộ trải sỏi đỏ rộng rãi vào phía trong khu dân cư Vĩnh Bình khoảng vài trăm mét là đến dãy nhà mà người dân vẫn hay gọi vui là “xóm Việt kiều”. Đây là những ngôi nhà nghĩa tình mà Nhà nước xây dựng để bố trí cho các gia đình người Việt trở về từ Campuchia.

An cư nơi quê nhà

1 giờ chiều, trời nắng chang chang, tại “xóm Việt Kiều”, mấy đứa trẻ nhỏ xíu hồn nhiên vui vẻ chơi đùa, cười khúc khích trước hiên. Trong căn nhà nhỏ, một số người già nằm giữa nền nhà lát gạch hoa coi tivi mà móm mém nở nụ cười tươi. “Ngày trước nền đất, sàn gỗ cây tạm bợ chứ làm gì có gạch mát rượi thế này”, một bà cụ vui vẻ nói. Phía trước dãy đất trống đối diện, mấy người phụ nữ đang khom lưng, đội nón trở những mớ lục bình cho được nắng. Ông Tâng Văn Thọ, 63 tuổi, vừa đi cắt lục bình về cho biết, ở “xóm Việt kiều”, ai cũng nghèo “rớt mồng tơi”. Không có đất đai sản xuất nên cứ sáng sớm, hầu hết những người trẻ ở xóm đều đi cắt lục bình, làm hồ, bán vé số mưu sinh đến chiều tối mới về.

Ông Thọ là một trong số hộ dân người Việt từ Biển Hồ trở về sinh sống ở đây. Ông kể, năm 2005, cả gia đình gồm 10 người rời Biển Hồ về lại quê hương dựng nhà lá sống bấp bênh ở dọc các bờ kênh. Cuộc sống cứ vô định, nghĩ đến có căn nhà gạch để ở thì chỉ trong mơ. Nhưng rồi, giờ đây điều đó lại là sự thật, thậm chí một số người con của ông lập gia đình riêng cũng được Nhà nước xây dựng nhà ở trong xóm này. “Nhớ lại hồi xưa và nghĩ đến hiện tại mà nước mắt cứ ứa ra vì vui mừng”, ông Thọ xúc động kể.

Cách nhà ông Thọ vài căn, bà Nguyễn Thị Kiếm ngồi trên tấm phản gỗ tràm tự đóng để trước nhà nhìn trẻ con chơi đùa ngoài sân. Bà Kiếm năm nay hơn 70 tuổi, khuôn mặt gầy lộ rõ những vết chân chim, bàn tay chai sần còn hiển hiện những sự vất vả, gian truân. Như bà nói, gần cả đời người sống ở Biển Hồ rồi, khổ cực mưu sinh đã nếm trải đủ cả. Bà kể, chỉ biết gốc gác mình là người Việt, nhưng không biết ở tỉnh nào. Do khổ quá, 15 năm về trước, bà theo chồng và các con từ Biền Hồ trở về vùng đất Vĩnh Hưng, dựng nhà tạm ở trên đất của người dân cặp bờ kênh sống lay lắt. Trong câu chuyện, bà kể lại cảm giác vui sướng khi chuyển về căn nhà mới do Nhà nước cất cho, có điện nước đầy đủ ở khu dân cư Vĩnh Bình này. Mấy bữa đầu trong ngôi nhà mới cứ trằn trọc không ngủ được vì quá vui mừng. Về ở nhà mới được vài tháng, người chồng qua đời vì tuổi già. Trước lúc ra đi, ông vẫn mỉm cười nói: Thế là mãn nguyện rồi vì đã được ở trong căn nhà gạch.

Hằng ngày bà và hai đứa cháu lớn đi bán vé số, đứa nhỏ nhất đi chăn vịt thuê. Bà vẫn hay nói với hàng xóm, mình già rồi, chết không sợ mà chỉ lo cho mấy đứa cháu thơ dại mồ côi. "Cũng may, bây giờ 3 đứa cháu đã có căn nhà gạch để ở. Hy vọng từ sự tiếp sức của Nhà nước và tấm lòng của đồng bào, các cháu tui sau này sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn", bà kỳ vọng.

Ấm áp nghĩa tình quê hương

5 giờ chiều, khu dân cư Việt Kiều đông vui hơn bởi mọi người đã trở về sau một ngày mưu sinh vất vả ở nhiều nơi khác nhau từ Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Kiến Tường. Trên tay nhiều người còn cầm lỉnh kỉnh mớ thực phẩm mua ở chợ mang về cải thiện bữa ăn cho cả nhà.

Ghé thăm gia đình anh Trần Văn Tiến, 44 tuổi, hồi hương từ Biển Hồ về Vĩnh Hưng 14 năm trước. Nhờ có sức khỏe nên anh Tiến đi làm hồ. Việc làm lúc có lúc không, nhưng nếu có thì hiện nay một ngày công, anh được trả 200.000-300.000 đồng. Vào mùa lũ, ban đêm anh còn tranh thủ đi đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập.

Anh Tiến có 4 người con, 2 đứa lớn cũng đi làm phụ hồ, bán vé số mưu sinh phụ giúp gia đình. Vợ anh trước đây cũng đi cắt lục bình, bán vé số nhưng gần đây mới sinh con nhỏ nên ở nhà bán cà phê cho có đồng ra, đồng vào. Cuộc sống bươn chải vất vả mưu sinh nên nhìn ai ở đây cũng già trước tuổi, da thì rám nắng. Thế nhưng, “so với cái thời ở bên Biển Hồ thì cuộc sống ở đây tốt hơn rất nhiều. Đúng là không đâu ấm áp, nghĩa tình như ở quê hương mình”, anh Tiến chia sẻ.

