Bông hoa ban Điện Biên rực rỡ của tháng Năm

AN LÊ |

Điện Biên - miền hoa ban của núi rừng Tây Bắc - là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa như thiên nhiên hùng vĩ, lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc, đất đai phì nhiêu. Năm xưa, nơi đây làm nên chiến công Điện Biên Phủ “lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu”. Còn bây giờ, trở lại vùng đất này, chúng ta sẽ thấy Điện Biên có nhiều thế mạnh để vươn lên mạnh mẽ bằng du lịch.

THẤM THOẮT 70 NĂM

Vượt qua con đèo Pha Đin lừng lẫy, đi dọc các vùng đất từ huyện Tuần Giáo đến thành phố Điện Biên Phủ, đâu đâu cũng ngập tràn một màu xanh cây trái, giữa đại ngàn và trên phố trắng sắc hoa ban. Vùng đất bao quanh cánh đồng Mường Thanh bây giờ đã rất khang trang cho dù đó bản làng hay vùng đô thị.

Nơi đây, niềm tự hào của quá khứ và tương lai vẫn đan xen chằng chịt. Lời kể về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, rồi những năm đầu sau Giải phóng Điện Biên với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương”, những chiến sĩ Điện Biên trở lại chiến trường xưa để bước vào trận chiến mới là xây dựng Điện Biên trở nên giàu mạnh.

Từ đó đến nay đã trải qua 70 năm, đúng một vòng “thất thập cổ lai hy” của đời người. Điện Biên bây giờ là đô thị “anh cả đỏ” của vùng Tây Bắc, với cảng hàng không Điện Biên hiện đại cùng hệ thống đường xá thuận lợi, kết nối mảnh đất lịch sử giàu tiềm năng du lịch với các miền của Tổ quốc.

Điện Biên có sự phát triển tăng tiến mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước tạo đột phá vào mũi nhọn du lịch và dịch vụ... Năm 2023 cũng là năm đầu tiên du lịch Điện Biên đón trên 1 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỉ đồng...

Điện Biên có vị trí địa chính trị quan trọng. Đây là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc - Lào. Điện Biên có đường hàng không đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và đang trong lộ trình mở đường bay quốc tế tới Lào, Campuchia hay Myanmar.

Khát vọng, tầm nhìn cho Điện Biên đổi mới, phát triển xứng tầm đã được đặt ra trong quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá và là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng.

Trong quy hoạch có tầm nhìn đến năm 2050 này, Điện Biên chú trọng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên 3 thế mạnh cơ bản là du lịch lịch sử văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe.

Chính vì thế, Điện Biên đang phát triển trục động lực theo Quốc lộ 279, tuyến cao tốc Điện Biên - Sơn La - Hà Nội gắn với Cảng Hàng không Điện Biên. Trục này là tuyến giao thông tạo sự kết nối mạnh mẽ, thông suốt giữa Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và sang Trung Quốc, Lào thông qua các cửa khẩu Tây Trang, Huổi Puốc, A Pa Chải.

Hệ thống giao thông tốt là con đường dẫn đến thành công của mọi lĩnh vực. Lãnh đạo tỉnh Điện Biên hiểu rõ điều đó nên coi sự phát triển của trục giao thông xương sống cho mọi kế hoạch phát triển ở hiện tại và tương lai, giống như con đường tiếp vận mà hàng vạn dân công đã đi để làm nên chiến thắng của 70 năm trước.

NIỀM HÃNH DIỆN CỦA NGƯỜI TÂY BẮC

Trở lại Điện Biên hôm nay, chúng ta sẽ về một địa chỉ đỏ của du lịch lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng đã để lại cho Điện Biên một quần thể di tích như: Chiến trường Điện Biên Phủ với 45 di tích thành phần, với các địa danh như Đồi A1, cầu Mường Thanh, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Hầm De Castries, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ...

Bên cạnh đó là những địa chỉ du lịch lịch sử mới như: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hệ thống nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1, Him Lam, Độc Lập, Tông Khao...

Với những tiềm năng, lợi thế riêng có đó, ngành du lịch Điện Biên có nhiều cơ hội phát triển bền vững. Mảnh đất này đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền núi Tây Bắc và của cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Vinh quang Điện Biên Phủ không chỉ có ý nghĩa to lớn giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, ý chí quật cường của các thế hệ cha anh mà còn khẳng định ý nghĩa vĩ đại về phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Nhưng Điện Biên đâu chỉ có thế mạnh du lịch lịch sử. Mảnh đất có cánh đồng lúa đứng đầu trong 4 bình nguyên bằng phẳng, đất đai phì nhiêu được nêu trong câu tục ngữ “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” này còn là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, tạo nên di sản văn hoá đa dạng và đồ sộ.

Về du lịch văn hóa, Điện Biên hiện có 33 di tích văn hóa vật thể được xếp hạng (trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh). Bên cạnh đó, Điện Biên còn có 18 Di sản văn hóa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong số này, có 2 di sản được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Di sản nghệ thuật Xòe của dân tộc Thái và Di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam). Ở Điện Biên những ngày lịch sử này, đâu đâu cũng rộn ràng điệu Xoè cũng như âm thanh đàn tính tẩu cùng tiếng hát Then mừng chiến thắng.