Nghĩa tình anh Tiến nhắc đến chính là sự cưu mang, giúp đỡ của Nhà nước và đồng bào từ những ngày đầu các hộ dân từ Biển Hồ trở về cho đến nay. Các hộ về đây không có hộ khẩu, giấy tờ tùy thân nhưng vẫn được chính quyền, người dân cho mượn đất dựng nhà ở tạm dọc tuyến kênh. Những đứa trẻ ở khu dân cư Việt kiều được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuyên Bình dạy học xóa mù chữ. Nhờ đó, những năm qua, nhiều con em của các hộ Việt Kiều đã biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản.

Hồi hương gần 20 năm, nhưng sống tạm bợ ngoài ghe, ông Trần Văn Ngân, 51 tuổi chia sẻ: Có được như hôm nay là một sự đổi đời, còn trước đây cực khổ lắm. Với vai trò thành viên của Ban quản lý khu dân cư Việt Kiều, hàng ngày, ông Ngân vẫn thường nhắc nhở bà con chấp hành tốt quy định pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống hòa thuận, đoàn kết với người dân ở sở tại. Qua trò chuyện, ông Ngân luôn nói nhiều về ân tình của quê hương và nhắc nhau ghi nhớ nghĩa tình của bà con, đồng bào quê mình.

Bà Huỳnh Thị Vàng, 60 tuổi, cho biết thêm: Ngoài được hưởng chính sách nhà ở của Nhà nước, hàng năm vào dịp Tết, các hộ dân được chính quyền địa phương vận động hỗ trợ tiền ăn Tết. Tùy từng năm, nhưng số tiền trao cho 1 gia đình cũng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Mặt khác, cứ hàng năm Tết đến, các hộ dân còn được mạnh thường quân, tổ chức đến cho quần áo, các nhu yếu phẩm như gạo, bột ngọt, đường, mắm, muối. Có năm được tặng nhiều, có hộ xài 2 tháng mới hết.

Nói về chuyện đón Tết, ông Thọ, ông Ngân, anh Tiến, bà Vàng đều cho biết: Năm nay do dịch bệnh, đời sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn do việc làm mướn ít, bán vé số có một thời gian phải tạm dừng. Tuy nhiên, sẽ cố gắng, chăm chỉ lao động  để có cái Tết vui vẻ, đầm ấm.

Ông Nguyễn Anh Thy - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình - cho biết thêm: “Bà con ở đây đều nghèo nên chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Đợt dịch COVID-19 này, các hộ dân Việt Kiều cũng gặp nhiều khó khăn do một thời gian không có việc làm nên chính quyền địa phương và các ngành chức năng ở tỉnh cũng vận động mạnh thường quân tặng gạo và các nhu yếu phẩm để giúp bà con có được cái Tết ấm cúng nơi quê nhà”.

AN LONG
TIN LIÊN QUAN

“Tắc” ở cửa khẩu, Long An đau đầu tiêu thụ hàng ngàn tấn thanh long

An Long |

Long An - Những ngày qua, việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc bị ùn tắc tại cửa khẩu khiến việc tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi hơn 3.000 tấn thanh long đang tồn kho tại Long An chưa có đầu ra thì chỉ trong vài ngày tới, tỉnh này sẽ có thêm hàng ngàn tấn thanh long đến kỳ thu hoạch khiến địa phương đau đầu tìm đường tiêu thụ giúp nông dân.

Vượt qua COVID-19 ở Long An: Sự góp công của những chiếc “loa phường”

AN LONG |

Long An là một trong những bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng cũng là tỉnh tiên phong ở khu vực ĐBSCL mở cửa, tái hoạt động sản xuất sau thời gian siết chặt thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch. Trong nhiều giải pháp, hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương đã phát huy hiệu quả cao trong phòng, chống dịch, nhất là đối với người dân vùng nông thôn, biên giới, người lớn tuổi.

Long An: Lập hồ sơ xử phạt 7 đối tượng có hành vi xuất cảnh trái phép

AN LONG |

Long An - Ngày 31.12, thông tin từ Đồn Biên phòng Long Khốt (Biên phòng Long An) cho biết, đã lập hồ sơ xử phạt 7 đối tượng có hành vi xuất cảnh trái phép sang Campuchia.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

“Tắc” ở cửa khẩu, Long An đau đầu tiêu thụ hàng ngàn tấn thanh long

An Long |

Long An - Những ngày qua, việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc bị ùn tắc tại cửa khẩu khiến việc tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi hơn 3.000 tấn thanh long đang tồn kho tại Long An chưa có đầu ra thì chỉ trong vài ngày tới, tỉnh này sẽ có thêm hàng ngàn tấn thanh long đến kỳ thu hoạch khiến địa phương đau đầu tìm đường tiêu thụ giúp nông dân.

Vượt qua COVID-19 ở Long An: Sự góp công của những chiếc “loa phường”

AN LONG |

Long An là một trong những bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng cũng là tỉnh tiên phong ở khu vực ĐBSCL mở cửa, tái hoạt động sản xuất sau thời gian siết chặt thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch. Trong nhiều giải pháp, hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương đã phát huy hiệu quả cao trong phòng, chống dịch, nhất là đối với người dân vùng nông thôn, biên giới, người lớn tuổi.

Long An: Lập hồ sơ xử phạt 7 đối tượng có hành vi xuất cảnh trái phép

AN LONG |

Long An - Ngày 31.12, thông tin từ Đồn Biên phòng Long Khốt (Biên phòng Long An) cho biết, đã lập hồ sơ xử phạt 7 đối tượng có hành vi xuất cảnh trái phép sang Campuchia.