Ngoài ra, Điện Biên còn có thế mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch khám phá. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, hấp dẫn về phong tục, tập quán, sản xuất, sinh hoạt, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống của Điện Biên hiện đang được bảo tồn, tôn vinh, phát triển, trở thành nét văn hóa đặc trưng như: Lễ hội Hoa Ban, lễ hội Thành Bản Phủ...

Non nước, hình sông dáng núi của Điện Biên cũng tạo nên nhiều danh thắng thiên nhiên tươi đẹp. Hồ Pá Khoang, hồ Huổi Phạ, động Pa Thơm, động Khó Chua La, động Pê Răng Ky, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, suối khoáng nóng U Va và Hua Pe, cảnh quan lòng hồ Thủy điện Sơn La, đèo Pha Đin, cao nguyên đá Tủa Chùa, điểm cực tây A Pa Chải... đều là những điểm đến hấp dẫn.

Đến với Điện Biên hôm nay, chúng ta còn được trải nghiệm sự kỳ vĩ của núi non hoang sơ, trùng điệp, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang cùng những lễ hội truyền thống. Lịch sử quá khứ, thành tựu hiện tại, kế hoạch tương lai, thiên nhiên, con người... tất cả đan xen, hòa trộn tạo nên một mảnh thổ cẩm sặc sỡ và quyến rũ của Điện Biên.

Bông hoa ban của bản Thái giờ đã trở thành bông hoa của Điện Biên, đã đi vào tiềm thức, đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc trên miền Tây Bắc, như một biểu trưng cho tình yêu bất diệt, thể hiện ước vọng ngàn đời của cộng đồng các dân tộc về hạnh phúc vĩnh cửu.

Trở lại Điện Biên những ngày này, thăm lại chiến trường xưa, chiêm ngưỡng con đèo Pha Đin ánh tím sắc hoa ban, ngắm nhìn những con đường rộng mở chạy khắp nơi trong tỉnh, nghe tiếng động cơ của máy bay thân lớn Airbus A321 hạ cánh xuống cảng hàng không Điện Biên, chúng ta biết rằng, Điện Biên đang cố gắng tạo ra một chiến công khác của chính mình.

Điện Biên Phủ khi xưa là niềm tự hào, là nguồn truyền cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức. Con giờ đây, Điện Biên chính là niềm hãnh diện của các đồng bào dân tộc ở vùng núi rừng Tây Bắc.

AN LÊ
TIN LIÊN QUAN

Trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử ở Điện Biên Phủ

Vân Hoa |

Chiến dịch “Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử” đã được thực hiện trong ngày 21.4, tại thành phố Điện Biên Phủ với 1.000 cây hoa ban được trồng tại những di tích quan trọng: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.

Say đắm Điện Biên mùa hoa ban nở

Hương Chi |

Tháng 3, những cánh rừng hoa ban bung nở tô điểm thêm cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất Điện Biên một thuở “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho một chuyến đi về nguồn đáng nhớ.

Mùa hoa ban tô sắc màu Tây Bắc giữa lòng thủ đô

Hương Chi |

Cứ đến cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi Hà Nội tạm biệt những cơn gió lạnh tê tái và màu trời bàng bạc trầm lặng của mùa Đông cũng là lúc nhiều con đường Thủ đô xuất hiện sắc hồng tím mộng mơ của hoa ban.

Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca

Hà Lê |

Hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca COVID-19 được vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Lộ trình chi tiết các đoàn diễu binh, diễu hành Điện Biên Phủ

NHÓM PV |

Ngày mai (7.5), sau lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn diễu binh, diễu hành sẽ đi từ sân vận động tỉnh Điện Biên đến ngã tư điểm giao giữa đường Hoàng Văn Thái và Võ Nguyên Giáp rồi chia thành 3 tuyến đi dọc theo các con phố chính.

Điện Biên Phủ và bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Vương Trần |

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - có bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng".

Loạt xe tải trọng lớn ở Thái Bình dừng hoạt động sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh tình trạng các xe có trọng tải lớn hoạt động với tần suất liên tục, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, UBND thị trấn Tiền Hải đã tiến hành làm việc với nhà thầu thi công, yêu cầu đơn vị thi công chuyển sang chở vật liệu, cát san lấp bằng phương tiện tải trọng nhỏ, phù hợp.

Ông Đặng Văn Minh bị bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã biểu quyết thông qua việc bãi nhiệm chức vụ đối với ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử ở Điện Biên Phủ

Vân Hoa |

Chiến dịch “Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử” đã được thực hiện trong ngày 21.4, tại thành phố Điện Biên Phủ với 1.000 cây hoa ban được trồng tại những di tích quan trọng: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.

Say đắm Điện Biên mùa hoa ban nở

Hương Chi |

Tháng 3, những cánh rừng hoa ban bung nở tô điểm thêm cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất Điện Biên một thuở “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho một chuyến đi về nguồn đáng nhớ.

Mùa hoa ban tô sắc màu Tây Bắc giữa lòng thủ đô

Hương Chi |

Cứ đến cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi Hà Nội tạm biệt những cơn gió lạnh tê tái và màu trời bàng bạc trầm lặng của mùa Đông cũng là lúc nhiều con đường Thủ đô xuất hiện sắc hồng tím mộng mơ của hoa ban.